Tê chân tay như kim châm do tiểu đường: Đừng chủ quan, nguy cơ dẫn đến tàn phế



Tê bì chân tay là biểu hiện sớm nhất của biến chứng thần kinh ở người đái tháo đường do tình trạng đường máu cao kéo dài gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Khoảng 60% – 70% người bệnh tiểu đường gặp phải và mang theo nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi.



Tê bì tay chân - biểu hiện sớm của biến chứng thần kinh ở người đái tháo đường

Triệu chứng tê bì chân tay xuất phát từ những tổn thương của hệ thống thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm quá trình oxy hóa ở trong cơ thể bạn diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này làm gia tăng các gốc tự do, làm tổn thương tới hệ thống mạch máu và các dây thần kinh trong toàn cơ thể. Các sợi thần kinh bị tổn thương và nuôi dưỡng kém là nguyên nhân dẫn đến bệnh l‎ý thần kinh do đái tháo đường.



Tê bì tay chân – biểu hiện của biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Biểu hiện tê bì thường bắt đầu ở nơi xa tim nhất là các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó là cả bàn tay và bàn chân của bạn. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như ngứa ran, bỏng rát, đau đớn như có kim châm hoặc bị chuột rút, đôi khi có cảm giác như kiến bò ở tay…

Những lúc co mạch thì chân tay hơi tím lại. Người bệnh nhân bì ra thì không có cảm giác đau hay nóng lạnh, giả dụ như sờ vào hạt gạo, hạt sạn trên bàn thì không nhận biết được. Đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Các triệu chứng đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú khiến bạn khó chịu và mất ngủ.



Hậu quả hoại tử chi, cắt cụt chi – nỗi ám ảnh của người tiểu đường

Hậu quả đầu tiên của biến chứng thần kinh và mạch máu sớm nhất ở đái tháo đường đó là người bệnh phải chịu thiệt thòi, đau đớn, tê buốt, giảm chất lượng cuộc sống.

Nếu không để ý điều trị sớm, chứng tê bì đó sẽ nặng dần lên khiến người bệnh mất dần cảm giác, người bệnh không may va quệt vào vật gì đó sắc nhọn gây xước, rách da thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, đó là do đái tháo đường làm giảm dòng máu tới các chi. Khi nhiễm khuẩn lan rộng tới xương dẫn đến hoại tử, nếu không chữa được sẽ phải cắt cụt chi dẫn tới tàn phế.



Biến chứng tê bì chân tay dẫn đến hoại tử chi, cắt cụt chi

Nếu phải cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường, vết thương sau cắt rất khó lành mà còn có thể bị hoại tử tiếp và sẽ phải cắt cụt nhiều hơn, tháo khớp cao hơn. Có thể ban đầu chỉ là cắt cụt ngón chân, tiếp theo là cắt cụt bàn chân, rồi đến tháo khớp gối,… Như vậy, để bảo đảm sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân đái tháo đường, không bao giờ được quên việc điều trị sớm và dự phòng sớm các biến chứng thần kinh và mạch máu.

Ứng phó với chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường, tránh nguy cơ hoại tử chi, cắt cụt chi dẫn đến tàn phế

Điều trị biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường là một cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ của cả thầy thuốc và bệnh nhân.

Các bước điều trị đầu tiên là theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép. Việc làm giảm đường huyết, đưa đường huyết về ngưỡng an toàn là mục tiêu tiên quyết. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp cải thiện và làm chậm tiến triển của biến chứng tê bì tay chân, cũng như các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) giúp tăng lưu thông máu, đồng thời kích thích làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho đôi chân.



Vương Đường Khang
24h