kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Luật sư phải tố giác khi 'biết rõ' thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

  1. #1
    Trưởng Ban Phòng Chống Tội Phạm Hoàng Na's Avatar
    Tham gia ngày
    May 15th 2006
    Bài gởi
    54,480
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    2000

    Default Luật sư phải tố giác khi 'biết rõ' thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, về nguyên tắc, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm.

    Chiều 20/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 với tỷ lệ phiếu tán thành trên 88%.
    Theo Luật vừa được thông qua, trong một số trường hợp luật sư vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa.
    Cụ thể, luật quy định: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.
    Trình bày báo cáo giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết cơ quan này nhận thấy, về nguyên tắc, với tư cách công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay.
    Theo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, trong hơn 30 năm (từ 1985 đến 2015), chính sách của Nhà nước về trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác. Trách nhiệm này được điều chỉnh chung trong quy định có liên quan của Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999.
    Hidden Content
    Bà Lê Thị Nga. Ảnh: Quochoi
    Năm 2015, khi thông qua bộ luật Hình sự, Quốc hội đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm. Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng.
    Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha..., các nước này đều quy định trong những trường hợp nhất định luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, cộng đồng nhằm ngăn chặn hậu quả của tội phạm.
    Theo bà Lê Thị Nga, do đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội quan tâm nên sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cân nhắc kỹ nhiều mặt, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu một phần những ý kiến có liên quan, chỉnh lý quy định nêu trên theo hướng "thu hẹp hơn (so với Bộ luật 2015 - P.V) phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm".
    Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.
    Các Bộ luật và luật nói trên có hiệu lực từ 1/1/2018.
    Hidden Content
    Kết quả biểu quyết của Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015.
    Trước đó trong quá trình cho ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định liên quan đến trách nhiệm tố giác tội phạm của luật sư.
    Có ý kiến đề nghị giữ phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa như BLHS năm 2015 để bảo đảm nhất quán về chính sách hình sự, tăng cường trách nhiệm công dân của người bào chữa trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng.
    Ở chiều ngược lại, có ý kiến đề nghị không quy định Luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm và cho rằng, quy định này xung đột với điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bào chữa “không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa” và không tương thích với thông lệ quốc tế; không bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; không phù hợp với tính chất đặc thù của nghề luật sư, có thể dẫn đến mất niềm tin của thân chủ đối với luật sư...
    Về phía Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị 2 phương án:
    Phương án 1: chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người bào chữa trong trường hợp “không tiết lộ thông tin về tội phạm do chính người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 112 (Tội bạo loạn), Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và Điều 123 (Tội giết người) khi có căn cứ rõ ràng cho thấy tội phạm đó đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện mà cần thiết phải ngăn chặn hậu quả xảy ra”.
    Phương án 2: đề nghị bỏ khoản 3 Điều 19 của Bộ luật hình sự năm 2015.
    So sánh khoản 3, điều 19 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 trước và sau khi được thông qua.
    Dự thảo Luật trước khi được thông qua:
    "Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của bộ luật này".
    Dự thảo Luật được thông qua:
    "Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa”.

    Hoàng Thùy


    Theo vnexpress
    Ta không sợ KẺ THÙ trước mặt,
    Nhưng Ta ngại tình CHIẾN HỮU sau lưng .
    Follow me on Flickr - Vinamaster
    Follow me on Youtube - Vinamaster

  2. Thanks nguacon, Vua Thoi Nay thanked for this post
  3. #2
    Thành Viên Chính Thức nguacon's Avatar
    Tham gia ngày
    May 19th 2012
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Đất Nầy - This Planet Earth
    Bài gởi
    14,906
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    424

    Default

    "tội đặc biệt nghiêm trọng" là tội gì Hidden Content Hidden Content

  4. Thanks N/A, Vua Thoi Nay thanked for this post
  5. #3
    cn_yeu_quy
    Guest

    Default

    Hidden Content Nguyên văn bởi nguacon Hidden Content
    "tội đặc biệt nghiêm trọng" là tội gì Hidden Content Hidden Content
    Tôi mở miệng nói ..... Muốn thì phải điếc và câm :-( ...... Luật rừng để hành dân mà.

  6. Thanks Vua Thoi Nay, nguacon thanked for this post
  7. #4
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Nov 18th 2010
    Bài gởi
    141
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    16

    Default

    đây là đỉnh cao trí tuệ của quốc hội ta ,co 102 trên trái đất này thế mà các nghị ta cũng gật STUPID!!!!!!!!!!!! thế nào cũng bị dân chửi

  8. Thanks Vua Thoi Nay, nguacon thanked for this post
  9. #5
    Thành Viên Chính Thức Vua Thoi Nay's Avatar
    Tham gia ngày
    Apr 28th 2009
    Bài gởi
    303
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    24

    Default

    Luật sư dưới chế độ xhcn sắp hết làm ăn rồi ! đúng là đỉnh cao của loài khỉ.

  10. Thanks nguacon thanked for this post
  11. #6
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Dec 4th 2016
    Bài gởi
    39
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Chế độ cộng sản làm gì biết luật sư là gì, khi đụng chạm với chế độ tự do trg kinh doanh với thế giới thì bọn nó mới biết luật pháp là gì, vì chế độ cộng sản bọn nó chỉ biết luật rừng. Trong buôn thương với thế giới thì bọn nó cần luật sư để chạy tội ăn cắp, buôn lậu, đồ nhái...
    Còn trg nước bọn nó khg cần luật sư. Đạo luật bổ xung này chỉ có mục đích duy nhất là khi "cần thiết" ghép luật sư vào tội đồng lõa.

  12. Thanks nguacon thanked for this post
  13. #7
    Thành Viên Chính Thức uminhha4's Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 7th 2008
    Nơi Cư Ngụ
    Kăn ga ru
    Bài gởi
    3,175
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    269

    Default

    Ủa! Trong nước có luật sư hồi nào mà ra luật nào vậy ta? Nhớ sau ngày mất nước, bao nhiêu luật sư của VNCH phải "về vườn chăn vịt" nếu ai may mắn không vào lao tù cải tạo.

  14. Thanks nguacon thanked for this post

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-22-2016, 21:02
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-16-2016, 15:26
  3. Những kết luận mà không phải ai cũng biết!
    By hatat in forum Nghệ Thuật Sống
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 10-19-2011, 20:33
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-11-2010, 22:14

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •