PDA

View Full Version : Báo Trung Quốc: Chiến đấu cơ T-50 tồn tại nhiều lỗ hổng lớn



El Chapo
01-11-2016, 00:30
https://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2016/pak-fa-t-50-compressor-stall-on-maks-2011-1452486090868-0-0-590-1156-crop-1452486123992.jpg
Nga tuyên bố T-50 sẽ chính thức được trang bị vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Đây có phải là giấc mơ khi máy bay còn nhiều thiếu sót về động cơ, khả năng tàng hình và radar?


Điểm yếu về động cơ

Theo trang mạng wanhuajing.com, từ lâu đã có nhiều ý kiến bàn tán về vấn đề động cơ của tiêm kích Trung Quốc, trong khi dường như máy bay chiến đấu của Nga không xuất hiện nhược điểm này.

Đó là một sai lầm lớn, chất lượng động cơ trên chiến đấu cơ thế hệ 4 của Nga vẫn đứng hàng đầu thế giới, nhưng máy bay thế hệ 5 thì kém hơn.

T-50 của Nga được nghiên cứu để đối kháng với 2 chiếc tiêm kích thế hệ 5 là F-22 và F-35 của Mỹ. Sau khi J-20 của Trung Quốc trở thành ngôi sao đang lên, Nga lại đưa thêm J-20 vào bản danh sách đối thủ của T-50.

Sự khác nhau giữa máy bay thế hệ 4 và 5 nằm ở động cơ công suất mạnh, lĩnh vực này từ thời Liên Xô cho đến Nga bây giờ vẫn đang gặp khó khăn.

Nhược điểm này không chỉ có trên T-50, mà các chiến đấu cơ khác như Su-27, MiG-29 của Không quân Nga cũng tồn tại.

Khoảng cách lớn nhất giữa động cơ do Nga sản xuất với các nước phương Tây là thời gian tăng tốc dài, lượng tiêu hao nhiên liệu lớn, tuổi thọ ngắn.

Hiện nay động cơ mà T-50 trang bị là 117S, nó còn được lắp trên máy bay Su-35. Tuy Nga tuyên bố 117S hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của chiến đấu cơ thế hệ 5, nhưng so sánh chi tiết có thể thấy so với động cơ F119 sử dụng trên F-22 thì vẫn có khoảng cách rất lớn.


https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/00016c42d9de1502041623-1452486548763/bao-trung-quoc-chien-dau-co-t50-ton-tai-nhieu-lo-hong-lon.jpg

Động cơ 117S từng gặp sự cố và cháy ngay trước mặt các quan chức quân sự Ấn Độ

Lỗ hổng về tính năng tàng hình

Một yêu cầu lớn khác của máy bay chiến đấu thế hệ 5 là tính năng tàng hình, đây vẫn là khuyết điểm lớn của Nga. Các quân chủng Hải - Lục - Không quân Nga hiện không có một khí tài tàng hình đặc biệt nào.

Tuy T-50 được gọi là chiến đấu cơ thế hệ 5 nhưng khả năng tàng hình của nó vẫn không thể bằng F-22 của quân đội Mỹ, thậm chí còn bị J-20 của Trung quốc vượt mặt.

Đầu tiên là vấn đề cửa hút khí trên chiến đấu đấu cơ, cách bố trí cửa hút khí và động cơ của T-50 rõ ràng vẫn sử dụng công nghệ của Su-27.

Hai là lỗ hổng lớn về thiết kế của buồng lái và động cơ. Thiết kế buồng lái của máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất vẫn là F-22 của Mỹ.

Nó có hình dạng giống như kim tự tháp, đồng thời vẫn đáp ứng tính cơ động của máy bay và tầm nhìn của phi công, diện tích phản xạ radar (RCS) cũng giảm đáng kể. Buồng lái của T-50 tệ hơn và không có sự khác biệt lớn so với hàng loạt chiến đấu cơ Sukhoi trước đó.

Bố trí động cơ của T-50 dường như hoàn toàn giống Su-27 và Su-35, có tới 60% phần động cơ lộ ra ngoài, điều này chắc chắn làm tăng diện tích phản xạ radar của thân máy bay, điều này đồng nghĩa với tự sát.

Vì vậy, khả năng tàng hình của T-50 lạc hậu hơn nhiều so với máy bay của Mỹ và Trung Quốc, T-50 cùng lắm chỉ là một chiến đấu cơ chuẩn tàng hình.


https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/trang-bi-pl10-tiem-kich-j20-khong-ngan-tiem-kich-my-18233383-1452486979904/bao-trung-quoc-chien-dau-co-t50-ton-tai-nhieu-lo-hong-lon.jpg

Trung Quốc tự tin J-20 đã vượt mặt T-50

Radar hoạt động không ổn định

Radar AFARX mà Nga định gắn trên T-50 hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, còn hiện nay máy bay chỉ có thể sử dụng công nghệ radar của Su-35.

Ngay cả khi loại radar này được nghiên cứu thành công thì hiệu quả tác chiến của nó cũng không lý tưởng vì số lượng các module thu phát chỉ có 1.500, bằng 70% của radar AN/APG-77 trang bị trên F-22.

Ngoài ra công suất sử dụng của cả hai đều khác nhau, vì vậy khoảng cách tìm mục tiêu của T-50 chắc chắn không được xa như F-22.


Theo Soha.vn