PDA

View Full Version : Chống chọi với nắng



PN99
04-12-2008, 17:06
http://www.vietfriendly.com/news/images/articles/2008_04/28336/629-01030748_12068620151.jpg

Làm cách nào để hạn chế bớt sự gay gắt của ánh nắng? Giữ thời gian luôn ở lúc ánh nắng dịu nhất - Cách tốt nhất nhưng không tưởng. Thế nên, sử dụng các biện pháp bảo vệ da khi ra đường vào ban ngày được coi là cách hữu hiệu. Nói chung, chúng ta phải loại bỏ những nhầm lẫn về làn da rám nắng và tìm cách để hạn chế những tổn thương do ánh nắng.

Tác hại của ánh nắng đối với da

Khi da bạn hấp thu ánh nắng mặt trời, những tia này thực sự làm hại DNA trong các tế bào da. Hư tổn này khiến các tế bào trở nên vô dụng. Những tế bào "thiểu năng" ấy không hoàn thành được bổn phận của mình và kết quả là giảm sự sản sinh collagen và elastin (những chất căn bản giúp da căng và mịn màng), làm mỏng lớp da trên cùng, loại bỏ những lớp da chết và làm tăng sắc tố da. Trong những trường hợp xấu nhất, những tế bào suy thoái này có thể trở thành tế bào ung thư.

Làm gì để hạn chế thương tổn?

Dù tin hay không thì một số dạng sản phẩm và biện pháp chăm sóc da có thể giúp bạn đối phó với những ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.

- Bôi kem chống nắng thường xuyên: giúp bảo vệ da khỏi những tổn thương sâu và hạn chế những thay đổi trên da có thể xảy ra. Thực tế, một nghiên cứu tại Australia đã chỉ ra rằng việc dùng kem chống nắng có thể ngăn cản sự hoạt động của các tế bào da có khả năng dẫn đến ung thư. Bạn nên dùng sản phẩm chống nắng hàng ngày có độ SPF thấp nhất là 15.

- Dùng dược phẩm có gốc vitamin A: Việc dùng thuốc tân dược Vitamin A như Retin A có thể làm đầy đặn những tế bào ở lớp da trên cùng, làm phục hồi collagen và elastin bị suy yếu, tăng sự lưu thông máu lên da và loại bỏ các tế bào chết. Trong số các sản phẩm có dẫn xuất vitamin A thì Retin A được ghi nhận là cho kết quả tốt nhất.

- Dùng trà xanh và vitamin C: Trà xanh và vitamin C là những chất chống ôxy hoá giúp trung hoà các tác dụng phụ có hại phát sinh trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo Viện da liễu Mỹ, các nghiên cứu về tác dụng của trà xanh cho thấy nó có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

- Điều trị chuyên khoa da liễu: Để chống lại những thay đổi về kết cấu và các đốm thay đổi sắc tố do ánh nắng mặt trời, một bác sĩ da liễu sẽ dùng công nghệ siêu mài mòn da (Microdermabrasion) và lột bỏ lớp biểu bì. Những phương pháp dùng tia laser có thể phát huy hiệu quả đối với những thay đổi này.

Cần làm gì khi bị cháy nắng?

- Làm mát làn da là việc đầu tiên cần làm. Bạn có thể dùng tấm gạc thấm nước, sữa hay những lát lô hội (nha đam) tươi để làm dịu vùng da bị cháy nắng.

- Uống Aspirin hay Advil: Đối với những vết cháy nghiêm trọng hơn, bạn có thể dùng 1 viên Aspirin hay Advil để giảm đau có liên quan đến cháy nắng và hạn chế sưng tấy.

- Thử bôi kem có chứa steroid: Steroid giúp giảm sự sưng viêm, vì thế bạn chỉ cần bôi một chút lên vùng da bị cháy nắng cũng có thể làm dịu chỗ đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, sử dụng thường xuyên steroid có thể dẫn đến da bị mài mòn và những ai phản ứng với steroid cũng nên cẩn trọng khi dùng.