PDA

View Full Version : Chúng ta đang “đổ tội” oan cho cholesterol trong thực phẩm



Hoàng Na
05-02-2021, 19:59
Cholesterol luôn là nỗi lo lắng về sức khỏe đối với nhiều người và chúng ta có lý do chính đáng để bận tâm như vậy.

https://vnreview.vn/image/21/94/35/2194352.jpg?t=1619793079092 Hơn 1/3 dân số Hoa Kỳ bị mắc cholesterol cao, yếu tố gây ra nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, hai căn bệnh dẫn đến tử vong hàng đầu tại quốc gia này. Những gì chúng ta ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, vì thế hoàn toàn hợp lý khi bổ sung thực phẩm chứa nhiều cholesterol sẽ làm tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, mối liên hệ diễn giải này chưa hẳn đơn giản như vậy.
Alice Lichtenstein, giám đốc Phòng thí nghiệm Dinh dưỡng Tim mạch của Đại học Tufts, Hoa Kỳ cho biết: "Tôi nghĩ đối với nhiều người thì phân tích như thế là hợp lý, mặc dù hiện nay phần lớn dữ liệu đặt trong bối cảnh lượng tiêu thụ thực phẩm hiện tại, cho thấy nhận định đó không thực sự đúng".
Lượng cholesterol trong thức ăn không nhất thiết sẽ chuyển thành lượng cholesterol trong mạch máu của chúng ta.
"Thủ phạm lớn hơn" mang tên lipoprotein tỷ trọng thấp
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ không chỉ định mức tối đa đối với lượng cholesterol mà một người nên hạn định trong chế độ ăn uống của họ. Những khuyến nghị trước đó đã bị loại bỏ trong ấn phẩm hướng dẫn 2015-2020 và không được đưa vào trong hướng dẫn chế độ ăn uống mới nhất được phát hành năm 2021. Lý do ở đây là: trong hầu hết trường hợp, thì lượng cholesterol nạp vào không thực sự là vấn đề.
Khi thảo luận về cholesterol trong chế độ ăn uống, Lichtenstein nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải xem xét lượng cholesterol mà mọi người thường ăn trong một ngày. Ủy ban về sức khỏe mà chuyên này tham gia đã đưa ra quyết định rằng khuyến nghị hướng dẫn chế độ ăn uống trước đây về việc hạn chế lượng cholesterol hàng ngày ở mức 300 miligam là không cần thiết. Tại sao lại như vậy? Bởi vì hầu hết chúng ta luôn làm điều đó. Theo Lichtenstein, phụ nữ tiêu thụ trung bình 250 miligam cholesterol mỗi ngày và nam giới là 350 miligam. Do đó, ủy ban không xem cholesterol là "chất dinh dưỡng cần chú ý đối với sức khỏe cộng đồng".
Một phân tích tổng hợp của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2019 đối với 50 nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa cholesterol trong chế độ ăn uống và nguy cơ tim mạch. Nếu cholesterol nạp vào làm tăng nguy cơ này, thì đó là khi mọi người đã ăn nhiều gấp 3 lần lượng trung bình cho phép.
Tiến sĩ Stephen Devries, giám đốc điều hành Viện giáo dục phi lợi nhuận Gaples tại Deerfield, Illinois, giải thích: "Ăn thực phẩm giàu cholesterol sẽ làm tăng cholesterol trong máu, thường đó là một lượng nhỏ nhưng vẫn đáng kể. Nhưng ảnh hưởng của việc ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol có thể không cao như người ta vẫn tưởng, vì phần lớn cholesterol trong máu thực chất là do cơ thể tự sản xuất ra". Khi bạn tiêu thụ nhiều cholesterol, cơ thể thường sẽ tự động tạo ra ít cholesterol hơn để cân bằng.

https://vnreview.vn/image/21/94/36/2194362.jpg?t=1619793310050
Trứng có ít chất béo bão hòa nhưng lại rất cao cholesterol. Thực phẩm này chiếm 1/4 lượng cholesterol trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Mối bận tâm lớn ở đây thật ra phải là những gì thường được phục vụ kèm với cholesterol: chất béo bão hòa. Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL, còn gọi là cholesterol "xấu"), gây tích tụ bên trong động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến tim và não, làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Devries nói: "Chất béo bão hòa là thủ phạm lớn hơn làm tăng cholesterol trong máu nói chung khi so với cholesterol có trong chế độ ăn thường ngày".
Vai trò của cholesterol trong cơ thể
Động vật, bao gồm cả con người tạo ra cholesterol để thực hiện một loạt các chức năng quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như tạo ra hormone sinh dục, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D và hình thành một phần của màng tế bào. Thực vật không tạo ra cholesterol, vì vậy cholesterol mà chúng ta có được từ chế độ ăn uống là từ các sản phẩm động vật, chủ yếu là thịt và sữa. Và đó là những nguồn cung cấp hàng đầu mang đến chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống - thứ mà Devries gọi là "làm tăng kép mức cholesterol trong máu".

https://vnreview.vn/image/21/94/33/2194337.jpg?t=1619793345451 Tuy nhiên, có một loại thực phẩm phổ biến đi ngược lại xu hướng này: trứng, loại thực phẩm ít chất béo bão hòa nhưng lại có hàm lượng cholesterol rất cao. Một quả trứng lớn chứa 1,6 gram chất béo bão hòa và 187 milligram cholesterol. Trên thực tế, trứng chiếm 1/4 lượng cholesterol trong chế độ ăn của người Mỹ.
Khoa học dường như không thể quyết định được trứng tốt hay xấu cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy ăn trứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong khi những nghiên cứu khác lại không. Một điều đôi khi bị bỏ sót trong nghiên cứu đó là những người tham gia thực nghiệm ngoài ăn trứng còn ăn thêm những gì khác hay không. Bản thân những quả trứng không chứa nhiều chất béo bão hòa, tuy nhiên những "người bạn đồng hành" của chúng trong bữa ăn sáng như thịt xông khói, xúc xích, pho mát thì lại có.
"Bây giờ chúng tôi nhận ra điều quan trọng hơn nhiều là phải nhìn vào các mô hình chế độ ăn uống, ‘một bức tranh toàn cảnh'. Bạn có thể bỏ sót nếu chỉ chú tâm đến từng loại thức ăn riêng lẻ mà không tính đến những thứ khác đi kèm với chúng", Lichtenstein nói.
Không phải tất cả các loại thực phẩm giàu cholesterol đều như nhau
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng điều quan trọng không chỉ là loại bỏ những thực phẩm được coi là không tốt khỏi chế độ ăn uống của bạn mà còn phải chú ý đến những gì bạn đang sử dụng để thay thế chúng.
Ví dụ, đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh tác động đến sức khỏe của chất béo bão hòa khi mà mọi người cắt giảm nó nhưng lại không để ý đến những thực phẩm mà mình sử dụng thay thế.
Devries cho biết: "Rủi ro của mọi yếu tố trong chế độ ăn uống đều bị phóng đại, rồi sau đó bỗng nhiên không mấy chú tâm đến nó nữa, và đó chính là câu chuyện của chất béo bão hòa. Nếu chất béo bão hòa được thay thế bằng carbs tinh luyện, như đường hoặc bánh mì trắng, thì sẽ chẳng mang lại lợi ích sức khỏe thực sự nào. Nếu chất béo bão hòa được thay thế bằng chất béo lành mạnh khác, thì sẽ có lợi ích sức khỏe rõ ràng với tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn".

https://vnreview.vn/image/21/94/35/2194358.jpg?t=1619793402026 Hải sản, đặc biệt là tôm có hàm lượng cholesterol tương đối cao. Động vật có vỏ và cá là nguồn cung cấp protein nạc tuyệt vời, đồng thời cung cấp axit béo omega-3 thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Vì thế, chúng là những sản phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ và thịt gia cầm.
Đối với trứng, Devries khuyên bạn nên ăn không quá 4 quả trứng đầy đủ mỗi tuần, nghĩa là, bao gồm cả lòng đỏ, nơi chứa gần như tất cả cholesterol, cùng với khoảng một nửa lượng protein.
Lichtenstein không quá lo lắng về vấn đề hạn chế ăn trứng đối với hầu hết mọi người, nhất là khi đây là một loại protein chất lượng cao dễ bảo quản và chế biến. Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng nếu bạn ăn trứng thường xuyên và không có mức LDL cao, bạn vẫn có thể tiếp tục giữ nguyên nếu muốn.
Các mô hình ăn uống lành mạnh
Có một số người nên cẩn thận hơn khi ăn trứng và các thực phẩm giàu cholesterol khác. Bao gồm những người có mức giới hạn cholesterol cao (trên 200 miligam/decilit) hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch, chẳng hạn như tiền sử gia đình hoặc quá mẫn cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống, có nghĩa là ngay cả ở mức sử dụng bình thường cũng có thể làm tăng mạnh mức cholesterol trong máu của họ. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng nên theo dõi lượng cholesterol trong thực phẩm.

https://vnreview.vn/image/21/94/34/2194349.jpg?t=1619793426322 Đối với người bình thường, việc lo lắng về lượng cholesterol trong các loại thực phẩm cụ thể sẽ không mấy ý nghĩa đối với sức khỏe tim mạch, thay vào đó chúng ta nên chú trọng loại bỏ các "nghi phạm" phổ biến như thịt đỏ, sữa nguyên chất béo, thực phẩm đóng gói và đồ uống có đường bằng việc ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cô ve. Phân tích tổng hợp AHA năm 2019 khuyến nghị mọi người nên chuyển sang các mô hình ăn uống lành mạnh tập trung vào các thành phần chưa qua chế biến này, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải.
Devries nói: "Điều quan trọng nhất là tập trung vào các danh mục thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thay vì thảo luận về các chất dinh dưỡng riêng lẻ như chất béo bão hòa hoặc cholesterol".
Vì vậy, thay vì căng thẳng tính toán mỗi khi ăn trứng, tại sao bạn không dần dần kết hợp nhiều rau xanh hơn vào kế hoạch ăn uống hàng tuần của mình? Hoặc nếu muốn hấp dẫn hơn, hãy tập tành thêm các trái cây theo mùa vào món tráng miệng vào một vài buổi tối trong tuần. Hãy cảm thấy thoải mái và yên tâm thực hiện theo thói quen ăn uống mới của bản thân.



Giang Vu (Tham khảo CNN)