kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Những người Mỹ gạt sĩ diện xin trợ cấp

  1. #1
    Trưởng Ban Phòng Chống Tội Phạm Hoàng Na's Avatar
    Tham gia ngày
    May 15th 2006
    Bài gởi
    54,879
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    2013

    Default Những người Mỹ gạt sĩ diện xin trợ cấp

    Dalen Lacy, một thủ kho ở Dallas, Texas, không bao giờ nghĩ rằng có ngày mình phải tìm đến trợ cấp thất nghiệp và đồ ăn miễn phí.

    Nhưng khi "bão Covid-19" ập đến, Lacy, 27 tuổi, mất công việc tại kho cũng như việc làm thêm tại cửa hàng 7-Eleven.
    Người bố có hai con này giờ đây có mặt trong dòng xe dài nối đuôi nhau tới điểm phát thực phẩm miễn phí ở Dallas. Giống như Lacy, bên trong xe là những người đến giờ vẫn không tin được rằng mình lại phải đi nhận đồ ăn từ thiện.
    Một trong những người xếp hàng tại điểm phát thực phẩm miễn phí ở trung tâm dịch vụ cộng đồng Crossroads Dallas. Ảnh: NYTimes.
    Như 70% số người có mặt tại trung tâm dịch vụ cộng đồng Crossroads Dallas vào một ngày của tuần trước, Lacy chưa từng đến đây. "Tôi chưa từng làm việc này", Lacy nói khi một nhân viên cộng đồng chất hộp thực phẩm vào xe anh. "Nhưng tôi phải làm những gì cần làm vì các con mình".
    Hàng trăm nghìn người Mỹ, từ kỹ thuật viên làm móng ở Los Angeles đến nhân viên sân bay ở Fort Lauderdale, từ nhân viên pha chế ở Phoenix tới cựu thí sinh tham gia chương trình thực tế ở Minnesota, đang lần đầu tiên trong đời phải gạt nỗi xấu hổ sang một bên, tìm kiếm sự giúp đỡ ở mọi nguồn có thể.
    "Đầu tiên, chúng tôi nhìn thấy những nhân viên bán lẻ, đầu bếp, phục vụ bàn và cả chủ nhà hàng", David Greenfield, giám đốc điều hành Met Council, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thực phẩm và hỗ trợ nơi ở cho người gặp hoàn cảnh khó khăn tại thành phố New York, cho hay. "Tuần trước, chúng tôi còn đón cả nhân viên đến từ những công ty luật".
    Tại thành phố St. Louis Park, bang Minnesota, thợ máy Scott Theusch, 61 tuổi, lần đầu tiên nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Ông là một trong 3,3 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp trong vòng một tuần qua trên khắp nước Mỹ. Ông gác lại niềm tin sâu sắc bấy lâu nay của mình rằng ai xin trợ cấp đều là những người nỗ lực chưa đủ.
    "Họ bảo chúng tôi không được đến làm việc, vậy chúng tôi còn có thể làm gì", Theusch nói.
    Ở Los Angeles, Samantha Pasaye, 29 tuổi, kỹ thuật viên làm móng, cầu xin quyên góp trên mạng xã hội Instagram sau khi salon nơi cô làm việc đóng cửa. "Tôi không phải người thích cầu xin giúp đỡ. Tôi luôn tự làm mọi thứ. Nhưng với tình hình hiện nay, tôi phải gạt bỏ sĩ diện", Pasaye chia sẻ.
    Adedyo Codrington, nhân viên triển lãm thương mại kiêm chủ tịch công đoàn, một khách hàng khác của điểm phát thực phẩm miễn phí ở Dallas, đã nộp đơn xin thất nghiệp ngay sau khi mất việc hôm 8/3. Nhưng tấm séc trợ cấp thất nghiệp đầu tiên không đến kịp.
    Vì thế Codrington, 41 tuổi, cha của hai con, phải tìm đến điểm phát thực phẩm. Nhưng trong lần anh ghé thăm đầu tiên, họ không còn đồ để phát. Dù xấu hổ, anh vẫn cố thử lại lần nữa vào tuần trước. Lần này, anh đến sớm hơn, tuy nhiên, dòng người xếp hàng đã dài cả km. Codrington ra về với duy nhất một gói đậu xanh.
    Các đồng nghiệp quyên góp được 100 USD hỗ trợ anh, nhưng số tiền này đã gần hết. Codrington giờ đây chỉ ăn một bữa mỗi ngày với hai lát bánh mỳ mỏng và uống nước đường cho qua cơn đói.
    "Từ chỗ kiếm 1.500-2.000 USD một tuần, tôi rơi vào hoàn cảnh tồi tệ như hiện nay", anh nói.
    "Rất nhiều người Mỹ luôn tự hào về khả năng tự lập và tính độc lập của bản thân", Alice Fothergill, giáo sư xã hội học tại Đại học Vermont, nhận xét. "Việc phải ngửa tay xin trợ cấp chắc chắn là điều cực kỳ khó khăn".
    Theo bà, những người thấy xấu hổ vì phải tìm kiếm trợ cấp thường là người cần chúng nhất. Trong một nghiên cứu về những phụ nữ đã trải qua những trận lũ lụt tàn khốc ở Bắc Dakota, bà nhận thấy phụ nữ tầng lớp lao động và trung lưu là những người tuyệt vọng nhất khi cần đến sự giúp đỡ từ cộng đồng, bởi nỗi lo sợ đánh mất địa vị xã hội. Họ không muốn bị coi là người nghèo.
    Greenfield từ tổ chức Met Council New York cho biết không ít người tìm đến tổ chức từ thiện của ông lần đầu tiên và luôn miệng xin lỗi. "Họ nói 'Tôi xin lỗi nhưng bạn có thể giúp tôi không? Tôi xin lỗi nhưng tôi cần đồ ăn, tôi xin lỗi nhưng tôi cần hỗ trợ tiền thuê nhà, tôi xin lỗi nhưng tôi cần giúp đỡ'", Greenfield kể.
    Với một số người khi nộp đơn xin trợ cấp, dù đủ điều kiện, họ vẫn đau đáu nỗi lo lắng rằng liệu còn ai khác cần trợ cấp hơn mình không và việc mình nộp đơn xin trợ cấp có tước đi cơ hội của người khác không?
    Kirk DeWindt, 36 tuổi, huấn luyện viên thể hình ở Brooklyn Park, Minnesota, từng ba lần tham gia chương trình truyền hình thực tế "The Bachelor". Việc kinh doanh của DeWindt gặp khó khăn bởi nhu cầu thuê huấn luyện viên gần như không còn. DeWindt có một khoản tiết kiệm nên khi mẹ khuyên anh nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, anh ban đầu chần chừ, song sau cùng cũng phải làm theo.
    Trên GoFundMe, trang kêu gọi quyên góp trực tuyến, khoảng 120 triệu USD đã được ủng hộ cho những chiến dịch liên quan đến Covid-19 kể từ tuần đầu tiên của tháng ba đến nay.
    Raven Green và hai con. Ảnh: NYTimes.
    Tại Phoenix, Raven Green, 28 tuổi, bà mẹ đơn thân hai con, tìm đến GoFundMe sau khi một lúc mất cả ba công việc là nhân viên pha chế, hát hợp đồng và phát tờ rơi trong chưa đầy một tuần.
    Green hoảng sợ. Cô còn đồ ăn đủ dùng trong vài ngày, nhưng khoản thanh toán nợ mua xe hơi khiến cô nhẵn túi. Green lập một trang kêu gọi quyên góp 1.500 USD trên GoFundMe nhưng vì xấu hổ, cô không dám chia sẻ thông tin lên mạng xã hội.
    "Tôi không muốn mọi người nghĩ tôi đang chật vật", Green nói. Đến chiều 31/3, cô chưa nhận được đồng quyên góp nào.
    Cơn bão Covid-19 có lẽ tác động nhiều nhất tới những người nhập cư đang theo đuổi "giấc mơ Mỹ".
    Alex Rotaru, 48 tuổi, nhà làm phim kiêm diễn viên ở Beverly Hills, rời Romania đến Mỹ khi mới 21 tuổi. "Khi đặt chân đến Mỹ,tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ cần đến trợ cấp", anh nói.
    Rotaru đã phải đấu tranh tư tưởng trước khi quyết định nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Mọi dự án của anh đều đang bị đình trệ, còn chồng hóa đơn phải trả thì ngày một dày thêm.
    "Chắc chắn là tôi cảm thấy xấu hổ, nhưng tôi đã nhanh chóng vượt qua nó vì nghĩ đến con trai mình", anh cho hay.
    Ernst Virgile, 38 tuổi, chuyển từ Haiti đến Mỹ cùng vợ vào năm 2012. Anh quyết tâm làm việc không ngừng nghỉ để có một cuộc sống tốt hơn. Virgile nhận làm hai công việc tại sân bay Fort Lauderdale là trợ giúp hành khách đi xe lăn và hỗ trợ khách quốc tế. Vợ anh làm nhân viên kiốt bán hàng. Hai người tiết kiệm từng đồng để mua một căn nhà vào năm ngoái, nơi họ nuôi dạy ba con nhỏ. Hai vợ chồng choáng váng khi cùng bị mất việc vào tháng trước.
    Vợ Virgile đã khóc trước viễn cảnh phải yêu cầu ngân hàng cho tạm dừng thanh toán khoản vay mua nhà. Virgile đang tìm hiểu cách đăng ký tem phiếu thực phẩm và nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Họ sợ phải xếp hàng tại các điểm phát thực phẩm miễn phí vì nguy cơ lây nhiễm nCoV rất cao.
    Họ chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng như vậy. "Chúng tôi không quen với việc này", Virgile chia sẻ. "Từ trước khi đến đây, chúng tôi đều nhận thức được rằng mình phải làm việc rất, rất chăm chỉ để hoàn thành giấc mơ Mỹ. Nhưng chúng tôi lại phải xin trợ cấp thất nghiệp. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không thể làm gì khác".
    Vũ Hoàng (Theo NYTimes)
    Ta không sợ KẺ THÙ trước mặt,
    Nhưng Ta ngại tình CHIẾN HỮU sau lưng .
    Follow me on Flickr - Vinamaster
    Follow me on Youtube - Vinamaster

  2. #2
    Thành Viên Chính Thức nguacon's Avatar
    Tham gia ngày
    May 19th 2012
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Đất Nầy - This Planet Earth
    Bài gởi
    15,281
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    430

    Default

    Vũ Hoàng ơi!
    Ở Mỹ, trợ cấp là quyền lợi người ta được hưởng, chả liên quan khỉ chó gì đến sĩ diện mà "gạt".

  3. Thanks Vua Thoi Nay, Kụ Ngố, mithung thanked for this post
  4. #3
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Dec 1st 2007
    Nơi Cư Ngụ
    Tứ Hải Là Nhà
    Bài gởi
    183
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    nói đừng buồn ,,chỉ có người châu á mới có cái sĩ diện đó

  5. Thanks Kụ Ngố, mithung thanked for this post
  6. #4
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Trích Nguyên văn bởi đờiCôĐộc View Post
    nói đừng buồn ,,chỉ có người châu á mới có cái sĩ diện đó
    Ở đâu trong bài viết này mà dám suy diển ra chuyện "...chỉ có người châu á mới có sĩ diện đó" [hết quote] Cho dù sống ở đời, trăm người sẽ có trăm ý, ai cũng có quyền tự do ăn nói, tuy nhiên nên thận trong trước khi nói ra những lời lẻ kiểu này, câu chuyện nào cũng có nguồn gốc, có nhân vật cụ thể để người ta chứng minh sự việc thật rỏ ràng. Nếu đọc kỹ họ tên của những nhân vật trong bài này thì người ta không hề thấy có dính líu gì đến nguồn gốc châu Á nào cả, vậy đừng nên "chụp mủ" nói xấu người châu Á như thế này như thế kia, thật khó nghe quá, mong thay!

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-20-2019, 12:30
  2. Lý do trục xuất người đang xin nhập cảnh Hoa Kỳ
    By saigonman in forum Tìm Hiểu Về Luật Pháp - Di Trú
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-10-2018, 16:34
  3. Tiến Trình Bảo Lãnh Và Xin Visa Diện Trực Hệ (ir Hay Cr)
    By Hồng Thất Công in forum Tìm Hiểu Về Luật Pháp - Di Trú
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-31-2008, 15:42

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •