(NLĐO) - Gà trống dù không có “súng ống” nhưng lại cực kỳ ham hố.

Cuốn sách thú vị về loài gà “Why Did the Chicken Cross the World” của tác giả Andrew Lawler đã mang lại cho độc giả nhiều phát hiện lý thú. Để có được những chất liệu tinh tế nhất, tác giả người Mỹ đã lăn lộn theo đuổi bước chân của những con gà từ những nơi xa xôi hẻo lánh nhất cho tới những bữa tối trên bàn ăn của người Mỹ.

Hidden Content
Một phụ nữ ở Anh đã đan những chiếc áo len tí hon để giữ ấm cho đàn gà của mình trong mùa đông. Ảnh: SWNS


Dưới đây là những khám phá hẳn sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải thích thú:
Đông vô đối
Với "dân số” 20 tỉ, số gà trên hành tinh của chúng ta luôn gấp ba lần con người. Không những thế, tất cả các loại mèo, chó, heo, bò và chuột cộng lại cũng chưa bằng số gà trên thế giới.
Ở đâu không có gà?
Miền đất duy nhất không có gà sinh sống là TP Vatican. Lục địa duy nhất không có sinh vật “ò ó o” này là Nam Cực.
Phận mạt
Theo luật liên bang Mỹ, gà nuôi lấy thịt không được coi là vật nuôi và thậm chí cũng không được xếp vào động vật.
“Bay” khắp thế giới
Dù hầu như không biết bay, gà lại được gọi là loài chim di trú nhiều nhất thế giới. Một con gà có thể cùng lúc “chu du” tới nửa tá quốc gia trên thế giới, thậm chí có thể hơn. Chẳng hạn, phần chân gà sẽ sang Trung Quốc, cẳng gà tới Nga, cánh tới Tây Ban Nga, ruột tới Thổ Nhĩ Kỳ, xương qua Amsterdam - Hà Lan để phục vụ món súp khoái khẩu ở xứ sở hoa tulip trong khi ức gà vào các tiệm ăn nhanh ở Mỹ.
Thần dược chữa bá bệnh
Thời Hy Lạp cổ đại, những người lâm bệnh nặng thường hiến tế gà trống cho thần Asclepius để cầu sức khỏe trở lại.
Ngày nay, khi bị ốm, người ta hay ăn súp gà. Thực tế trong thịt gà có những thành phần tốt cho người bệnh: thịt gà chứa cysteine, một amino acid vốn có trong thành phần tích cực của thuốc chứa bệnh viêm phế quản. Một nghiên cứu năm 2011 của một nhà vật lý học ở bang Iowa (Mỹ) đã cho thấy những người bệnh ăn súp gà bình phục nhanh hơn những người không ăn loại súp “thần kỳ” này.
Nguồn gốc
Những mẫu vật xương gà được tìm thấy ở phía Tây Nam Mỹ cho thấy người Polynesia đã tới Tân Thế giới ít nhất 100 năm trước nhà thám hiểm Columbus và họ đã nuôi gà ít nhất 100 năm trước nhà thám hiểm được ghi nhận là tìm ra châu Mỹ này.
Gà yêu như thế nào?
Gà trống không có dương vật. Chúng thụ tinh cho gà mái thông qua lỗ huyệt. “Các nhà sinh vật học không thể giải thích vì sao tiếng lóng được nhiều người yêu thích để gọi bộ phận sinh dục của nam giới lại sử dụng loài động vật không hề có bộ phận này”, tác giả Lawler dí dỏm.
Gà trống đa tình
Gà trống thường rất bừa bãi trong “chuyện ấy”. Chúng luôn thích tìm kiếm gà mái lạ hơn là những gà mái đã quen hơi. Các nhà khoa học gọi hành vi đó là “hiệu ứng Coolidge”, theo tác giả Lawler.
“Hiệu ứng Coolidge” bắt nguồn từ một câu chuyện liên quan tới vợ chồng Tổng thống Mỹ thứ 30 Calvin Coolidge. Trong các chuyến thăm tới một trang trại gà hồi những năm 1920, bà Coolidge vô tình để ý thấy một con gà trống lúc nào cũng bận rộn giao phối. Những cư dân tại trang trại nói với đệ nhất phu nhân rằng con gà trống này đạp mái cả tá lần mỗi ngày. “Nói chuyện này cho tổng thống khi ông ấy tới nhé”- đệ nhất phu nhân thầm thì.
Hidden Content
Tổng thống Mỹ thứ 30 Calvin Coolidge và phu nhân. Ảnh: Forbes Library

Khi nghe chuyện, tổng thống hỏi liệu con gà trống có “yêu” cùng một con gà mái không. Câu trả lời ông nhận được là không, bởi gà trống thích cảm giác lạ. “Nói điều này với bà Coolidge đi”- vị tổng thống đối đáp một cách hài hước.
Họ hàng với khủng long
Năm 2007, một đội khoa học đã trích xuất được protein từ một hóa thạch khủng long tyrannosaurus 68 triệu năm tuổi và thấy nó giống với protein của gà.
Gà trống ấp trứng
Những con gà được gọi là lưỡng tính sở hữu các bộ phận của cả con trống và con mái. Thế nên đôi khi chúng ta có thế bắt gặp những con gà bề ngoài trông giống gà trống nhưng lại đang say sưa ấp trứng. Người xưa đã đưa hiện tượng khác thường này vào những câu chuyện thần thoại, trong đó những con gà trống ấp trứng có thể nở ra thằn lằn hay rồng.
Đỗ Quyên (Theo Market Place)