PDA

View Full Version : Top 10 hacker "mũ đen" nguy hiểm nhất lịch sử



saigonman
05-24-2017, 15:36
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_Untitled-1-26.jpg
Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến nhiều thảm họa mà hacker mũ đen gây ra, từ những vụ trộm tiền với số lượng khổng lồ tới các thông tin mật tầm cỡ quốc gia bị đánh cắp rồi bị rao bán… Vậy hãy cùng điểm top hacker mũ đen nguy hiểm nhất mọi thời đại dưới đây.

Hacker là thuật ngữ để nói về những người vô cùng giỏi trong công nghệ máy tính, đặc biệt là về bảo mật. Và tất nhiên, "tài năng càng lớn, trọng trách càng cao", nhưng không phải hacker nào sở hữu tài năng cũng muốn gánh trọng trách. Không ít người trong số họ, sử dụng tài năng của mình để làm những điều phi pháp, kiếm lợi cho cá nhân, và họ thường được gọi với cái tên "Hacker mũ đen" (Black Hat Hackers) hay đơn giản ở Việt Nam chúng ta gọi là "Tin tặc"(hackers).

10. Vladimir Levin

Vladimir Levin là một người gốc Do Thái, lớn lên ở Nga, nổi tiếng khi cố gắng chuyển 107,7 triệu USD từ máy tính của ngân hàng Citibank. Mặc dù sự nghiệp hacker của Vladimir Levin rất ngắn ngủi, bị bắt ngay sau đó, bị bỏ tủ và buộc phải hoàn trả toàn bộ số tiền mình đánh cắp, nhưng vẫn còn 400.000 USD trong 107,7 triệu đó vẫn thất lạc. Báo cáo của Mỹ cho hay, "Vladimir Levin có thể đã cùng tham gia vào một số cuộc tấn công internet vào các ngân hàng trong khoảng năm 1997".
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h-2.jpg

9. Albert Gonzalez

Albert Gonzalez là một hacker máy tính và là một tội phạm công nghệ cao, nổi tiếng vì đã đánh cắp và sau đó bán lại hơn 107 triệu mã số thẻ tín dụng trong khoảng từ năm 2005 đến 2007 – vụ ăn cắp và lửa đáo lớn nhất trong lịch sử thế giới. Albert Gonzalez đã sử dụng kỹ thuật SQL injection để nhét các phần mềm độc hại vào hệ thống của một số công ty, cho phép anh ta có thể ăn cắp toàn bộ dữ liệu máy tính từ mạng nội bộ của công ty đó. Khi bị bắt giữ, nhà chức trách đã thu giữ 1,6 triệu USD tiền mặt, trong đó 1,1 triệu được tìm thấy trong một túi nhựa, được giấu bên trong một chiếc trống 3 chân, mà hắn chôn phía sau vườn của nhà mình. Vào 25 tháng ba, 2010, Gonzalez bị kết án 20 năm tù giam.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h1-1.jpg

8. Kevin Poulsen

Kevin Poulsen là một hacker khét tiếng trong thời thập nhiên 80, còn được biết đến với cái tên Dark Dante. Tên tuổi của hắn được ghi nhận khi tấn công vào hệ thống đường dây điện thoại của đài phát thanh KIIS-FM ở Los Angeles, gian lận kết quả bỏ phiếu trong một cuộc thi và thu về cho mình giải thưởng là chiếc xe Porsche mới cứng.

Các nhà chức trách bắt đầu điều tra và theo dõi Kevin Poulsen sau khi hắn tấn công vào cơ sở dữ liệu của cục điều tra liên bang. Trong quá trình theo dõi, Kevin Poulsen tiếp tục gây giận giữ tới FBI khi tấn công và thu thập dữ liệu các cuộc nghe lén điện thoại của liên bang. Hầu hết các cuộc tấn công của Poulsen đều ngắm vào hệ thống điện thoại, nổi tiếng nhất là vụ ở đài phát thanh KIIS-FM, hắn chiếm quyền điều khiển ở tất cả các trạm điện thoại, từ đó ép buộc từng số điện thoại khác phải bầu cho mình trong kết quả thăm dò trúng thưởng. Cuối cùng Kevin Poulsen cũng bị bắt giữ tại một siêu thị, và chịu mức án tù 5 năm, mức hình phạt nặng nhất cho tội phạm máy tính vào thời điểm đó.

Sau khi hết hạn tù, Kevin Poulsen trở ra và hoạt động như một nhà báo, và ngày nay là chủ biên tập của tờ báo Wired News.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h2-1.jpg

7. Robert Tappan Morris

Robert Tappan Morris là một nhà khoa học máy tính người Mỹ, nổi tiếng bởi phần mềm mã độc Morris Worm vào năm 1988. Đây là con sâu máy tính (một dạng khác của virus) đầu tiên trên thế giới, và ông cũng là người đầu tiên trên thế giới bị bị kết án vì tội lửa đảo máy tính và lạm dụng luật.

Morris Worm được Robert lập trình ra khi còn đang là nghiên cứu sinh tại đại học Cornell, sau đó ông phát tán con sâu này ở trường đại học MIT, nhằm che dấu nguồn gốc của nó tại Cornell. Con sâu này đã âm thầm làm giảm 1/10 tốc độ internet và làm trên 60 nghìn hệ thống máy tính bị tê liệt. Do một phần có nhu cầu được cộng đồng chấp nhận, một nhu cầu khá phổ biến của các haker trẻ, ông đã có nhiều cuộc trò chuyện về con sâu của mình, trước khi tung nó lên internet, và đó là lý do khiến Morris bị cảnh sát tóm gọn. Ông tuyên bố rằng, đã rất shock và hối hận vì gây ra thiệt hại trên 15 triệu USD, những gì mà con sâu để lại.

Morris là người đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm các hình phạt dành cho tội phạm máy tính, trong tháng mười hai năm 1990 ông bị tuyên án ba năm quản chế, 400 giờ phục vụ công ích và 10,050 USD cho chi phí giám sát quản chế.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h3.jpg

6. Michael Calce

Là một học sinh trung học tại West Island, Canada Michael Demon Calce được biết đến nhiều nhất với cái tên "MafiaBoy". Nổi tiếng bởi các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) rộng khắp vào các hệ thống lớn như Yahoo !, Amazon.com, Dell, eBay, và CNN. Khi tấn công vào Yahoo!, lúc đó vẫn đang là công cụ tìm kiếm internet hàng đầu thế giới, khiến các server của dịch vụ này bị tắt ngấm trong suốt 1 tiếng đồng hồ.

Giống như nhiều tin tặc thời đó, mục tiêu chủ yếu của Calce là các website lớn nhằm mục đích phá hoại, bởi sự tự phụ kiểu căng, cũng như củng cố thế lực và danh tiếng của mình trên mạng. Vào năm 2001, tòa án thanh niên Montreal đã tuyên phạt Calce 8 tháng tạm giữ, một năm quản chế, hạn chế sử dụng internet và mức tiền phạt tối thiểu cho tội phạm máy tính.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h4-1.jpg

5. Kevin Mitnick

Tự nhận mình là "hacker poster boy", Mitnick chịu sự theo dõi công khai và rất sát sao của chính quyền. Những trò nghịch ngợm của Mitnick trên thực tế gây hậu quả không quá nghiêm trọng, nhưng nó đã bị thổi phồng lên bởi các phương tiện truyền thông. Bộ Tư Pháp đã mô tả nguyên văn về hacker này như là "Tội phạm tin học bị truy nã gay gắt nhất tại nước Mỹ". Thậm trí, tên tuổi của Mitnick còn được đánh bóng hơn khi hắn là cảm hứng cho 2 bộ phim nổi tiếng của Mỹ: "Freedom Downtime "và "Takedown".

Mitnick đã tước được quyền quản lý và truy cập trái phép vào hệ thống máy tính đầu tiên vào năm 1979, khi ở tuổi 16. Công ty chịu hậu quả là Digital Equipment Corporation (DEC), lúc này đang phát triển hệ điều hành RSTS/E. Mitnick đột nhập vào hệ thống máy tính của DEC và sao chép toàn bộ công trình của họ, vì hành vi này mà hắn bị kết án vào năm 1988.

Theo Bộ Tự Pháp, Mitnick đã tước quyền truy cập vào hàng chục hệ thống máy tính trong khi vẫn đang bị truy nã và đang lẩn trốn. Hắn đã nhân bản số điện thoại di động, nhằm che dấu vị trí của mình. Một số hành vi khác mà Mitnick đã thực hiện là sao chép một loạt các phần mềm độc quyền và rất có giá trị từ một số công máy tính và điện thoại di động lớn nhất nước Mỹ. Hắn cũng đã ăn cắp mật khẩu, đánh chặn mạng internet, đột nhập và đọc các email cá nhân.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h5-1.jpg

4. George Hotz

George Francis Hotz, biệt danh là Geohot, hoặc đơn giản hơn thường được gọi là Mil, là một hacker người Mỹ được biết đến bởi khả năng mở khóa Iphone bản "lock", cho phép chúng có thể sử dụng trên nhiều nhà mạng khác nhau, thay vì chỉ dùng ở mạng AT&T, điều này gây thiệt hại lớn cho cả 2 công ty Apple và AT&T. Ngoài ra Geohot cũng là tác giả của công cụ jailbreak Iphone limera1n.

Vào tháng sáu năm 2007, Hotz đã lần đầu mở khóa được Iphone, hắn đã trao đổi 1 chiếc Iphone 8 GB đã mở khóa với Terry Daidone (sáng lập viên của Certicell) đổi lấy một chiếc Nissan 350Z và 3 chiếc iPhones 8 GB khác.

Tên tuổi của Hotz được gắn liền mãi mãi vào tháng tư năm 2011, với vụ kiện của PlayStation. Là hacker đầu tiên bẻ khóa thành công PlayStation 3, Hotz phải tham gia một cuộc tranh luận gay gắt và lộn xộn với Sony tại một phiên tòa công khai, bởi vì đã chia sẻ công khai cách jailbreak PlayStation 3 lên internet.

Một hành động rất mạnh nhằm trả đũa Sony vì đã không tuân theo quy tắc bất thành văn trong giới hacker về jailbreak là – Không bao giờ được truy tố – nhóm hacker Anonymous đã giáng một đòn tấn công rất lớn vào hệ thống máy tính của Sony, đây được coi là cuộc tấn công an ninh gây hậu quả tốn kém nhất trong lịch sử cho đến nay.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h6-1.jpg

3. Adrian Lamo

Adrian Lamo là một nhà phân tích các mỗi nguy cơ người Mỹ gốc Colombian, và cũng là một hacker. Lamo thường sử dụng những khu vực internet công cộng như quán coffee , thư viện để làm địa điểm tấn công nhằm che dấu tung tích của mình. Ngoài việc là một "hacker vô gia cư"('homeless hacker'), Lamo còn được biết đến bởi đã truy cập trái phép vào hàng loạt hệ thống máy tính cấu hình cao của các công ty nổi tiếng như The New York Times, Microsoft, Yahoo!, and MCI WorldCom. Vào năm 2002, Lamo đã thêm tên mình vào các cơ sở dữ liệu nội bộ của The New York Times và sử dụng tài khoản LexisNexis để điều khiển và nghiên cứu các đối tượng cao cấp.

Vì hành vi xâm nhập vào The New York Times, Lamo bị tuyên án phải trả 65.000 USD cho thiệt hại gây ra và bị kết án sáu tháng quản thúc tại nhà cha mẹ, với thêm hai năm quản chế. Vào tháng sáu năm 2010, Lamo tiết lộ tên của Bradley Manning cho quân đội Hoa Kỳ, dẫn đến cuộc không kích và sau đó video của cuộc không kích này bị chính Lamo đánh cắp và gửi tới Wikileaks. Lamo ngày nay vẫn là một chuyên gia phân tích mỗi đe dọa, và tặng thời gian và kỹ năng của mình cho tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận ở Sacramento, CA.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h7-1.jpg

2. Gary McKinnon

Năm 2002, một thông báo đặc biệt kỳ lạ xuất hiện trên màn hình máy tính của quân đội Mỹ: "Hệ thống an ninh của các người là đồ bỏ đi. Ta Solo, Ta sẽ tiếp tục phá hoại ở các mức cao nhất". Sau đó nguồn thông điệp được xác định đến từ hệ thống quản lý ở Scotland, Gary McKinnon, người bị cáo buộc vì tội "hack vào hệ thống máy tính quân sự lớn nhất của mọi thời đại".

Các nhà chức trách Mỹ thông báo, McKinnon đã xóa các tập tin quan trọng của hệ điều hành, khiến hệ thống mạng quân sự của Washington, gồm 2000 máy tính bị tắt trong suốt 24 tiếng. Sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, vào năm 2001, McKinnon lại xóa các bản ghi dữ liệu về vũ khí ở trạm Earle Naval Weapons, khiến mạng lưới gồm 300 máy tính bị tê liệt, làm ngừng hoàn toàn quá trình giao hàng gồm các loại vũ khí cho hạm đội của hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương.

Tháng 11 năm 2002, McKinnon bị tuyên án bởi bổi thầm đoản liên bang ở Đông Virginia, bản cáo trạng bao gồm 7 tội liên quan đến các hành vi của tội phạm máy tính, mỗi tội cũng đủ khiến McKinnon phải ngủ tù trên 10 năm. Tòa án yêu cầu McKinnon phải được áp giải tới Mỹ để chịu tội cho việc truy cập trái phép vào 97 máy tính, gây tổng thiệt hại 700.000 USD. Thú vị hơn, sau các cuộc tấn công, McKinnon tin chắc rằng chính phủ Mỹ đang che dấu các thông tin về UFO (Vật thể bay không xác định – người ngoài hành tinh) trong máy tín của họ.
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h8-1.jpg

1. Jonathan James

Jonathan James, 16 tuổi, là tin tặc tuổi vị thành niên đầu tiên bị kết án vì các hành vi về tội phạm mạng của mình. James dành được sự nổi tiếng trong giới hacker bởi xâm nhập thành công vào nhiều hệ thống mạng với mức an ninh cao nhất thế giới. Trong một buổi phỏng vấn ở đài PBS, với tư cách nặc danh, James tuyên bố: "Tôi đơn giản là chỉ đi dạo vòng quanh, và nghịch ngợm lung tung ở đó. Niềm vui của tôi là vượt qua được các thử thách lớn, và tận hưỡng những thứ mà mình đã hạ được".

Mục tiêu xâm nhập của James chủ yếu là hệ thống mạng của những tổ chức lớn và có tính bảo mật bậc nhất thế giới như NASA, Bộ Quốc phòng. Anh ta đã lách được vào hệ thống máy tính của NASA, ăn trộm một phần mềm có trị giá 1,7 triệu USD. James cũng xâm nhập vào hệ thống mạng của một văn phòng của cơ quản giảm thiếu các mỗi đe dọa quốc phòng Mỹ, chặn hơn 3000 thông tin tuyệt mật của các đặc vụ, trong đó có nhiều thông tin cá nhân, email và mật khẩu của họ.

Còn được gọi với biết danh "c0mrade", James đã tự sát bằng một khẩu súng vào 18 tháng năm, 2008 ở tuổi 25, lý do tự sát của James là bởi vì anh tin rằng sẽ bị truy tố và bị kết án bởi các hành vi của mình, James để lại trong lá thư tuyệt mệnh của mình: "Tôi không có niềm tin vào hệ thống công lý, có lẽ hành động ngày hôm nay và lá thư này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới công chúng, dù có làm bất kỳ điều gì, tôi vẫn bị ép vào tình huống không thể kiểm soát, và đây là cách duy nhất để tôi lấy lại quyền kiểm soát của mình".
http://img.thoibao.today/Content/fetch/http___inspired_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2016_12_h9.jpg

Theo thoibao.today