kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Cuộc di cư "ngược dòng" chạy trốn ổ dịch của người Mỹ

  1. #1
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default Cuộc di cư "ngược dòng" chạy trốn ổ dịch của người Mỹ

    Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người Mỹ khi tìm kiếm sự an toàn thường chạy trốn khỏi những thành phố đông đúc và hướng về các thị trấn nhỏ ở vùng nông thôn.

    Lisa Pezzino và Kit Center, hai vợ chồng làm việc trong lĩnh vực âm nhạc ở TP Oakland, California, đã chuyển về sống ở sâu trong rừng cây gỗ đỏ gần khu Big Sur, 225 km về phía Nam dọc theo bờ biển California để tránh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành ở nước Mỹ.

    Họ sống yên tĩnh, cô lập, chỉ với một cabin nhỏ, bếp ở ngoài trời và một người hàng xóm.

    Lúc ban đầu, cặp đôi chỉ dự định đi nghỉ chỉ bốn ngày. Rồi sau đó, các lệnh giới hạn được ban hành, và chính quyền kêu gọi mọi người nên ở nhà. Sẽ không còn những buổi biểu diễn, hay những nghệ sĩ tìm kiếm hợp đồng ghi âm.

    Cuộc "di cư lớn" năm 2020
    Pezzino, kỹ sư làm việc cho một hãng ghi âm, có thể làm việc từ xa nhưng Center, nhân viên kỹ thuật sân khấu, chắc chắn không thể làm việc tại nhà.

    Họ đã quyết định ở lại trong rừng, vô thời hạn. Họ đã tham gia "cuộc di cư" của người Mỹ năm 2020.
    Hidden Content
    Lisa Pezzino and Kit Center ngắm cầu vồng tại nơi ở mới của họ ở Big Sur, California. (Ảnh: Washington Post)

    Ngay cả khi hầu hết mọi người đều ở gần nhà trong thời điểm rối ren này, hàng triệu người đã tìm cách di chuyển đi. Cuộc di cư hàng loạt có vẻ khẩn cấp và tạm thời này có thể là mầm mống cho sự thay đổi về nơi sống và lối sống của người Mỹ. Sinh viên đại học và thanh niên ở các tiểu bang bắt đầu hướng về nhà bên cha mẹ. Những người trung niên trở về bên cha mẹ đã nghỉ hưu.

    Từ các bãi biển và khu nghỉ dưỡng đến các cabin trên núi hay nhà dân ở nông thôn, các địa điểm hẻo lánh, cách xa các thành phố đông đúc đang thu hút những người mong muốn thoát khỏi các ổ dịch.

    Nhưng những "kẻ chạy trốn virus" thường gặp phải sự phản đối và cản trở quyết liệt, bao gồm những nỗ lực của tiểu bang Florida hầu ngăn chặn người từng ở New York đến sống chung với người thân của họ ở đây. Họ dựng một trạm kiểm soát của cảnh sát để ngăn người ngoài vào Florida Keys và đóng cửa một số hòn đảo ven biển để khoanh vùng có dịch.

    Hidden Content
    Lisa Pezzino bên ngoài nơi trú ngụ của họ ở Big Sur, California. (Ảnh: Washington Post)

    Sự chuyển dịch có tác động dài hạn
    Khi chính quyền của Tổng thống Trump đưa ra một bảng xếp hạng cấp quốc gia về các quận hạt có nguy cơ lây lan virus cao, trung bình hoặc thấp, người dân khi tìm kiếm sự an toàn tương đối, có xu hướng tránh xa những thành phố đông đúc, đắt đỏ và hướng về các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn.

    "Sự chuyển dịch này, như chúng ta đang thấy, không chỉ là cách đối phó với dịch bệnh", Joel Kotkin, người đã nghiên cứu về cách thức và lý do con người di cư, tác giả cuốn "Coming Age of Dispersion" (tạm dịch: "Thời đại của sự phân tán") tại newgeography.com, nói.

    "Di cư sẽ có tác động dài hạn hơn, quá trình này đã bắt đầu và sẽ tăng tốc. Xu hướng làm việc tại nhà đã đang được xây dựng, các thị trấn nhỏ đã trở nên hiện đại hơn rất nhiều, với các điểm đến hay nhà hàng, quán cafe ngày càng tốt hơn, trong khi các thành phố lớn đã trở nên quá đắt đỏ".

    Pezzino không từ bỏ ngôi nhà ở thành phố của mình, nhưng việc bất đắc dĩ phải sống ở vùng quê này khiến cô suy nghĩ về một tương lai có thể đã thay đổi. Cô chia sẻ: "Trái tim tôi tuy vẫn ở Oakland, CA, nhưng trải nghiệm này mang đến những câu hỏi khó. Có thể là các nhà hàng và quán bar không thể tồn tại qua cơn đại dịch, và rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn tại đó để kiếm sống cũng không có lựa chọn, vậy thì còn gì đâu để cho nghệ thuật và âm nhạc giữ chân tôi ở lại Oakland?".

    Hidden Content
    Kit Center đang tu sửa ngôi nhà thứ hai của vợ chồng anh. (Ảnh: Washington Post)

    Không có một ai muốn các thành phố sẽ trở nên hoang vắng, nhưng một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhìn nhận lại thời gian này, với các chính sách làm việc tại nhà được áp dụng, và nhận ra rằng có lẽ họ không cần phải chi nhiều tiền cho không gian văn phòng đắt đỏ ở khu trung tâm.

    Và một số hoạt động văn hóa đã từng là điểm thu hút mọi người đến với các thành phố lớn trong suốt thời gian qua sẽ phải vật lộn để trở về thời kỳ hoàng kim trước khi nền kinh tế tê liệt và việc tụ tập đông người bị cấm vì dịch bệnh.

    "Bạn vẫn có thể có trung tâm đô thị", Kotkin nói. "Tuy nhiên, chúng sẽ ít đông đúc và trở nên phân tán hơn. Bạn không còn phải đau đầu lựa chọn giữa các thành phố đắt đỏ, quá tải hay vùng nông thôn nhàm chán. Sẽ có một khu vực ở giữa hấp dẫn hơn".

    Tuy nhiên, sự xuất hiện của những người di cư từ thành thị, dù là tạm thời hay lâu dài, đã gây ra nhiều vấn đề ở các khu vực nghỉ mát. Ở khu vực bãi biển Bethany Beach, Delaware, cảnh sát đăng lên Facebook cầu xin mọi người không đến các nhà nghỉ dưỡng và không thuê phòng nghỉ ở đây vào thời điểm này.

    "Mặc dù khu vực này rất tuyệt vời, nhưng các cơ sở y tế của chúng tôi rất hạn chế, không thể đáp ứng được số lượng bệnh nhân tăng đột ngột… #stayathome (ở nhà) chỉ có nghĩa là vậy! Đây không phải là thời điểm phù hợp để đưa lũ trẻ đi biển… Hiện tại đây không phải là lúc để bắt đầu một điều gì mới tại ngôi nhà ven biển của bạn".

    "Người dân đang rời khỏi khu vực đông dân cư và đến ngôi nhà thứ hai của họ tại đây", Paul Kuhns, Thị trưởng của khu vực bãi biển Rehoboth, Delaware, một thị trấn nghỉ dưỡng với khoảng 1.500 dân, "nhưng vào dịp cuối tuần con số người đến đây có thể tăng cao lên hơn 25.000", cho biết.

    "Rất khó để ngăn mọi người không đến ngôi nhà thứ hai của họ, vì họ đã đóng thuế, họ có quyền, nhưng nỗi lo sợ lớn của tôi là sự quá tải vì các cơ sở y tế của chúng tôi rất hạn chế", ông nói thêm.

    Hidden Content
    Quảng trường Thời đại vắng vẻ ngày 24/3. (Ảnh: Washington Post)

    "Tại Polo Club, một khu dân cư cao cấp ở Boca Raton, Florida, những ngày gần đây đã chứng kiến dòng người từ miền Bắc, đặc biệt là ở New York bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, đổ về đây", Joel Rosenberg, một bác sĩ đứng đầu đội ngủ y tế dự phòng và cấp cứu của khu này cho biết.

    "Họ đã đưa cả đại gia đình đi tránh dịch và chúng tôi đề nghị họ cách ly 14 ngày", ông nói. "Không có quy định pháp luật nào để chúng tôi bắt buộc họ tuân thủ, nhưng chúng tôi đã đề nghị, thực sự là cầu khẩn".

    Khi mối đe dọa từ dịch bệnh gia tăng vào tuần trước, Danette Denlinger Brown, 54 tuổi, hy vọng sẽ chuyển từ Williamsburg, Virginia đến vùng Outer Banks, Bắc Carolina, nơi cô và chồng sở hữu một căn nhà thứ hai. Nhưng cảnh sát Bắc Carolina đã chặn cầu nối đất liền với đảo chắn, chỉ có những cư dân thường trú ở đây mới có thể đi qua. Một giới chức hạt này cho biết lệnh hạn chế là cần thiết để ngăn các gia đình di chuyển đến khu vực có điều kiện y tế rất hạn chế, một bệnh viện chỉ vỏn vẹn có 20 giường.

    Tuy nhiên, những chủ nhân đả phản đối quyết định cấm họ được chuyến đến ngôi nhà thứ hai của họ.

    Hidden Content
    Một trung tâm mua sắm lớn ở Santa Monica, CA vắng tanh ngày 17/3. (Ảnh: Washington Post)

    Ở lại thành phố?
    Sự suy thoái kinh tế thường làm thay đổi quyết định và hành vi của con người. Lịch sử nước Mỹ là một loạt các phong trào đổ về các đô thị lớn. Nhưng một cú sốc đối với hệ thống có thể đảo ngược xu hướng đó: trong cuộc Đại khủng hoảng ở những năm 1930, khi các nhà máy đóng cửa, nhiều người đả rời các thành phố để tìm những ngôi nhà rẻ hơn, tìm công việc và ở gần người thân.

    Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu đô thị Richard Florida, người đã nổi tiếng dự đoán cuộc chạy đua của sinh viên tốt nghiệp đại học đến các thành phố lớn tìm kiếm công việc trong lĩnh vực công nghệ, nghệ thuật và các ngành nghề liên quan, cho biết đại dịch khó có thể đảo ngược xu hướng đô thị hóa.

    "Khi nhìn lại lịch sử của những đại dịch ở thế kỷ 20, chúng đã không làm lay chuyển những động lực căn bản của quá trình đô thị hóa", ông nói. "Những gì xảy ra sau đại dịch cúm năm 1918 là những năm 2000 hoàng kim, mở ra một thập kỷ bùng nổ xây dựng những thành phố to lớn hơn".

    Hidden Content
    Bên ngoài Wiltern Theatre, Los Angeles, CA, treo biển đóng cửa ngày 16/3. (Ảnh: The Washington Post)

    "Một số người giàu có ở Mỹ có thể từ bỏ cuộc sống ở thành phố", ông Florida nói, "Người ở New York giàu có, chẳng hạn, đang quay trở lại Hamptons, và những người lớn tuổi sợ những thứ như virus thường ít khi làm chủ những căn nhà ở Fifth Avenue". Nhưng những thay đổi tạm thời đó có thể dẫn đến "một giai đoạn mà giá cả các bất động sản đô thị sẽ trở nên phải chăng hơn một chút". Điều đó có thể thổi một làn gió mới vào các thành phố đang ngột ngạt trước giá nhà đất quá cao.

    "Các thành phố có thể phát triển để thích ứng với những lo ngại của người dân về sự đông đúc dân cư, ví dụ như những không gian mở và vỉa hè rộng hơn, nhưng các tiện nghi và dịch vụ y tế ở nông thôn cũng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể cạnh tranh với các thành phố", ông Florida nói.

    Ở Seattle, W.A., một thành phố lớn đầu tiên của Mỹ bị virus corona tấn công mạnh mẽ, viễn cảnh hấp dẫn của việc làm tại một căn nhà nghỉ dưỡng hoặc trong phòng ngủ dự phòng của người thân sống ở Cascades đã nhanh chóng tan vỡ trước thực tế với băng thông Internet ở nông thôn còn quá hạn chế. Sau đó, khi một dòng người đi tránh dịch đổ về các thị trấn miền núi, ven biển và hải đảo đã gây ra phản ứng dữ dội từ những cư dân sống lâu năm ở đây, đồng thời Thống đốc tiểu bang Washington, Jay Inslee đã ban hành các lệnh hạn chế và yêu cầu tự cách ly ở nhà nghiêm ngặt hơn.

    Cặp đôi Kevin và Julia Piasecki đã sở hữu một ngôi nhà ở Mazama, Washington từ năm 2012. Khi virus tấn công và ông Kevin, 51 tuổi, đã nghỉ việc từ công việc vật lý trị liệu của mình, cùng bà Julia, 47 tuổi, một nhà nghiên cứu làm việc cho một công ty dược phẩm, bắt đầu làm việc tại nhà, cặp vợ chồng đã lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ dài hạn.

    Hidden Content
    Đường phố ở Seattle vắng vẻ trong ngày chính quyền tiểu bang Washington yêu cầu người dân ở nhà. (Ảnh: AP)
    Tuy nhiên, họ đã phải từ bỏ kế hoạch khi nhận ra đường truyền Internet tại nhà nghỉ dưỡng của họ quá kém. Dù vẫn mơ mộng về việc di chuyển đến vùng nông thôn, nhưng dịch bệnh xảy ra đã khiến cho họ cảm thấy trân trọng hơn cuộc sống ở Seattle hiện nay.

    "Tôi đã phàn nàn về hệ thống giao thông, mối ô nhiễm và sự đông đúc", ông Kevin nói. "Nhưng y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Seattle thì tốt hơn nhiều".

    Y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng là lý do khiến cho John và Barbara O’Halloran, một cặp vợ chồng ở Seattle, từ bỏ viễn cảnh sống cuộc sống yên tĩnh, an nhàn tại một cabin gỗ mà họ làm chủ ở Mazama, trên mảnh đất rộng lớn nằm trong một khu rừng quốc gia.

    Trong kỳ nghỉ tại đây vào đầu tháng 3 vừa rồi, ông John, 65 tuổi, vốn đã bị chấn thương khi trượt tuyết ở Telluride, Colorado từ tháng 1 vừa qua, đã phải đi khắp các phòng khám địa phương mà vẫn không thể tìm được nơi nào có máy siêu âm. Ông phải lái xe hai tiếng để tìm ra nơi kiểm tra chấn thương của mình. Và từ cabin của họ, họ sẽ phải di chuyển 90 phút đến một bệnh viện nhỏ nếu bị virus tấn công. Và họ quyết định trở về ngôi nhà trong thành phố.

    Di cư tạm thời
    Giữa sự hỗn loạn ở nhiều thành phố lớn, việc đi nghỉ xa vẫn hấp dẫn đối với những người có khả năng tài chánh để tìm lối thoát.

    Michael Zinder, 66 tuổi, một luật sư và vợ của ông, Charlotte, đã đi từ căn hộ ở Manhattan, NY của họ đến ở bãi biển Hamptons, Long Island vào giữa tháng 3. Họ đã mang đủ các nhu yếu phẩm cần thiết và lên kế hoạch ở lại đây lâu dài. Zinder có thể làm việc tại nhà, và ông cho rằng ở môi trường nông thôn ít khi tiếp xúc với người ngoài thì ít có khả năng bị lây nhiễm bệnh hơn.

    Zinder đã nhận thấy có nhiều lời phàn nàn trên các phương tiện truyền thông địa phương về những người từ thành phố đến đây tránh dịch làm tiêu tốn các tài nguyên hạn chế của nông thôn, nhưng cho đến nay không ai bày tỏ thái độ khó chịu với ông.

    Sự dịch chuyển tạm thời mà các nhà nghiên cứu đô thị dự đoán, cho đến nay, chỉ rõ ràng nhất ở đối tượng các sinh viên khi các trường đại học và ký túc xá đóng cửa cũng như thanh niên tách ra tránh ở chung trong các khu căn hộ chật chội.

    Tuy nhiên, việc sinh viên trở về sống cùng gia đình cũng gây nhiều phiền toái, đặc biệt đối với những người vốn đã quen với cuộc sống một mình.

    Sau khi Đại học Wesleyan ở Connecticut tuyên bố sinh viên sẽ trở về nhà trong học kỳ này, Martha Wedner, 19 tuổi, đã đi cấp cứu vì cảm thấy khó thở. "Lý do hóa ra chỉ là lo lắng", mẹ của cô, Anne Wedner, cho biết, có khả năng là do "phải rời trường và trở lại sống cùng ba mẹ". Về đến nhà, cô bé ngay lập tức đặt ra các quy tắc không muốn ba mẹ tham gia vào cuộc sống riêng của mình.

    Một trường hợp khác, là chính do cha mẹ đặt ra các quy tắc. Khi con gái của Rob và Mary Tabor Engel, Currie, một sinh viên 23 tuổi tốt nghiệp Đại học Columbia, trở về nhà, cô đã tìm thấy một danh sách gồm 13 quy tắc dán vào tường bếp.

    Mary rất vui khi cả gia đình trở về sống dưới cùng một mái nhà, nhưng không chắc mọi thứ sẽ như thế nào trong thời gian tới đây.

    Tham khảo: The Washington Post

  2. Thanks thanhD, Oldman, dieudieu, mithung thanked for this post
  3. #2
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Oct 25th 2007
    Nơi Cư Ngụ
    California
    Bài gởi
    1,358
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Cảnh nhàn

    Một mai, một cuốc, một cần câu,
    Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
    Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻHidden Content ,
    Người khôn, người đến chốn lao xao. Hidden Content

    Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
    Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
    Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
    Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-22-2019, 09:00
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-31-2019, 12:20
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-08-2018, 15:43
  4. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 06-14-2016, 13:47
  5. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 09-17-2009, 23:30

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •