Boot máy theo giao diện UEFI hay BIOS, thứ nào tốt hơn và nên sử dụng cái nào? Đây là một câu hỏi hay cho bất cứ ai muốn tìm hiểu cách thức hoạt động của phần cứng căn bản, để có thể cá nhân hóa những chi tiết nhỏ cho máy tính của mình. Nói tóm lại, UEFI mới hơn, tốt hơn và xuất hiện trên hầu hết các PC hiện nay.

Nhưng lý do tại sao lại như vậy? Sau đây là danh sách những khác biệt giữa UEFI và BIOS giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân.

Giới hạn về dung lượng
Hidden Content
UEFI hay BIOS?

BIOS sử dụng Master Boot Record (MBR) để lưu các thông tin về dữ liệu ổ cứng trong khi UEFI sử dụng bảng phân vùng GUID (GPT). Sự khác biệt chính giữa hai cách tùy chọn này là MBR sử dụng các mục 32 bit trong bảng của nó, giới hạn tổng phân vùng vật lý chỉ còn 4. Mỗi phân vùng chỉ có thể có kích thước tối đa 2TB, trong khi GPT sử dụng các mục 64 bit trong bảng, mở rộng đáng kể sự hỗ trợ cho nhiều dung lượng ổ cứng.

GPT và MBR khác nhau như thế nào khi phân vùng ổ đĩa?
Ngoài ra, UEFI hỗ trợ các ổ cứng và SDD có dung lượng lớn. Giới hạn dung lượng lý thuyết của UEFI cho các ổ có khả năng boot là hơn 9 zettabyte, trong khi BIOS chỉ có thể boot từ các ổ cứng chứa 2.2 terabyte hoặc nhỏ hơn.

Tốc độ và hiệu suất
UEFI là nền tảng độc lập, nó có thể tăng cường thời gian boot và tốc độ của máy tính. Điều này đặc biệt xảy ra khi bạn có các ổ cứng lớn được cài đặt trong máy tính. Cải tiến này phụ thuộc vào cách UEFI được cài đặt để chạy.

UEFI có thể hoạt động tốt hơn trong khi khởi tạo các thiết bị phần cứng. Thông thường việc tăng cường tốc độ này là một phần nhỏ của tổng số thời gian boot, do đó bạn sẽ không thấy sự khác biệt lớn về thời gian khởi động chung. Các nhà phát triển có thể sử dụng môi trường shell UEFI, thực thi lệnh từ những ứng dụng UEFI khác để tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống hơn nữa.

Bảo mật
Secure Boot là một chức năng của UEFI đã được triển khai trong Windows 8 và hiện là tiêu chuẩn cho Windows 10. Lợi ích lớn nhất của UEFI là khả năng bảo mật tốt hơn so với BIOS. UEFI chỉ có thể cho phép các driver và service xác thực load vào lúc hệ thống boot, đảm bảo rằng không có phần mềm độc hại nào có thể được load khi khởi động máy tính.
Hidden Content
Secure Boot là một chức năng bảo mật của UEFI

Microsoft đã triển khai chức năng này để chống lại các vấn đề vi phạm bản quyền trong Windows, trong khi Mac đã sử dụng UEFI từ khá lâu. Secure Boot hoạt động bằng cách yêu cầu chữ ký số của boot loader (boot loader cần có chữ ký số của kernel). Quá trình này tiếp tục cho đến khi hệ điều hành hoàn toàn khởi động. Chức năng Secure Boot này cũng là một trong những lý do khiến việc cài đặt một hệ điều hành khác trên máy Windows trở nên khó khăn hơn.

Hầu hết các PC hiện nay đều đi kèm với giao diện boot qua UEFI. Điều này sẽ cung cấp cho bạn các biện pháp bảo vệ mới nhất, giao diện dễ sử dụng hơn để điều chỉnh máy tính, hỗ trợ cho những hệ điều hành hiện đại và thông số kỹ thuật cao hơn. Mặc dù có một số lý do để gắn bó với Legacy BIOS hoặc sử dụng chế độ tương thích (compatibility) của nó, hầu hết mọi người sẽ hoan nghênh việc nâng cấp lên UEFI hoặc không bao giờ biết điều đó đã xảy ra.

Theo quantrimang

*** Tham khảo thêm: "GPT và MBR khác nhau như thế nào khi phân vùng ổ đĩa?" ở đây:
Hidden Content

Lưu ý: Bài viết này chỉ có tính cách tham khảo mà thôi