PDA

View Full Version : Bắn hạ Sukhoi của Syria: Israel "dằn mặt" thẳng tay hay chỉ là vô tình?



Hoàng Na
07-25-2018, 20:56
Dù chiến đấu cơ Sukhoi của Syria chỉ "vô tình" lạc sang không phận, nhưng đòn tiêu diệt của Israel là hoàn toàn có "chủ ý".

https://media1.nguoiduatin.vn/media/truong-manh-kien/2018/07/25/170324102853-f-15-super-tease.jpg
Israel không ngần ngại tấn công bất kỳ mục tiêu nào xâm phạm lãnh thổ.

Căng thẳng âm ỉ và những "đòn đáp trả"
Theo tờ The Hareetz, tâm điểm sự chú ý trên các phương tiện truyền thông Israel gần đây là cuộc xung đột đang leo thang ở biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, đây không phải là một sự leo thang dài hạn và không hề báo trước một cuộc chiến tranh trên biên giới với Syria.
Mặc dù giữa hai nước đã gặp phải những sự cố có thể bùng nổ căng thẳng hồi đầu tuần này, bao gồm: Tên lửa của quân đội Syria bắn về hướng Israel và lực lượng phòng vệ Israel vừa bắn hạ một máy bay tiêm kích chiến đấu Syria - nhưng các nhà phân tích cho rằng, đây chỉ những tác động ngoài lề của chiến dịch chiếm lại miền Nam của quân đội Damascus.
Về cơ bản, dù bắn hạ chiến đấu cơ của Syria, Israel không có ý định muốn trượt vào cuộc nội chiến của quốc gia này. Tel Aviv chỉ đang muốn thể hiện rằng nước này sẽ bảo vệ lợi ích an ninh của mình bằng mọi giá ở vùng biên giới, giữa lúc chính quyền Assad đang có các hoạt động sát nơi đây.
Chiếc Sukhoi của Syria bị bắn hạ chiều 24/7 đang trên đường đến thực hiện nhiệm vụ chống lại quân nổi dậy ở phía Nam của cao nguyên Golan, nơi lực lượng của Tổng thống Bashar Assad đang thể hiện sự áp đảo của mình tại khu vực, trong khi Israel chỉ cố giữ ảnh hưởng ở mức tối thiểu.
Thành trì cuối cùng của quân nổi dậy nằm ở Tây Nam của cao nguyên Golan, hiện do Israel kiểm soát. Do đó, các cuộc không kích, phóng tên lửa và dùng pháo binh hạng nặng tổng lực tấn công vào đây đều nhằm làm suy yếu sức kháng cự của các chiến binh đối lập.
Mặc dù đôi khi chiến dịch của quân Chính phủ có thể làm “tên bay đạn lạc” sang phía Israel, tuy nhiên Tel Aviv được cho là sẽ không chấp nhận bất kỳ sự cố nào dù là vô tình hay cố ý, xâm phạm vào lãnh thổ của mình.
Như trường hợp tên lửa SS-21 của Israel nhắm hướng bắn về Israel hôm 23/7, Tel Aviv đã cho thấy lập trường cứng rắn và thận trọng trước mọi nguy cơ tên lửa hoặc máy bay tiến vào không phận.
Lực lượng phòng thủ Israel đã ngay lập tức phóng hai quả tên lửa đánh chặn lại SS-21 trước khi hủy lệnh do nhận ra rằng đòn tấn công của quân Chính phủ chỉ nhằm vào quân nổi dậy.
Với những tuyên bố gần đây, các nhà phân tích thừa nhận rằng, Israel sẽ không ngần ngại đáp trả mọi hành vi vi phạm chủ quyền của mình một cách nghiêm túc và hành động một cách cứng rắn để loại bỏ bất kỳ mối đe dọa an ninh tiềm ẩn nào.
https://media1.nguoiduatin.vn/media/truong-manh-kien/2018/07/25/avion-f-15i-raam-foto-fuerza-aerea-de-israel.jpg
Các cuộc tấn công của Israel sẽ là điều Iran cần cẩn trọng.

Chiếc Sukhoi cất cánh từ căn cứ không quân T-4 ở miền Bắc Syria (cơ sở nơi Israel bị cáo buộc tiến hành các cuộc không kích chống lại các mục tiêu Iran ), đã thâm nhập gần 2 km vào không phận Israel. Để chứng minh lời cảnh báo của mình không phải chỉ nói suông, chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi hai tên lửa Patriot.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, “tên bay đạn lạc” từ phía Syria không phải là điều mà nước này quá để tâm.
Mối quan tâm duy nhất hiện tại của Israel là cuộc thảo luận hiện tại với Nga về hiện trạng biên giới sau khi phiến quân sụp đổ, trong đó nước này yêu cầu lực lượng Iran và dân quân Shi'ite phải rời khỏi miền Nam Syria.
Đây cũng là lý do khiến Ngoại trưởng Sergei Lavrov đến thăm Israel hôm 23/7 để tìm kiếm một thỏa thuận đảm bảo rằng Israel sẽ không cản trở chiến dịch chiếm lại khu vực phía nam cao nguyên Golan, và cũng để trấn an những lo ngại của Israel về Iran.
Các nguồn tin ngoại giao cho hay, kết quả sau cuộc họp hai nước được cho là rất lạc quan. Nga hiện cam kết sẽ giữ Iran và lực lượng đồng minh cách xa ít nhất 100 km (62 dặm) khỏi biên giới.
Thế trận giằng co
Trong khi Israel đã yêu cầu tên lửa tầm xa của Iran phải được loại bỏ ra khỏi lãnh thổ Syria và đóng cửa các đường biên giới được sử dụng để vận chuyển vũ khí.
Trong tương lai, Israel rất có thể sẽ tiếp tục yêu cầu toàn bộ lực lượng Iran phải rút khỏi Syria. Người Nga được cho là đang nghiên cứu các đề xuất này một cách tích cực.
Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi vẫn đặt ra, như Moscow sẽ đảm bảo điều này như thế nào? Nga dự định thực thi chi tiết của thỏa thuận mới ra sao? Làm thế nào để đảm bảo rằng các chiến binh Shi'ite không cải trang thành lực lượng quân đội Syria và tiếp tục thâm nhập trở lại mặt trận phía Nam? Và Israel có nên đặt quá nhiều niềm tin vào lời hứa của Nga hay không?
Còn ngược lại đối với Iran, các sự kiện trong vài tháng qua cũng đã dạy cho nước này ba bài học: Israel có khả năng tình báo xuất sắc ở Syria; Israel sẽ không ngần ngại tấn công Syria để bảo vệ lợi ích của mình; và có thể Moscow sẽ không bảo vệ cho Iran thêm một lần nào nữa.

Quốc Vinh
Theo nguoiduatin