PDA

View Full Version : Thị Thực Di Dân/Immigrant Vsia



Dương Quá
12-22-2007, 12:09
Các loại Thị thực Di dân
Thành Viên Trực Hệ của Công Dân Hoa Kỳ - Không Giới Hạn Số Lượng Trong Việc Cấp Thị Thực

Theo luật Di dân của Hoa Kỳ, thị thực dành cho các thành viên trực hệ bao gồm: vợ/chồng (IR1 hay CR1), con còn độc thân dướI 21 tuổI (IR2), cha mẹ (IR5) của công dân Hoa Kỳ mà công dân này phải từ 21 tuổi trở lên. Đối với các loại thị thực này thì không hạn chế về số lượng thị thực được cấp hàng năm.

Thành viên trong gia đình của công dân Hoa Kỳ và của Thường Trú Nhân - Số lượng thị thực bị giới hạn

Có một số loại thị thực dành cho các thành viên trong gia đình của công dân Hoa Kỳ và của Thường Trú Nhân. Những loại thị thực này bao gồm:

Thị Thực F1: con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Hoa Kỳ và con của F1.

Thị thực F2A và F2B: vợ/chồng, con dưới 21 tuổi và trên 21 tuổi còn độc thân của Thường Trú Nhân.

Thị thực F3: Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ bao gồm cả vợ/chồng và con dưới 21 tuổI của F3.

Thị thực F4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ bao gồm cả vợ/chồng và con dưới 21 tuổi của F4 với điều kiện là công dân Hoa Kỳ phải từ 21 tuổi trở lên.

Số lượng thị thực cho các diện này bị giới hạn hàng năm. Hiện nay, tất cả các loại thị thực này đều đã bị quá tải, làm cho thời gian chờ đợi khá lâu trước khi đơn xin thị thực được xem xét đến. Hồ sơ định cư được giải quyết dựa trên ngày hồ sơ được mở tại Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services-USCIS) của Bộ An Ninh quốc gia (Department of Homeland Security-DHS). Ngày hồ sơ được mở gọi là ngày ưu tiên. Để xem ngày ưu tiên cho từng loại thị thực đang được giải quyết, vui lòng liên hệ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Washington, điện thoại (202) 663-1541 hay xem thông tin trên trang web này.

Để biết thêm thông tin về thị thực IR và F, vui lòng xem trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và của USCIS.

Con Nuôi Của Công Dân Hoa Kỳ

Thông tin về thị thực con nuôi, vui lòng xem trang web của USCIS và trang web của Phòng Lãnh Sự thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, bạn cũng có thể liên hệ với Bộ phận Con Nuôi tại số điện thoại (848) 822-9433, xin số 2172 hoặc tại địa chỉ e-mail: adoptionsvietnam2@state.gov

Thường Trú Nhân Muốn Quay Lại Hoa Kỳ

Thị thực cho Thường Trú Nhân (SB1) là thị thực dành cho những ai đã định cư ở Hoa Kỳ, có thẻ Thường Trú Nhân và đang muốn quay lại Hoa Kỳ sau thời gian trên một năm sống ở nước ngoài.

Nếu bạn nghĩ bạn hội đủ tiêu chuẩn cho loại thị thực này, bạn nên liên lạc với bộ phận Thông Tin để được hướng dẫn. Ngoài phí xin thị thực bình thường, bạn còn phải trả thêm 360 đô la Mỹ cho loại thị thực này.

Các Loại Thị Thực Di Dân Khác

Chủ yếu là thị thực làm việc. Thị thực làm việc cũng đòi hỏi một cá nhân hay một công ty ở Hoa Kỳ làm hồ sơ bảo lãnh với USCIS. Nếu bạn muốn xin thị thực này, hay bạn muốn làm người bảo lãnh cho thị thực làm việc này, vui lòng liên hệ với USCIS ở Hoa Kỳ hay vào trang web này.

Xin lưu ý

Chúng tôi không thể nói trước rằng thị thực sẽ được cấp. Đương đơn không nên sắp xếp bất cứ kế hoạch cố định nào như bán gấp tài sản hay nghỉ việc cho đến khi có thị thực trong tay.

Xin lưu ý rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực nào chính là sự bảo đảm của đương đơn về tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về chính bản thân mình cũng như về mặt pháp lý, ngay cả khi một đại lý du lịch hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Bất kỳ một giấy tờ giả mạo nào hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch đều có thể dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không hội đủ tiêu chuẩn cho bất loại thị thực nào trong tương lai.
Tiến trình nộp đơn xin thị thực Di Dân
Tiến trình xin thị thực dưới đây áp dụng cho diện di dân của những thành viên trực hệ và thân nhân của công dân Hoa Kỳ và của Thường Trú Nhân. Với diện di dân theo hôn phu/hôn thê (K-1), vợ chồng (K-3 và V), xin vui lòng nhắp vào đây

Bước 1: Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ mở hồ sơ bảo lãnh tại Sở Di Trú và Nhập Tịch (USCIS) nơi họ đang cư trú. Bạn có thể vào trang web của Sở Di Trú để xem mẫu đơn và hướng dẫn.

Để biết thông tin về tình trạng hồ sơ đang giải quyết tại USCIS, bạn có thể xem trên trang web này.

Bước 2: Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi cho ngườI bảo lãnh ” thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797”. Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ. NVC sẽ gửi hồ sơ hướng dẫn đến cho đương đơn, người bảo lãnh hay đại diện hợp pháp của đương đơn hoặc người bảo lãnh. NVC cũng sẽ kiểm tra sơ về Giấy cam kết bảo trợ tài chính Mẫu I-864 và thu lệ phí xin thị thực từ người bảo lãnh hồ sơ tại Hoa Kỳ.

Do luật Hoa Kỳ giới hạn số lượng cho một số loại thị thực định cư hàng năm, nên những hồ sơ diện bị giới hạn sẽ được lưu trữ tại NVC cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.

NVC có hệ thống trả lời tự động làm việc suốt 24giờ/ngày, bảy ngày trong một tuần (603-334-0700). NVC chỉ có thông tin hồ sơ khi hồ sơ đã được chuyển đến NVC. Nếu hệ thống tự động không nhận biết được số hồ sơ hay số biên nhận (CIS), có nghĩa NVC chưa nhận được hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thông tin cho những câu hỏi thường gặp qua hệ thống trả lời email tự động NVCA@state.gov. Những thắc mắc về tình trạng hồ sơ, thông tin về việc thay đổi địa chỉ cũng như yêu cầu cập nhật thông tin hồ sơ khi người bảo lãnh đã nhập quốc tịch nên gửi đến NVC, 32 Rochester Avenue, Portsmouth, NH 03801-2909.

Bước 3: Khi hồ sơ sắp đến lượt được giải quyết và NVC đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, NVC sẽ thông báo cho đương đơn và chuyển hồ sơ bảo lãnh về Bộ phận Lãnh sự tại văn phòng chúng tôi.

Bước 4: Khi văn phòng chúng tôi nhận được hồ sơ gốc được chuyển từ NVC, chúng tôi sẽ hoàn tất một số thủ tục và lên lịch phỏng vấn cho đương đơn. Quá trình này thường mất khoảng hai đến ba tháng tính từ lúc chúng tôi nhận hồ sơ gốc từ NVC. Tuy nhiên, đối với các hồ sơ xin định cư theo diện (F), chỉ đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết thì đương đơn mới được xếp lịch phỏng vấn.

Bước 5: Văn phòng chúng tôi gửi thư mời phỏng vấn trong đó có hướng dẫn qua đường bưu điện để thông báo lịch phỏng vấn và hướng dẫn để đương đơn thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Đương đơn phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn.

Bước 6: Đương đơn đến Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để phỏng vấn theo ngày được ghi trong thư mời. Người bảo lãnh không được tham dự phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn đương đơn bằng tiếng Việt. Nếu đương đơn không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh Sự Quán sẽ thông dịch cho đương đơn. Nếu đương đơn hội đủ điều kiện để được cấp thị thực tại buổi phỏng vấn, thông thường thị thực sẽ được cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

Đương đơn yêu cầu xếp lịch phỏng vấn mới: Nếu đương đơn không tham dự buổi phỏng vấn đã lên lịch hay muốn sắp xếp một lịch phỏng vấn mới, đương đơn phải liên hệ với Phòng thông tin để biết thủ tục. Thông thường lịch phỏng vấn mới sẽ được xếp khoảng ba tháng sau ngày chúng tôi nhận được thư yêu cầu sắp xếp lịch phỏng vấn mới của đương đơn.

Các hồ sơ chưa đủ điều kiện để được cấp thị thực: Theo điều khoản 221(g) của Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, các đơn xin thị thực định cư còn thiếu các giấy tờ được yêu cầu sẽ không được chấp thuận cấp thị thực cho đến khi các giấy tờ yêu cầu được bổ sung đầy đủ. Nếu vì bất kỳ lý do gì đương đơn chưa đủ điều kiện để được chấp thuận cấp thị thực tại buổi phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được một thư giải thích và các yêu cầu cụ thể về giấy tờ/thông tin (nếu có) mà đương đơn cần bổ sung thêm.

Các đương đơn bị từ chối cấp thị thực theo điều khoản 221(g) vì hồ sơ còn thiếu các giấy tờ được yêu cầu, đương đơn có thể gửi thư đảm bảo hay trực tiếp đến Lãnh Sự Quán đề bổ túc hồ sơ từ 1-3 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày lễ. Khi đi bổ túc, đương đơn phải mang theo thư yêu cầu bổ túc hồ sơ màu xanh dương hay xanh lá cây.

Các lưu ý quan trọng

Lưu ý về an ninh: Khi vào Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, đương đơn không được mang theo các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy phát thanh, máy thu âm, máy vi tính, sổ tay điện tử, máy walkmans, máy quay phim, v.v. Người đến liên hệ và vật dụng đem theo sẽ được kiểm tra an ninh tại cửa ra vào. Xin lưu ý đương đơn không được mang những vật dụng bị cấm vào bên trong Lãnh Sự Quán. Việc mang theo các vật dụng bị cấm kể trên sẽ làm cho đương đơn mất nhiều thời gian ở khâu kiểm tra an ninh và có thể bị trễ giờ phỏng vấn.

Lưu ý quan trọng: Chúng tôi không thể đảm bảo trước là thị thực sẽ được cấp. Chúng tôi khuyến cáo đương đơn chỉ nên sắp xếp lịch trình ra đi cũng như bán tài sản hay nghỉ việc khi đã được cấp thị thực.

Hình phạt đối với việc khai gian: Xin lưu ý rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực nào chính là sự bảo đảm của đương đơn về tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về chính bản thân mình cũng như về mặt pháp lý, ngay cả khi một đại lý du lịch hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Bất kỳ một giấy tờ giả mạo nào hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch đều có thể dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không hội đủ tiêu chuẩn cho bất loai thị thực nào trong tương lai.

Thị thực kết hôn diện không di dân
Để biết thêm thông tin về hồ sơ bảo lãnh dựa vào việc kết hôn (đối với vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ, hoặc của Thường Trú Nhân, và hôn phu/thê của công dân Hoa Kỳ bạn có thêm xem trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Consular Affairs website và trang web của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services-USCIS) cho diên hôn phu/thê và trang này cho thị thực loại K-3 và thị thực loại V.

Thực Loại K của công dân Hoa Kỳ (K-1 hoặc K-3)

Thị thực loại K (gồm K-1 dành cho hôn phu/thê của công dân Hoa K ỳ và K-3 dành cho vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ) về nguyên tắc mà nói là thị thực không di dân nhưng những yêu cầu về giấy tờ thì rất giống thị thực di dân. Bộ phận Thị Thực Di Dân chịu trách nhiệm giải quyết tất cả các hồ sơ xin thị thực loại K. Cả hôn phu/thê của công dân Hoa Kỳ (K-1) và con dưới 21 tuổi của hôn phu/thê (K-2) hoặc vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ (K-3) và con độc thân dưới 21 tuổI (K-4) đều có thể được lợi từ hồ sơ bảo lãnh I-129F. Để biết thêm chi tiết về quá trình xin thị thực hôn phu/thê, nhấp vào đây.

Tất cả các hồ sơ được chấp thuận bảo lãnh được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán quốc gia (NVC) để làm những thủ tục ban đầu trước khi chuyển đến văn phòng chúng tôi. Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh, chúng tôi sẽ tiến hành làm một số thủ tục hành chánh và hai tháng sau khi nhận được hồ sơ, chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn đến cho đương đơn. Để biết những giấy tờ nào được yêu cầu chuẩn bị cho diện hôn phu/thê (K-1), nhắp vào đây. Khi đương đơn báo cho chúng tôi biết là đương đơn đã sẵn sàng để phỏng vấn, chúng tôi sẽ xếp lịch phỏng vấn trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo và chúng tôi sẽ gửi thư mời phỏng vấn đến cho đương đơn.

Khi đi phỏng vấn, vui lòng mang theo tất cả những gì có thể chứng minh được mối quan hệ của đương đơn và người bảo lãnh như thư từ, hoá đơn điện thoại, email, hình ảnh v.v..Trong buổi phỏng vấn, đương đơn có trách nhiệm phải cung cấp bằng chứng để chứng minh mối quan hệ thực sự giữa đương đơn và người bảo lãnh. Viên chức lãnh sự sử dụng thông tin trong buổi phỏng vấn và những thông tin đã có trên hồ sơ để quyết định đương đơn có đủ tiêu chuẩn cho thị thực hay không.

Theo điều khoản 221(g) của Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, các đơn xin thị thực định cư còn thiếu các giấy tờ được yêu cầu sẽ không được chấp thuận cấp thị thực cho đến khi các giấy tờ yêu cầu được bổ sung đầy đủ. Nếu vì bất kỳ lý do gì đương đơn chưa đủ điều kiện để được chấp thuận cấp thị thực tại buổi phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được một thư giải thích và các yêu cầu cụ thể về giấy tờ/thông tin (nếu có) mà đương đơn cần bổ sung thêm.

Các đương đơn bị từ chối cấp thị thực theo điều khoản 221(g) vì hồ sơ còn thiếu các giấy tờ được yêu cầu, đương đơn có thể gửi thư đảm bảo hay trực tiếp đến Lãnh Sự Quán đề bổ túc hồ sơ từ 1-3 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày lễ. Khi đi bổ túc, đương đơn phải mang theo thư yêu cầu bổ túc hồ sơ màu xanh dương hay xanh lá cây.

Mặc dù là hồ sơ bảo lãnh diện K chỉ có giá trị trong vòng 4 tháng, tuy nhiên viên chức Lãnh sự có thể gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ bảo lãnh với điều kiện là viên chức lãnh sự tin rằng người bảo lãnh và đương đơn vẫn còn trong tình trạng hợp pháp để hết hôn và họ vẫn có dự định kết hôn với nhau trong vòng 3 tháng kể từ ngày đương đơn nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Nếu đơn xin thị thực được chấp thuận, đương đơn có thể nhận thị thực lúc 4 giờ chiều vào ngày làm việc tiếp theo. Thông thường thị thực có giá trị trong vòng 6 tháng

Thị Thực Loại V

Đạo luật LIFE cho phép một số vợ/chồng và con cái của Thường Trú Nhân (LPRs) đến Hoa Kỳ sống theo diện thị thực không di dân loại V. Với thị thực loại V, đương đơn có thể vào Hoa Kỳ sống trong khi chờ đợi cho tiến trình xin thị thực di dân hoàn tất. Để biết thêm thông tin về tiến trình xin thị thực loại V, vui lòng nhắp vào đây.

Để hội đủ điều kiện xin thị thực loại V, đương đơn phải thỏa mãn TẤT CẢ các điều kiện sau:

- Đương đơn là vợ/chồng hay con chưa kết hôn (dưới 21 tuổi) của Thường Trú Nhân (LPR);

- Người bảo lãnh (Thường Trú Nhân) mở hồ sơ bảo lãnh cho đương đơn trước hay đúng vào ngày 21 tháng 12 năm 2000; và

- Đương đơn đã chờ đợi ít nhất được ba năm để Sở Di Trú chấp thuận hồ sơ bảo lãnh hay đợi ngày ưu tiên của hồ sơ đã được chấp thuận đến lượt giải quyết.

Thông thường, những đương đơn hội đủ điều kiện cho loại thị thực V này đều đã đựợc Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) thông báo. Tuy nhiên, nếu đương đơn vẫn chưa nhận được thông báo từ NVC mà đương đơn tin chắc rằng mình hội đủ tiêu chuẩn cho loại thị thực này, thì vui lòng điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn DS-3052 kèm theo những bằng chứng về việc người bảo lãnh đã làm hồ sơ bảo lãnh I-130 cho đương đơn tại Sở Di Trú và Nhập Tịch (thông báo về việc nhận hồ sơ, mẫu đơn I-797) và gửi những giấy tờ này đến văn phòng chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và thông báo đến cho đương đơn nếu đương đơn hội đủ tiêu chuẩn để được cấp loại thị thực V hay không. Mẫu đơn DS-3052 có sẵn tại http://foia.state.gov/FORMS/visa/ds3052.pdf.

Khi văn phòng chúng tôi xác định đương đơn hội đủ điều kiện để xin phỏng vấn cho thị thực loại V, chúng tôi sẽ gửi cho đương đơn bộ hướng dẫn. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ được yêu cầu, đương đơn đem tất cả các giấy tờ đến Bện viện Chợ Rẫy để được kiểm tra sức khỏe. Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và gửi kết quả cùng các toàn bộ giấy tờ của đương đơn đến văn phòng chúng tôi. Khi đến bệnh viện nhận kết quả kiểm tra sức khỏe, đương đơn sẽ được báo ngày phỏng vấn thông thường khoảng một tuần sau đó.

Vui lòng đem tất cả các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh như thư từ, hóa đơn điện thoại, thư điện tử, hình ảnh, v.v. khi đi phỏng vấn. Nhiệm vụ của đương đơn tại buổi phỏng vấn là phải cung cấp bằng chứng để chứng minh mối quan hệ thật sự của đương đơn với người bảo lãnh. Viên chức sẽ quyết định đương đơn có hội đủ tiêu chuẩn cho thị thực này hay không thông qua buổi phỏng vấn và những thông tin có trên hồ sơ.

Theo điều khoản 221(g) của Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, các đơn xin thị thực định cư còn thiếu các giấy tờ được yêu cầu sẽ không được chấp thuận cấp thị thực cho đến khi các giấy tờ yêu cầu được bổ sung đầy đủ. Nếu vì bất kỳ lý do gì đương đơn chưa đủ điều kiện để được chấp thuận cấp thị thực tại buổi phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được một thư giải thích và các yêu cầu cụ thể về giấy tờ/thông tin (nếu có) mà đương đơn cần bổ sung thêm.

Đương đơn bị từ chối theo điều khoản 221(g) có thể bổ sung thêm giấy tờ tại Lãnh sự quán từ 1-3 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày lễ. Đương đơn khi đi bổ túc phải mang theo thư từ chối yêu cầu bồ sung thêm giấy tờ.

Nếu đơn xin cấp thị thực của đương đơn được chấp thuận, đương đơn có thể nhận được thị thực lúc 3 giờ chiều vào ngày làm việc kế tiếp theo.

CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG

Lưu ý về an ninh: Khi vào Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, đương đơn không được mang theo các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy phát thanh, máy thu âm, máy vi tính, sổ tay điện tử, máy walkmans, máy quay phim, v.v. Người đến liên hệ và vật dụng đem theo sẽ được kiểm tra an ninh tại cửa ra vào. Xin lưu ý đương đơn không được mang những vật dụng bị cấm vào bên trong Lãnh Sự Quán. Việc mang theo các vật dụng bị cấm kể trên sẽ làm cho đương đơn mất nhiều thời gian ở khâu kiểm tra an ninh và có thể bị trễ giờ phỏng vấn.

Lưu ý quan trọng: Chúng tôi không thể đảm bảo trước là thị thực sẽ được cấp. Chúng tôi khuyến cáo đương đơn chỉ nên sắp xếp lịch trình ra đi cũng như bán tài sản hay nghỉ việc khi đã được cấp thị thực.

Hình phạt đối với việc khai gian: Xin lưu ý rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực nào chính là sự bảo đảm của đương đơn về tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về chính bản thân mình cũng như về mặt pháp lý, ngay cả khi một đại lý du lịch hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Bất kỳ một giấy tờ giả mạo nào hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch đều có thể dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không hội đủ tiêu chuẩn cho bất loai thị thực nào trong tương lai.

Những giấy tờ cần thiết
Dưới đây là những giấy tờ cần thiết cho mỗi loại thị thực. Chúng tôi sẽ gửi cho đương đơn một bộ hồ sơ hướng dẫn và tất cả các mẫu đơn cần thiết trước ngày phỏng vấn.

Không gửi thư hoặc fax những giấy tờ sau đến Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ trừ khi được yêu cầu. Đương đơn phải đem theo tất cả những giấy tờ này khi đi phỏng vấn. Đơn xin thị thực của đương đơn sẽ bị từ chối nếu đương đơn không mang theo đầy đủ giấy tờ như yêu cầu.

Xin lưu ý rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực nào chính là sự bảo đảm của đương đơn về tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về chính bản thân mình cũng như về mặt pháp lý, ngay cả khi một đại lý du lịch hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Bất kỳ một giấy tờ giả mạo nào hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch đều có thể dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không hội đủ tiêu chuẩn cho bất loai thị thực nào trong tương lai.

Thị Thực Diện Quan Hệ Trực Hệ và Quan Hệ Gia Đình

- Đơn bảo lãnh I-130 chấp thuận bởi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) đơn này do USCIS chuyển thẳng về Lãnh Sự Quán

- Thư mời phỏng vấn

- Lệ phí thị thực 380 USD cho mỗi đương đơn, thường được nộp cho Trung Tâm Chiếu Khán quốc gia (NVC) trước ngày phỏng vấn

- 4 ảnh màu làm thị thực

- Giấy chứng minh nhân dân (bản chánh và bản photocopy)

- Hộ khẩu (bản chánh và bản photocopy)

- Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất tám tháng sau ngày cấp thị thực (bản chánh và một bản photocopy cho mỗi đương đơn)

- Mẫu đơn DS-230 Phần I & Phần II, Đơn xin Thị Thực Nhập Cư và Đăng ký Ngoại Kiều

- Bảng theo dõi chích ngừa của Trung Tâm Kiểm Dịch thành phố Hồ Chí Minh

- Kết quả khám sức khoẻ tại Bệnh viện Chợ Rẫy hoặc Tổ Chức Di Dân Quốc Tế (IOM)

- Mức phí khám sức khoẻ là 60 USD cho đương đơn từ 15 tuổi trở lên, và 40 USD cho đương đơn từ 14 tuổi trở xuống.

- Giấy khai sinh của mỗi đương đơn và người bảo lãnh (bản chánh và bản sao)

- Hôn thú, nếu có (bản chánh và bản photocopy)

- Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ hoặc chồng cũ, nếu có (bản chánh và bản photocopy)

- Giấy cam kết độc thân cho tất cả đương đơn nữ từ 18 tuổi trở lên và nam từ 20 tuổi trở lên còn độc thân, hoặc đã ly dị, goá vợ, goá chồng

- Giấy cam kết này phải được đánh máy và do cơ quan có chức năng ở đại phương cấp và phải là bản gốc.

- Nếu đương đơn có con nhỏ dưới tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) xin thị thực cùng với đương đơn nhưng còn cha hoặc mẹ ở lại Việt Nam, đương đơn cần phải cung cấp giấy chấp thuận cho con xuất cảnh sang Hoa Kỳ của người cha hoặc mẹ đó.

- Giấy chứng nhận cảnh sát (lý lịch tư pháp) cho mỗi đương đơn từ 16 tuổi trở lên được cấp trong vòng một năm qua bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo như đăng ký trong Hộ khẩu.

- Giấy chứng nhận do cảnh sát nước ngoài cấp cho các đương đơn từ 16 tuổi trở lên đã từng sống ở nước ngoài trên 1 năm. Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhấn vào đây.

- Giấy tờ liên quan đến toà án hoặc tiền án, nếu có

- Hồ sơ quân đội, nếu có

- Bộ bảo trợ tài chánh mẫu I-864 và chứng từ về tài chánh

- Mẫu I-864 phải là bản gốc và được ký bởi người bảo lãnh, phải được thị thực của phòng Công Chứng trong vòng không quá 1 năm trước ngày phỏng vấn và kèm theo thuế của 3 năm gần nhất và giấy chứng nhận việc làm được ký trong vòng 1 năm (trên giấy có tiêu đề của công ty) hoặc giấy phép kinh doanh còn hiệu lực

- Mỗi đương đơn đi kèm theo phải cần 1 bản photocopy mẫu I-864

- Nếu đương đơn có người đồng tài trợ, người đồng tài trợ phải nộp toàn bộ giấy tờ trên và thêm bằng chứng người đồng tài trợ là công dân Hoa Kỳ hoặc Thường Trú nhân ở Hoa Kỳ như giấy khai sinh ở Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh.

- Toàn bộ bằng chứng chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên trong gia đình đi cùng

Thị Thực Loại K của Công Dân Hoa Kỳ

- Đơn bảo lãnh I-129F chấp thuận bởi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ(USCIS)

- Đơn này do USCIS chuyển thẳng về Lãnh Sự Quán

- Thư mời phỏng vấn

- 4 ảnh màu làm thị thực

- Biên lai thu phí MRV 100 USD đóng tại Ngân hàng Citibank

- Giấy chứng minh nhân dân (bản chánh và bản photocopy)

- Hộ khẩu (bản chánh và bản photocopy)

- Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất tám tháng sau ngày cấp thị thực (bản chánh và một bản photocopy cho mỗi đương đơn)

- Mẫu đơn DS-156, Đơn xin thị thực không di dân (2 bản)

- Mẫu đơn DS-156K, Đơn xin thị thực hôn phu hôn thê (1 bản)

- Mẫu đơn DS-230 Phần I, Đơn xin Thị Thực Nhập Cư và Đăng ký Ngoại Kiều

- Bảng theo dõi chích ngừa của Trung Tâm Kiểm Dịch thành phố Hồ Chí Minh

- Kết quả khám sức khoẻ tại Bệnh viện Chợ Rẫy hoặc Tổ Chức Di Dân Quốc Tế (IOM)

- Mức phí khám sức khoẻ là 60 USD cho đương đơn từ 15 tuổi trở lên, và mức phí khám sức khoẻ là 40 USD cho đương đơn từ 14 tuổi trở xuống.

- Giấy khai sinh của mỗi đương đơn (bản chánh và bản sao)

- Giấy khai sinh của người bảo lãnh (bản chánh và bản sao)

- Giấy lý hôn hoặc giấy chứng tử của vợ hoặc chồng cũ của đương đơn và người bảo lãnh, nếu có (bản chánh và bản photocopy)

- Giấy cam kết này phải được đánh máy và do cơ quan có chức năng ở đại phương cấp và phải là bản gốc

- Nếu đương đơn có con nhỏ dưới tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) xin thị thực cùng với đương đơn nhưng còn cha hoặc mẹ ở lại Việt Nam, đương đơn cần phải cung cấp giấy chấp thuận cho con xuất cảnh sang Hoa Kỳ của người cha hoặc mẹ đó.

- Giấy chứng nhận cảnh sát (lý lịch tư pháp) cho mỗi đương đơn từ 16 tuổi trở lên được cấp trong vòng một năm qua bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo như đăng ký trong Hộ khẩu.

- Nếu đương đơn đã từng sống ở nước ngoài trên 6 tháng kể từ khi 16 tuổi, đương đơn phải nộp giấy chứng nhận cảnh sát của nước đó vui lòng nhấn vào đây.

- Giấy tờ liên quan đến toà án hoặc tiền án, nếu có

- Hồ sơ quân đội, nếu có

- Bộ bảo trợ tài chánh mẫu I-134 và chứng từ về tài chánh. Mẫu I-134 phải được ký bởi người bảo lãnh và phải được thị thực của phòng Công Chứng trong vòng không quá 1 năm trước ngày phỏng vấn kèm theo chứng từ thuế của năm gần nhất và giấy chứng nhận việc làm được ký trong vòng 1 năm (trên giấy có tiêu đề của công ty) hoặc giấy phép kinh doanh còn hiệu lực. Cần 1 bản photocopy mẫu I-134 cho mỗi thành viên đi cùng. Nếu đương đơn có người đồng tài trợ, người đồng tài trợ phải nộp toàn bộ giấy tờ như đã liệt kê ở trên và bằng chứng người đồng tài trợ là công dân Hoa Kỳ hoặc Thường Trú Nhân ở Hoa Kỳ như giấy khai sinh ở Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh.

- Toàn bộ bằng chứng chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên trong gia đình đi cùng.

Mặc dù hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu hôn thê chỉ có giá trị trong vòng bốn tháng, viên chức lãnh sự có thể gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ bảo lãnh với điều kiện là viên chức vẫn tin rằng người bảo lãnh và đương đơn vẫn duy trì tình trạng hợp pháp để tự do đi đến hôn nhân và vẫn dự định kết hôn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đương đơn nhập cảnh Hoa Kỳ.

Thị Thực Loại V

- Bằng chứng rằng 1) Đương đơn là vợ/chồng hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân (LPR); 2) Người vợ/chồng hoặc cha mẹ của đương đơn mở hồ sơ bảo lãnh vào ngày hoặc trước ngày 21 tháng 12 năm 2000; và 3) Đương đơn đã chờ ít nhất là 3 năm để Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận hồ sơ hoặc để ngày ưu tiên của hồ sơ được giải quyết đến.

- Đơn xin thị thực không di dân, mẫu đơn DS-156 (2 bản)

- Mẫu đơn xin thị thực V, mẫu đơn DS-3052

- 2 ảnh màu làm thị thực

- Biên lai thu phí MRV 100 USD đóng tại Ngân hàng Citibank

- Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất sáu tháng sau ngày cấp thị thực

- Kết quả khám sức khoẻ tại Bệnh viện Chợ Rẫy

- Mức phí khám sức khoẻ là 60 USD cho đương đơn từ 15 tuổi trở lên, và mức phí khám sức khoẻ là 40 USD cho đương đơn từ 14 tuổi trở xuống.

- Giấy khai sinh của mỗi đương đơn (bản chánh và bản sao có chứng thực)

- Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ hoặc chồng cũ của đương đơn và người bảo lãnh, nếu có (bản chánh và bản photocopy có chứng thực)

- Giấy chứng nhận cảnh sát (lý lịch tư pháp) cho mỗi đương đơn từ 16 tuổi trở lên được cấp trong vòng một năm qua bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo như đăng ký trong Hộ khẩu.

- Nếu đương đơn đã từng sống ở nước ngoài trên 12 tháng kể từ khi 16 tuổi, đương đơn phải nộp giấy chứng nhận cảnh sát của nước đó vui lòng nhấn vào đây.

- Giấy tờ liên quan đến toà án hoặc tiền án, nếu có

- Hồ sơ quân đội, nếu có

- Bộ bảo trợ tài chánh mẫu I-134 và chứng từ về tài chánh cho thấy người bảo lãnh có đủ khả năng để cấp dưỡng cho đương đơn chẳng hạn như chứng từ thuế của năm gần nhất và giấy chứng nhận việc làm hiện tại.

- Toàn bộ bằng chứng chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên trong gia đình đi cùng.

Không Đủ Tiêu Chuẩn cấp Thị Thực
Để biết thêm thông tin về những điều kiện làm cho đương đơn không đủ tiêu chuẩn để nhận thị thực vào Hoa Kỳ đương đơn có thể xem trên mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại: http://travel.state.gov/visa/frvi/ineligibilities/ineligibilities_1364.html.

Luật Di Dân của Hoa Kỳ được đặt ra để bảo vệ sức khỏe, phúc lợi và an ninh cho Hoa Kỳ. Theo luật Di Dân của Hoa Kỳ, một số đương đơn sẽ không đủ tiêu chuẩn cho thị thực di dân.

- Điển hình là những trường hợp sau, đương đơn bắt buộc phải bị từ chối cấp thị thực:

- Đương đơn mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh lao phổi hoặc HIV;

- Đương đơn mặc bệnh hiểm nghèo, rối loạn tâm thần hoặc nghiện ma túy;

- Đương đơn từng bị giam giữ vì là tội phạm nghiệm trọng, bao gồm tội liên quan đến đạo đức xa đoạ, buôn bán ma tuý và mại dâm;

- Đương đơn là người khủng bố, âm mưu lật đổ hoặc là thành viên của tổ chức chuyên chế cực quyền hoặc là cựu tôi phạm chiến tranh thuộc đảng quốc xã Đức;

- Đương đơn có khả năng trở thành gánh nặng cho xã hội Hoa Kỳ; và/hoặc

- Đương đơn từng can vào tội giả mạo hoặc có những hình thức bất hợp pháp để vào Hoa Kỳ.

Đạo luật bảo vệ tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi (CSPA)
Đạo luật CSPA năm 2002 được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ký thành luật vào ngày 6/8/2002 và có hiệu lực kể từ ngày này. Đạo luật mới này làm thay đổi việc xác định một người con có bị “quá tuổi” hay không (chẳng hạn, người con được đi theo trở thành 21 tuổi trước khi được cấp thị thực hay trước khi thay đổi tình trang) nhằm mục đích cấp thị thực và điều chỉnh tình trạng của các đương đơn cho hầu hết các loại thị thực nhập cư.

Ý nghĩa của đạo luật này là để giữ lại tình trang" không quá tuổi" cho những người con đã bị quá tuổi của của đương đơn chính và đặc biệt cho những ai bị quá tuổi do sự trì hoãn trong tiến trình làm thị thực. Đạo luật CSPA áp dụng cho những loại thị thực di dân như sau:

Con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ hay của Thường Trú Nhân (LPR) (diện IR-2 và đương đơn chính của diện F2A).
Con đi theo cha mẹ là đương đơn chính của các loai thị thực F1, F3, F4, và E
Đạo luật CSPA không áp dụng cho thị thực diện V, K hay bất kỳ thị thực không di dân nào khác.

Đạo luật CSPA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002 và được áp dụng chỉ khi thỏa một trong những điều kiện sau:

Hồ sơ bảo lãnh thị thực nhập cư được chấp thuận ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
Đương đơn bị quá tuổi ngay/sau ngày 6/8/2002 (đương đơn được hưởng thêm 45 ngày theo luật Patriot Act), hoặc
Đương đơn đã bị quá tuổi trước ngày 6/8/2002 nhưng đã nộp đơn xin thị thực trước khi quá tuổi và bị từ chối theo điều khoản 221(g).
Nếu hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận trước ngày 6/8/2002 và đương đơn đã quá tuổi trước ngày đó và đương đơn không nộp đơn xin thị thực trước ngày đó hay đương đơn đã nộp đơn nhưng bị từ chối vì lý do quá tuổi thì đạo luật CSPA không được áp dụng.

Nếu bạn nghĩ rằng con của bạn đủ hội điều kiện để được hưởng luật CSPA, vui lòng liên lạc với bộ phận Thông Tin.

Dạo luật Patriot Act năm 2001


Vào ngày 26 tháng 10 năm 2001, Tổng Thống George W. Bush đã ký "Đạo Luật Đoàn Kết và Củng Cố nước Mỹ bằng cách cung cấp các phương tiện thích hợp cần thiết để ngăn chặn và triệt tiêu chủ nghĩa khủng bố" (USA PATRIOT Act) của năm 2001. Đạo luật Patriot Act bao gồm nhiều điều khoản, trong đó có những điều khoản liên quan tới các vấn đề nhập cư nói chung và việc cấp thị thực.
Điều khoản 424(2) của đạo luật Patriot Act quy định, bất kỳ đương đơn nào là người thừa hưởng hồ sơ bảo lãnh được mở ngay hoặc trước ngày 11 thang 9 năm 2001 và đương đơn có ngày sinh nhật lần thứ 21 xảy ra sau ngày 30 tháng 9 năm 2001 sẽ được xem là "con độc thân dưới 21 tuổi" sau 45 ngày kể từ ngày sinh nhật thứ 21. Do đó, đương đơn xin thị thực di dân thông thường sẽ không đủ tiêu chuẩn cho thị thực khi đến 21 tuổi nhưng nếu hội đủ điều kiện theo điều khoản 424 vẫn có thể sẽ được cấp thị thực thêm 45 ngày sau ngày sinh nhật lần thứ 21.

Các câu hỏi thường gặp
Nếu bạn không tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình trong các câu hỏi thường gặp đưới đây, bạn có thể liên lạc với bộ phậnthông tin của chúng tôi.

Làm cách nào để tôi cập nhật thông tin trên hồ sơ của tôi khi địa chỉ, số điện thoại, tình trạng hôn nhân hay tình trạng nhập tịch của tôi có thay đổi?

Nếu hồ sơ của bạn đã có ở văn phòng của chúng tôi, bạn có thể liên hệ với bộ phận Thông Tin của chúng tôi. Nếu hồ sơ của bạn đang còn ở Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) hay Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS), vui lòng liên lạc với họ. Thông tin để liên lạc với NVC và USCIS có ở trang web của bộ phận Thông Tin.

Hồ sơ của tôi có thể được giải quyết nhanh và được xếp lịch phỏng vấn sớm không?

Do số lượng hồ sơ đang chờ được giải quyết quá nhiều và để đảm bảo công bằng cho tất cả các đương đơn nên chúng tôi không thể xếp lịch phỏng vấn sớm ngoại trừ đương đơn có lý do khẩn phải đi gấp.

Tôi có thể được xếp lịch phỏng vấn trước ngày hồ sơ của tôi đến lượt được giải quyết không?

Chúng tôi không thể xếp lịch phỏng vấn cho đương đơn nếu hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết. Không có qui định pháp lý nào cho phép chúng tôi giải quyết các đơn xin thị thực di dân chưa đến lượt, thậm chí ngay cả vì lý do nhân đạo. Chúng tôi sẽ lên lịch phỏng vấn khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.

Để có thông tin mới nhất về thời gian giải quyết hồ sơ của từng loại thị thực, bạn có thể gọi số điện thoại (202) 663-1541 hay vào trang web của Bộ Ngoại Giao http://travel.state.gov/visa/frvi_bulletin.html.

Tôi phải làm gì để xin xếp lại lịch phỏng vấn?

Nếu đương đơn không tham dự buổi phỏng vấn đã lên lịch hay muốn sắp xếp một lịch phỏng vấn mới, đương đơn phải gửi một thư yêu cầu xếp lại lịch phỏng vấn đến văn phòng chúng tôi. Thông thường lịch phỏng vấn mới sẽ được xếp khoảng ba tháng sau ngày chúng tôi nhận được thư yêu cầu. Hồ sơ có thể bị đóng nếu đương đơn không tiếp tục hồ sơ trong vòng một năm sau ngày phỏng vấn đầu tiên.

Làm thế nào để tôi có bộ hướng dẫn/ thư mời phỏng vấn khác nếu tôi không nhận được các giấy tờ mà Lãnh Sự Quán đã gửi cho tôi?

Kể từ ngày chúng tôi gửi hồ sơ hướng dẫn được bốn tuần trở lên mà đương đơn chưa nhận được và đương đơn tin rằng thư có thể bị thất lạc qua đường bưu điện, đương đơn có thể đến văn phòng chúng tôi để nhận bộ hướng dẫn khác từ 1-3 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày lễ. Đương đơn cũng có thể liên lạc với bộ phận Thông tin của chúng tôi để yêu cầu được gửi một bộ hướng dẫn khác.

Người bảo lãnh có thể tham dự buổi phỏng vấn cùng với người thân được không?

Theo qui định chung được áp dụng toàn cầu, người bảo lãnh không được tham dự buổi phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn đương đơn bằng tiếng Việt. Nếu đương đơn không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh Sự Quán sẽ thông dịch cho đương đơn.

Làm thế nào để nộp các giấy tờ / thông tin mà viên chức phỏng vấn yêu cầu nộp thêm?

Khi đã có đủ TẤT CẢ các thông tin được yêu cầu, đương đơn có thể nộp cho văn phòng chúng tôi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp nộp tại lãnh sự. Vui lòng không gửi cho chúng tôi qua fax. Giấy tờ được yêu cầu có thể nộp trực tiếp tại Lãnh Sự Quán từ 1-3 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày lễ. Đương đơn phải đính kèm thư yêu cầu bổ túc hồ sơ khi đến nộp giấy tờ.

Sau khi viên chức lãnh sự đã xem xét hồ sơ bổ túc, chúng tôi sẽ liên lạc với đương đơn về quyết định của viên chức.

Tôi phải làm gì nếu không có được giấy tờ mà viên chức yêu cầu?

Nếu đương đơn không thể cung cấp được thông tin/giấy tờ được viên chức phỏng vấn yêu cầu, đương đơn nên nộp một thư giải thích lý do/hoàn cảnh không thể có được các thông tin/giấy tờ theo yêu cầu. Sau khi đương đơn nộp thư giải thích, viên chức lãnh sự sẽ xem xét lại hồ sơ.

Tôi phải làm gì nếu tôi không thể nộp khai sinh bản gốc?

Nếu đương đơn không thể có được khai sinh vì hồ sơ đã bị hủy hay cơ quan nhà nước không cấp lại, đương đơn phải nộp giấy tuyên thệ được phòng hộ tịch địa phương xác nhận và các bằng chứng khác về việc khai sinh của mình như sổ hộ khẩu cũ, học bạ, hay giấy rửa tội.

Tôi phải làm gì để rút hay hủy hồ sơ mà tôi mở bảo lãnh?

Vui lòng gởi cho chúng tôi một thư xin rút hay hủy hồ sơ bản gốc có công chứng. Chúng tôi sẽ ngưng tiến trình giải quyết của hồ sơ và trả hồ sơ về Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS).

Nếu tôi bị mất thẻ xanh khi đang du lịch tại Việt Nam, tôi phải làm gì để xin một thẻ khác?

Bạn nên liên lạc với văn phòng Bộ An Ninh Quốc Gia (DHS) tại thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu cấp lại.

Văn phòng DHS tại thành phố Hồ Chí Minh
Tầng 9- Saigon Center
65 Lê Lợi
Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 821-6237
Fax: 821-6241