PDA

View Full Version : Chuyện tình trong thế giới động vật



PN99
12-31-2009, 10:52
Chuyện tình trong thế giới động vật


Nhiều người cứ tưởng ta là động vật cao cấp nên chuyện yêu đương, tình dục kín đáo, lãng mạn nhất trái đất này. Lầm to! Thế giới động vật muôn màu, tình yêu, tình dục của chúng cũng đa dạng, phong phú, hóa ra “món ăn vị thuốc” lâu nay con người vẫn đang dùng xuất phát từ quan sát và học nhiều điều hay từ chúng.

Hãy bắt đầu bằng chim và bướm

Chim bồ câu được xem là loài có thị giác và khứu giác cùng bộ nhớ tuyệt vời. Vì thế người ta mới dùng chim đưa thư mà vẫn đúng địa chỉ. Chim trống đến kỳ “muốn” sẽ bay lượn và tiếp cận con mái. Sau khi đã “hợp nhãn” chúng mới tìm chỗ kín đáo làm tình. Chim câu âu yếm, hôn hít nhau khá lâu (có lẽ vì vậy mà các nhà tình dục học khuyên chúng ta nên có “khúc dạo đầu” dễ thương như vậy). Sau khi đã làm tình thì chúng là một cặp không tách rời. Khi chim mái đẻ và ấp trứng, chim trống đi kiếm mồi về nuôi vợ con. Nếu chẳng may một trong hai con bị chết thì con kia vẫn sống cô đơn khá lâu, thương nhớ nguôi ngoai mới “tục huyền”. Nếu nói về nụ hôn thì đầu bảng là loài vẹt ngực trắng (Trung Mỹ). Chúng ghì mỏ vào nhau, chạm lưỡi nhiều lần và khi vẹt cái ưng thuận thì vẹt đực còn mớm thức ăn cho bạn tình, sau đó chúng mới giao phối. Vẹt cái chỉ đẻ một trứng, khi nở thành con, cả hai cùng nhau chăm sóc con chứ không vô tình vô nghĩa như anh gà trống. Các nhà sinh vật học đã giải thích được chuyện giao phối cận huyết thống ở loài chim. Họ thấy rằng chúng có những cặp gen đồng hợp không gây biến dị.

Loài bướm “yêu” có khác một chút. Bướm cái trong ngày “muốn” sẽ tiết ra một chất thơm (pheromone). Chất thơm theo gió tỏa ra và các chú bướm đực cứ thế mà vào đường đua marathon bay tới. Chúng “gặp gỡ” nhau trên những tán lá rộng, sau ít giờ thì chàng mới bay đi.


http://img269.imageshack.us/img269/355/f70chuyentinhdongvat.jpg
Nàng bọ ngựa thường... xơi luôn chàng sau khi ân ái!.


Đến các động vật khác

Về tư thế giao phối, loài ếch được xem là hàng đầu mà loài người khối cặp bắt chước không được. Hai chân trước của ếch đực quặp chặt bạn tình, cả hai cùng bơi ra giữa ao, hồ, vừa bơi vừa “làm ăn” nhiều giờ, có người quan sát thấy chúng “làm ăn” tới hơn… 10 giờ liên tục, cho đến khi ếch đực phóng tinh để thụ thai cho hàng ngàn quả trứng.

Nhiều người cứ thắc mắc: vì sao quí ông ngâm rượu rắn độc để uống. Rắn đuôi chuông Crotalus polystictus là loài rắn độc thường không thiếu trong các bình rượu quí. Tại sao vậy? Bởi chúng có thể kéo dài cuộc giao phối tới… 22 giờ liên tục! Khi xem xét, các nhà khoa học phát hiện ra rắn độc có tới… 2 bộ phận sinh dục! Bên dự trữ làm nhiệm vụ tiếp ứng nếu bên đang hành động bị mỏi. Người xưa tin rằng, cơ thể loài bò sát này có một chất gì đó tráng dương dữ dội nên con đực mới có thể “làm ăn” vừa dẻo vừa dai kinh dị như thế. Ở Canada, còn có một loài rắn mà các nhà sinh vật học gọi chúng là “trụy lạc”. Một con rắn cái có thể “làm ăn” với chừng… 100 con đực! Chúng quấn lấy nhau và “ra vào” thoải mái.

Trong khi đó chung tình nhất là chim cánh cụt. Mỗi năm chúng chỉ ân ái 1 lần, mỗi lần chớp nhoáng có 2 – 3 phút để rồi năm sau mới gặp lại.

TS. Joe Hoffman tại Đại học Cambridge ở Anh quan sát những con hải cẩu và thấy rằng: hải cẩu cái sẵn sàng đi xa để kiếm bạn tình ưng ý. Còn những con đực thì cứ ở yên một chỗ, tăng cường sức lực để chờ ngày “dự tuyển”. Con cái đánh giá bạn tình qua thể chất, bộ phận sinh dục và cả… mùi. Các con đực ngon lành bao giờ cũng đến bãi đá vào mùa xuân, và có hàng trăm con cái theo đuổi. Chúng “đa thê” và không từ chối một con cái nào. Mỗi ngày chúng có thể làm tình với chừng 20 con cái và “dính” với nhau chừng 30 phút. Phải chăng vì thế mà thị trường luôn có “Hải cẩu hoàn”?. Tác giả chỉ thắc mắc là hải cẩu ở đâu mà lắm thế.

Không ở đại dương nhưng những chú chó nhà cũng khiến con người “nghiêng mình bái phục” về năng lực làm tình. Đến “ngày”, chó cái tiết ra một mùi đặc biệt và chó đực đến gần. Sau một hồi ư ử, vuốt ve, chúng giao phối rất chi là hiên ngang giữa đường giữa lối, đã thế còn kêu rên liên hồi. Cuộc giao phối của chú cẩu kéo dài từ 15 - 30 phút, bởi thế mới có chuyện hoàng cẩu thận dùng làm thuốc tráng dương cho mấy ông. Họ cho rằng, trong “kho vũ khí” của chú cẩu đã tiết ra một hóa chất không chỉ kéo dài thời gian mà còn dính như keo 502, khiến “chú” muốn giữ bạn tình bao lâu cũng được.

Kể chuyện tình của động vật mà quên mất chú dê là quí anh không hài lòng. Ông nào thấy hơi yếu một tý thường được bạn bè khuyên đi ăn lẩu dê. Cũng qua quan sát, bà con mình thấy chú dê đực trưởng thành sau một giấc ngủ sáng hôm sau đứng ở cửa chuồng, đánh hơi, biết “em” nào đang “sẵn sàng chiến đấu” mới “làm một nhát”. Chú “làm ăn” với chừng 20 “em” thì thường gia chủ cho “nghỉ mệt” nhưng trông vẫn chưa giảm phong độ. Vì thế, quí anh mới “máu mê” cái món “ngọc dương”. Tuy nhiên, dê đực hồi này hơi bị hiếm nên có khả năng các quán phải thế bằng “cái đó” của con vật khác. Cũng không loại trừ họ nhập khẩu “ngọc dương” phế thải của những nước khác về để mấy anh dùng như kiểu “tâm lý trị liệu”, anh nào thêm vài ly rượu vào chả thấy máu chảy rần rần rồi “giàu trí tưởng bở”.

Trong các động vật hoang dã thì cọp, sư tử vừa có thân hình to lớn vừa mạnh trong chuyện ấy. Chúng “làm ăn” ròng rã một tuần liên tục và “súng” luôn ở tư thế “sẵn sàng nhả đạn”. Có thể vì cọp được phong là “chúa sơn lâm” nên mấy ông mua pín cọp về ngâm rượu chứ không dùng “cái đó” của sư tử. Hươu cũng thuộc hàng “mạnh”, chúng đánh nhau dữ dội để tranh giành bạn tình, con nào thắng thì thỏa chí làm ăn, những con kia “đi chỗ khác chơi”.

Những “nữ chúa” tàn bạo

Lạ lùng và kinh khủng nhất là loài bọ ngựa. Đến mùa sinh sản “nàng bọ ngựa” phát ra tín hiệu gọi bạn tình. Các chú bọ ngựa đực tập trung lại, chờ đợi. Tuy nhiên “nữ chúa” này khá tàn bạo. Đang mê ly đưa “chàng lên chín tầng mây” nàng liền... cắn rụng đầu chàng nhai ngấu nghiến, hết đầu đến từng cái chân! Một “nàng bọ ngựa” có thể “xơi tái” chừng 3 - 4 “chàng”. Khi tôi kể chuyện với một số anh, có anh nói rằng: sau khi được một lần đã đời, chết vậy chả khác gì “thượng mã phong”, cũng đán(!).

Loài nhện Thomise khôn ngoan hơn, sau khi áp sát, ôm chặt bạn tình và “bắn” liên thanh bằng sạch “đạn” thì nó cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng để người tình không kịp xơi nó!

Những “vũ khí” xếp vào hàng “đặc biệt”

Nói ra chẳng ông nào thèm tin nhưng theo sách vở thì “súng ống” của cá voi thuộc hàng “đại bác”. Cá voi đực trưởng thành có “của quí” dài khoảng... 2,7m, đường kính phần gốc chừng 1m! Còn chú voi trong rừng thì đứng thứ nhì với độ dài khoảng 1,2m. Nếu ông nào định ngâm rượu cũng không kiếm ra bình nào chứa nổi.

Và giống đực mang bầu

Đó là con cá ngựa. Đến mùa sinh sản, con cái phóng trứng vào một cái túi trước ngực con đực (giống như tử cung). Thế là “chàng” bơm tinh dịch vào và “mang bầu” cho đến khi cá ngựa con ra đời.

Cá ngựa là vị thuốc bổ thận tráng dương nên hàng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 70 tấn.




Theo TS.BS. LÊ THÚY TƯƠI (SK&ĐS)