PDA

View Full Version : Thắc mắc quanh hành tinh Kepler-452b



saigonman
08-01-2015, 07:20
Tàu vũ trụ Kepler trị giá 600 triệu đô la được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng vào không gian bằng tên lửa Delta-II, ngày 07/03/2009. Kepler cũng là một đài quan sát vũ trụ, dài 4,7 mét, rộng 2,7 mét và nặng hơn 1 tấn, nhằm “săn tìm” những hành tinh giống Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời, nhờ một kính viễn vọng có đường kính 0,95 mét.

Kepler-452b là phát hiện mới nhất của tàu vũ trụ Kepler, được các nhà khoa học công bố ngày 23/07/2015 vừa qua. Ẩn sau cái tên này là một hành tinh có nhiều “điểm tương đồng” với Trái Đất của chúng ta. Báo Le Monde của Pháp đăng một bài giải thích dưới dạng câu hỏi về những bí ẩn quanh hành tinh này.

Ngoại hành tinh là gì ?

Một ngoại hành tinh là một hành tinh quay quanh một ngôi sao khác Mặt Trời (nằm ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta). Ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện vào năm 1995. Đó là hành tinh 51 Pégasi b. Hiện nay, các nhà khoa học ước tính có khoảng 1.030 ngoại hành tinh “chính thức”. Tuy nhiên, vệ tinh Kepler của Mỹ đã sưu tập được gần 5.000 “ứng viên” ngoại hành tinh, vì vậy cần phải sàng lọc các tiêu chí đặc trưng. Nhà thiên văn Jean Schneider, đang làm việc tại Đài Quan sát Meudon, ngoại ô Paris, hiện đang điều hành một website có “bộ sưu tập” đầy đủ về các hành tinh này.

Kích thước của hành tinh Kepler-452b ?

Kepler-452b có bán kính lớn hơn Trái Đất 1,6 lần, tương đương với 10.194 km. Như vậy, ngoại hành tinh này lớn hơn Trái Đất 4 lần. Kepler-452b quay quanh ngôi sao (“Mặt Trời” khác) trong vòng 385 ngày, hơn 20 ngày so với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

Điều thú vị khác là ngôi sao của Kepler-452b cũng là một ngôi sao thuộc kiểu G, giống Mặt Trời của chúng ta. Trong khi đó, những ngôi sao của những hành tinh “họ hàng” với Trái Đất lại nhỏ hơn, lạnh hơn và không sáng bằng. Đây chính là những điều kiện cản trở sự sống tồn tại trên các hành tinh này.

Cấu tạo của Kepler-452b ?

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết cấu tạo của hành tinh này. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), có 50% khả năng là bề mặt của hành tinh này có thể gồ ghề như Trái Đất. Nhưng vệ tinh Kepler vẫn chưa thể xác định được trọng lượng của ngoại hành tinh này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng nó có thể nặng gấp năm lần Trái Đất. Nếu có bề mặt gồ ghề, thì một hành tinh có kích thước hay trọng lượng như trên, rất có thể có núi lửa hoạt động trên bề mặt. Cuối cùng, việc nhận dạng được khối lượng có thể cho những thông số về việc có bầu khí quyển trên hành tinh này hay không.

Làm thế nào “nhìn thấy” được hành tinh này ?

Kính viễn vọng không gian Kepler có cách riêng để phát hiện các ngoại hành tinh. Đây chính là nhiệm vụ khi vệ tinh Kepler được NASA phóng vào năm 2009. Người ta gọi là phương pháp “vận động hành tinh”. Vệ tinh Kepler ghi nhận những biến đổi độ sáng của ngôi sao (“Mặt Trời”) được quan sát khi một hành tinh bay qua phía trước. Nghiên cứu các khoảng tối trên bề mặt ngôi sao cho phép suy ra được kích thước của hành tinh và khoảng cách của nó với ngôi sao. Người ta cũng có thể tìm hiểu được liệu hành tinh đó có nằm trong “khu vực có thể sống được”. Thế nhưng, phương pháp này không cho phép tìm hiểu được trọng lượng của hành tinh đó.

“Khu vực có thể sống được” là gì?

Người ta nói “khu vực có thể sống được” (hay còn gọi là “vùng ở được”, Habitable Zone, HZ) để chỉ vùng xung quanh một ngôi sao nơi nước trên hành tinh có thể tồn tại ở dạng lỏng, yếu tố cần thiết để sự sống phát triển. Đây là trường hợp của Trái Đất. Ví dụ, Sao Thủy (Mercure) nằm quá gần Mặt Trời để nước có thể tồn tại dưới bất kỳ dạng nào, còn Sao Hỏa, thì lại nằm quá xa Mặt Trời nên nước chỉ tồn tại dưới dạng băng.

Kepler-452b không phải là ngoại hành tinh duy nhất nằm trong “vùng ở được”, mà là hành tinh duy nhất hiện nay có kích thước gần với Trái Đất của chúng ta và cũng quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời.

“Khu vực có thể sống được” có phải là yếu tố duy nhất để sự sống xuất hiện ?

Không. Sự sống xuất hiện được phải dựa trên nhiều yếu tố. Chỉ cần quan sát hành tinh của chúng ta để rút ra những yếu tố cơ bản. Ngoài việc nằm trong “khu vực sống được” của hệ Mặt Trời, Trái Đất còn có bầu khí quyển bảo vệ để hút một phần tia sáng Mặt Trời, như các tia cực tím, và hâm nóng Trái Đất bởi hiệu ứng nhà kính. Trái Đất còn có từ trường làm chệch hướng các hạt điện tích chết người từ gió Mặt Trời. Các hạt điện tích tương tác với tầng khí quyển bên trên hành tinh tạo thành hiện tượng cực quang tại cực Bắc và cực Nam.

Liệu ngoại hành tinh Kepler-452b có đưa ra được những thông số về tương lai của Trái Đất không ?

Vì Kepler-452b “già” hơn Trái Đất 1,5 tỉ năm và nếu như có thể khẳng định được rằng ngoại hành tinh này có nhiều điểm tương đồng với Trái Đất, thì Kepler-452b có thể cho biết được điều gì sẽ xảy ra với hành tinh của chúng ta trong hơn 1 tỉ năm nữa, khi Mặt Trời nóng hơn, với khả năng nắng nóng sẽ khiến nước trên Trái Đất bay hơi hết.

Khoảng cách giữa Kepler-452b và Trái Đất là bao nhiêu ?

Kepler-452b cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng. Nó nằm trong chòm sao Thiên Nga. Một năm ánh sáng tương đương với 9.461 tỉ km. Vận tốc của ánh sáng là khoảng 300.000 km/giây. Vì thế, Kepler-452b cách Trái Đất hơn 13 triệu tỉ km.

Cần bao nhiêu thời gian để đi tới Kepler-452b ?

Tàu thăm dò New Horizons vừa chụp hình ảnh Sao Diêm vương, hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời, đang giữ kỷ lục về vận tốc, khoảng 60.000 km/giờ. Cứ cho rằng, một tàu vũ trụ chở người với vận tốc nhanh như vậy, thì có lẽ phải cần tới 25 triệu năm để tới Kepler-452b. Đây sẽ là một hành trình… rất rất lâu!

Có thể gửi được thông điệp cho những cư dân giả định của Kepler-452b không ?

Giả sử có sự sống trên hành tinh này và có những công nghệ tương tự trên Trái Đất, có lẽ sẽ cần khoảng 1.400 năm để một thông điệp ánh sáng tới được Kepler-452b. Để nhận được câu trả lời, cũng cần chừng đó thời gian. Như vậy, chúng ta phải kiên nhẫn trong vòng 2.800 năm để trao đổi thông tin.

Nguồn: Theo RFI Tiếng Việt

uminhha4
08-01-2015, 09:13
Tối nay tôi sẽ qua đó xem có gì lạ!

bay chim bo xu
08-01-2015, 10:14
Bài viết chỉ đề cập đến hành tình này quay quanh 1 mặt trời khác là 385 ngày chứ không nói nó có quay quanh trục như trái đất hay không , có nghĩa là vẫn chưa xác định được nó có ngày và đêm hay không , chưa nói tới bầu khí quyển của nó ra sao . Để có 1 hành tinh giống trái đất hành tinh này còn thiếu quá nhiều điều kiện .

nguacon
08-01-2015, 14:35
Thiếu hay thừa hihihi....
"có nhiều “điểm tương đồng” với Trái Đất của chúng ta"
1.6 lần lớn hơn
1 tỷ năm già hơn
20 ngày hơn
....

Chệt đang bán vé ..................................
"After NASA announced its landmark discovery of the potentially habitable planet a mere 1,400 light-years away earlier this month, a listing by an individual has popped up on Chinese e-commerce site TaoBao -- similar to eBay or Amazon -- that offers an "immigration status ticket" for migration to the newly known planet for a mere .2 yuan, or about $.03.

The private seller, whose name doesn't translate in Google Translate, doesn't mention how any new immigrants to Kepler-452b will travel there in this listing that we have to assume is meant to be tongue-in-cheek.

Still, somewhat surprisingly, not many folks are jumping at the opportunity to reserve the right to be among the first colonists on Earth 2.0 for a mere three pennies."