kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai dưới góc nhìn pháp lý

  1. #1
    Trưởng Ban Phòng Chống Tội Phạm Hoàng Na's Avatar
    Tham gia ngày
    May 15th 2006
    Bài gởi
    54,879
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    2013

    Default Công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai dưới góc nhìn pháp lý

    Mới đây, Bộ trưởng bộ Thông tin & Truyền thông đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, dư luận đang rất xôn xao về vấn đề này.

    Mới đây, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhiều chuyên gia giảng dạy tiếng Anh tán đồng với đề xuất này, song cho rằng mọi thứ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng.

    Ảnh minh họa

    Nhiều năm du học ở nước ngoài, TS. Luật sư Hoàng Tám Phi tỏ ra khá trăn trở trước đề xuất mới của Bộ trưởng bộ Thông & Truyền thông. Theo ông Phi, hiện nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã công nhận tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai của nước mình. Nếu chúng ta thực hiện được đề xuất này sẽ đáp ứng được nhu cầu hội nhập với quốc tế.
    Tuy vậy, theo ý kiến chủ quan của TS. Hoàng Tám Phi, để đề xuất này được thực thi trên thực tế thì cần thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật và phải được nghiên cứu, cân nhắc một cách hết sức thận trọng, khách quan.
    Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình (đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: "Việc công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy mọi người siêng năng, trau dồi, học thêm tiếng Anh, đặc biệt là lớp trẻ. Đây sẽ là một thuận lợi để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Khi không còn bất đồng về ngôn ngữ, công dân Việt Nam cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài liệu về khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới".
    Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 5, Hiến pháp 2013 nước cộng hòa xã hội Việt Nam quy định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.

    Luật sư Diệp Năng Bình (đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh)

    Điều 29, BLTTHS năm 2015 cũng quy định: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch”.
    “Như vậy, chỉ khi sửa đổi Hiến pháp theo hướng Hiến pháp công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì lúc đó chúng ta mới hãy bàn tiếp đến chuyện sửa đổi lại các văn bản quy phạm pháp luật khác”, luật sư Bình nói.
    Giả sử tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, theo quan điểm của luật sư Bình thì việc đầu tiên là phải thay đổi chính sách, sửa đổi toàn bộ các hệ thống quy phạm pháp luật.
    “Theo đó, tất các các bậc học, các cơ quan quản lý phải dần chuyển sang giảng dạy, quản lý, làm việc một phần bằng tiếng Anh. Trong một số lĩnh vực thông dụng trong cơ quan hành chính; hoạt động giao tiếp trong công sở giữa chính quyền và người dân cũng dần phải chuyển sang sử dụng tiếng Anh…”, luật sư Bình nêu quan điểm.
    Tư Viễn
    Theo nguoiduatin
    Ta không sợ KẺ THÙ trước mặt,
    Nhưng Ta ngại tình CHIẾN HỮU sau lưng .
    Follow me on Flickr - Vinamaster
    Follow me on Youtube - Vinamaster

  2. Thanks nguacon, mít, tu kien, ryan3 thanked for this post
  3. #2
    mèo bé tí mít's Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 7th 2013
    Bài gởi
    3,940
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    136

    Default

    Ở châu Âu, học sinh đa số đều nói và viết được 3 - 5 ngôn ngữ : tiếng nước họ + Anh + Pháp + Đức + Ý + Tây Ban Nha.

    Chắc có lẽ họ nằm trong khối EU nên con em họ bắt buộc phải học để sau này có ngày sử dung khi tìm việc làm mong có cuộc sống khá hơn .

    Riêng Á châu mình, thì hãy nhìn Ấn Độ, dân nó học tiếng Anh khi rất nhỏ tuổi , và đây là môn bắt buộc . Kh nó lớn , nó ra nước ngoài làm việc, hay học tập thêm , hay nó làm việc ngay trong nước (outsourced comanpy from US) nó không bị sốc nặng . Nói chung là dễ cho việc đi kiếm cơm .

    Thì tại sao Việt Nam mình lại không ? Bây giờ các nước đang mang công ty của họ vào Việt Nam, Việt Nam sẽ cần số lượng lớn, nhất là những người thuộc managerial , supervisors , leaders . They must know English.


    "Việc công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy mọi người siêng năng, trau dồi, học thêm tiếng Anh, đặc biệt là lớp trẻ. Đây sẽ là một thuận lợi để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Khi không còn bất đồng về ngôn ngữ, công dân Việt Nam cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài liệu về khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới".

  4. Thanks Hoàng Na, ryan3 thanked for this post

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-01-2014, 13:49
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-26-2014, 12:29

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •