PDA

View Full Version : Làm sao để tránh bị dắt mũi khỏi những tin sai lệch khi lang thang trên mạng



saigonman
07-27-2017, 23:24
Ngày nay việc tiếp cận và chia sẻ thông tin nhanh chóng hơn bao giờ hết nhờ mạng xã hội. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa, những thông tin có thể sai lệch và chưa được kiểm chứng đang được phát tán ngày càng nhanh và càng khó kiểm soát.
http://static2.yan.vn/YanNews/2167221/201707/20170727-080646-f-1_600x338.jpg
Thông tin sai sự thật làm người dùng hoang mang trong việc phân biệt đúng sai.

Theo một nghiên cứu tại viện quốc gia Pháp thì có hơn 50% những người sử dụng mạng xã hội chia sẻ thông tin mà họ thấy được chỉ bằng những cái "tiêu đề mang tính giật tít" hay những dòng giới thiệu ngắn nhưng thái quá của những nguồn tin đó mà chưa xác minh tính chính xác của nó.
Việc chia sẻ thông tin không chính xác, thậm chí sai lệch nhiều hay còn gọi là "tin vịt", "tin lá cải" gây hậu quá khôn lường đến xã hội.
Vậy trách nhiệm của việc không kiểm soát được tin tức không được xác thực này thuộc về ai?

Chắc chắn chúng ta phải nhắc đến hai ông lớn là Google và Facebook. Với Google, họ phải quản lý một hệ thống tin quá nhiều từ hàng tỷ trang web, điều này làm họ không thể nào kiểm soát được hết những trang web viết những nội dung không chính xác, những trang web không được tin cậy, điều này gần như những thuật toán máy móc của họ không thể trừng phạt những trang có nội dung xấu.

http://static2.yan.vn/YanNews/2167221/201707/20170727-085341-14m-initiative-to-fight-fake-news-includes-facebook-mozilla_r7u5640_600x338.jpg
Hơn 2 tỷ người dùng Facebook

Còn với Facebook thì đây là hệ thống mạng xã hội có lượng người dùng đông nhất hiện nay. Việc chia sẻ thông tin với tốc độ nhanh đến chóng mặt cùng với lượt tiếp cận rất lớn là nguyên nhân những nội dung sai sự thật này lan truyền rất rộng.
Phần lớn người dùng Facebook chỉ cần thấy những "giật tít" với nội dung "nóng sốt" là họ chia sẻ một cách "vô tội vạ" mà không cần biết thông tin đó có chính xác hay không. Điều này gây những hậu quả âm thầm nhưng vô cùng lớn lao.

Thời báo New York Times gọi hệ thống tin tức ngày nay là "digital virus" - nơi mà tất cả mọi người đều chưa thể miễn dịch với tin tức giả.
Nói đến Facebook thì không thể nào trách họ khi đây là tự do cá nhân, không thể kiểm soát từng bài đăng, từng chia sẻ của người dùng ngăn cản việc phát tán của nó.
Nhưng không thể không trách họ khi họ không hề có một hành động khắc phục nào cho vấn đề này.

http://static2.yan.vn/YanNews/2167221/201707/20170727-080655-f-3_600x398.jpg
Google và Facebook cần xem xét đến bộ lọc dữ liệu của mình.

Vậy làm thế nào để là một người sử dụng mạng xã hội thông minh không bị những tin không đúng sự thật "dắt mũi"?
Là người dùng thông minh, điều đầu tiên bạn cần thận trọng với mọi thể loại thông tin có trên những diễn đàn, mạng xã hội,... những nơi thậm chí có đến hàng tỷ người dùng, hàng tỷ thông tin, vì thế chắc chắn không đúng toàn bộ và ở đâu cũng có người này người kia, có thật giả lẫn lộn, nên bạn hãy tự kiểm chứng và cân nhắc thật kỹ trước khi chia sẻ thông tin với những người khác nữa.

http://static2.yan.vn/YanNews/2167221/201707/20170727-080707-f-4_600x338.jpg
Thông tin chia sẻ này là "hàng fake" (hàng giả) khi thông báo về cái chết của ông chủ Facebook.

Một cách khác để trở thành một người sử dụng mạng xã hội "thông minh", đó là khi gặp một tít nào đó bạn cảm giác "phi thực tế", hoặc mang đậm tính chất "câu view" thì bạn nên sử dụng một công cụ tìm kiếm khác kiểm tra xác thực thông tin đó.

Một điều hiển nhiên rằng nếu thông tin đó thật sự nghiêm trọng, thật sự là một chủ đề nóng thì những trang báo, trang tin tức chắc chắn sẽ có thông tin đó. Vì thế việc của bạn chỉ đơn giản là chọn nguồn thông tin nào chính xác và uy tín để làm rõ việc mình cần xác minh.
Hãy kiểm tra các địa chỉ URL. Nếu nó quá kỳ lạ, hãy nghĩ lại nhé! Thường các thông tin chuẩn mực về y tế, chính trị,... thì nên được lấy từ nguồn web có đuôi ".gov" (thuộc chính phủ), và về giáo dục thì thường có đuôi ".edu" (về giáo dục).

Cần thận trọng với các thể loại hình ảnh kèm link trên Facebook. Nó luôn là yếu tố kích thích người dùng nhấn vào đường link dù có thể bạn sẽ không tìm thấy hình ảnh đó trong bài báo, tin tức mà bạn đang đọc đâu đấy.
Hãy thử chụp màn hình bức ảnh đó, cắt gọn sao cho chỉ còn chi tiết vừa với ảnh và dùng công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google để kiểm tra xem nó thực sự là đến từ nguồn nào. Mẹo này hiệu quả đến nỗi bạn có thể áp dụng khi tìm kiếm thông tin về các trang web buôn bán bất động sản hay trang web hẹn hò.
Nó giúp bạn nhận ra kẻ lừa đảo rất hiệu quả. Không gì có thể giấu được Google đâu!

Các công cụ tìm kiếm, cũng là công cụ để kiểm chứng thông tin đang nằm trong tay các bạn. Sống giữa một thời đại công nghệ và "bơi" trong biển dữ liệu lớn, thì việc nhận dạng dữ liệu rất quan trọng, phải không bạn? Tính tìm tòi, học hỏi, và luôn luôn tiếp nhận cái mới là đức tính rất quý! Nhưng hãy tìm đến những thông tin đúng để quan tâm, học hỏi và tiếp nhận, bạn nhé!
Và nữa, các trang mạng xã hội, thậm chí cả các ông lớn như Facebook, Youtube,... cũng đang càng ngày phải nâng cao chất lượng lọc dữ liệu hơn. Bởi nếu Facebook, Youtube và các mạng xã hội mà để lọt, phát tán các thông tin gây hại tới người dùng thì sẽ bị luật pháp "sờ gáy" như chơi đấy!

Theo yan.vn