kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Sự khác biệt "một trời một vực" giữa bữa ăn được coi là lành mạnh nhất thế giới của người Nhật và những phầ

  1. #1
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Nov 24th 2016
    Bài gởi
    819
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    54

    Default Sự khác biệt "một trời một vực" giữa bữa ăn được coi là lành mạnh nhất thế giới của người Nhật và những phầ

    Sự khác biệt "một trời một vực" giữa bữa ăn được coi là lành mạnh nhất thế giới của người Nhật và những phần ăn lớn, nhanh gọn của người Mỹ




    Gạo, cá, rau và dưa muối – đó là một trong những nguyên liệu chính trong bữa ăn của người Nhật. Trong khi đó, người Mỹ lại được biết đến là người yêu thích thịt, khoai tây, phô mai và các sản phẩm từ bơ sữa.

    Điều này có vẻ như khá khác biệt. Hãy tìm hiểu sâu hơn về thứ tạo nên chế độ ăn truyền thống của người Nhật Bản, điều mà các nhà khoa học đã tin rằng nó là chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cũng là điều tạo nên sự khác biệt đối với chế độ dinh dưỡng của người Mỹ.


    Miếng thức ăn của người Nhật nhỏ hơn

    Ở Mỹ, người ta thường có những bữa ăn lớn, và đồ ăn thừa sẽ được cất trong hộp đóng kín.
    Nhưng ở Nhật, bữa ăn chín là một bát cơm nhỏ được ăn kèm với cá hoặc đồ cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu phụ, đỗ, súp, dưa, và các món ăn thêm được làm từ rau. Thậm chí cả các chuỗi hàng thức ăn nhanh cũng phải mô phỏng theo bữa ăn như vậy.
    Người ta có thể dễ dàng nhận thấy, người Mỹthường dùng cốc soda với kích thước lớn hơn so với những người Nhật Bản. Những phần đó cộng lại, người Nhật có trung bình ít hơn 1000 calo so với bữa ăn cơ bản của người Mỹ.


    Người Nhật không ăn ở ngoài nhiều như người Mỹ

    Người Nhật có xu hướng nấu ăn ở nhà.

    Theo kênh truyền hình thông tin kinh tế và thị trường tài chính Mỹ CNBC, tính đến tháng 9 năm 2017, có tới 90% người Mỹ nói rằng họ không thích nấu ăn, trong đó khoảng 45 % thì ghét hoàn toàn và 45% thì mâu thuẫn, vừa yêu vừa ghét. Chỉ có khoảng 10% người Mỹ thích nấu ăn tại nhà. Phần còn lại đều thường xuyên ăn ở ngoài vời đồ ăn nhanh hoặc ăn các loại đồ ăn khác.


    Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Y tế Công cộng đã tìm ra mối liên hệ là chỉ số khối cơ thể cao hơn khi ăn rau trái và trái cây ít hơn và sử dụng thường xuyên các thực phẩm bên ngoài.
    Chỉ có 16% người Nhật ăn cơm ở ngoài 1 lần mỗi tuần, trái ngược với con số 47% của người Mỹ. Đó là một sự khác biệt rất lớn.


    Món ăn truyền thống của người Nhật đa dạng hơn của người Mỹ

    Người Nhật thường ăn thức ăn theo mùa.
    Một nghiên cứu mới từ tháng 2 năm 2018 trong tạp chí Nutrients đưa ra tầm quan trọng của sự cân bằng và đa dạng trong các bữa ăn truyền thống của Nhật Bản. Bên cạnh hai thực phẩm chính của người Nhật là gạo, cá và rau quả, những thứ có sẵn thì thường xuyên thay đổi theo mùa.


    Các sản phẩm từ động vật - cả thịt và sữa, không đóng một vai trò quá lớn trong chế độ ăn truyền thống của người Nhật Bản. Thay vào đó, họ dùng protein từ cá và thực vật, bao gồm cả đậu phụ và các loại đậu khác nhau mà có nhiều chất xơ và tốt hơn cho hệ thống tim mạch.


    Rau quả là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản


    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 90% người Mỹ không ăn đủ trái cây và rau quả, trong khi đó, trong chế độ ăn uống trung bình của Nhật Bản thì rau quả lại chiếm phần lớn.



    Người Mỹ có xu hướng nạp không đủ lượng rau quả cho cơ thể.


    Một nghiên cứu về chế độ ăn kiêng kéo dài 15 năm với hơn 75.000 người tham gia đã được công bố trên Tạp chí Y học Anh vào năm 2016. Không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng những người đã thực hiện chế độ ăn do chính phủ gợi ý là sử dụng từ 5 đến 6 phần rau mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn rất nhiều.


    Bữa ăn của người Nhật thường sử dụng nguyên liệu tươi ngon, không qua chế biến hay đóng hộp

    Làm món ăn từ nguyên liệu sạch tự nhiên đã làm nên chất lượng của món ăn trong mọi nền văn hóa - và tuân thủ các phương pháp nấu ăn truyền thống của Nhật Bản có nghĩa là các thành phần đều phải tươi ngon.


    Một số nhà bình luận Nhật Bản cho hay, họ lo ngại rằng nhiều thực phẩm phương Tây như mì gói, bánh mì, thức ăn nhanh ngày càng hiện diện nhiều trong chế độ ăn uống của Nhật Bản đang tăng lên theo thời gian và là nguyên nhân tạo nên bệnh béo phì ở trẻ em Nhật Bản.

    Giải pháp của nước này là thiết kế lại bữa ăn trưa theo chế độ ăn uống truyền thống của Nhật Bản. Giờ đây, chỉ có Phần Lan và Hà Lan là những nước có tỉ lệ béo phì ở trẻ em thấp hơn Nhật Bản.


    Các bữa ăn của Nhật có khuynh hướng là các món ăn cung cấp nhiều nước nhưng không có nghĩa là uống nhiều nước trong bữa ăn


    Súp là một phần của hầu hết các bữa ăn, rau thường được nấu trong nước dùng (cá truyền thống hay nước xuýt) còn gạo khi nấu lên sẽ hút no nước chính vì thế mà bạn sẽ có được một bữa ăn đủ nước một cách tự nhiên.

    Nhiều người Nhật thường không uống bất cứ thứ gì trong bữa ăn ở nhà hoặc nếu uống thì chỉ uống một lượng nhỏ.


    Gia vị unami đặc biệt của Nhật Bản có thể làm cho thức ăn ngon hơn



    Hương vị unami của người Nhật giúp thực phẩm trở nên ngon tuyệt vời.

    Nhiều người Mỹ không thích vị của rau. Các chuyên gia dinh dưỡng phỏng đoán rằng sự phụ thuộc vào unami - là hương vị ngon thứ năm mà con người yêu thích, là một lý do quan trọng khiến việc ăn ngon của người Nhật trở nên rất dễ dàng. Các thành phần chứa nhiều Umami như nước tương, miso và nước xuýt làm bạn muốn ăn nhiều hơn.

    Cá và thực vật là nguồn protein lớn nhất trong chế độ ăn uống của Nhật, sự phụ thuộc vào thịt đỏ và chất béo động vật thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.


    Người Nhật không ăn nhiều thịt đỏ

    Cho đến bây giờ, bất kể thói quen ăn uống thế nào thì hầu hết mọi người đều biết rằng nguồn protein hoàn chỉnh là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của con người.


    Cá, protein từ đậu nành và đậu đỗ thì rất đa dạng và rất quan trọng ở Nhật Bản, không cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giờ đây, việc mua những sản phẩm thịt đỏ và sữa rẻ hơn trở nên dễ dàng nhưng việc mua dễ dàng các thứ này và sự sẵn có của nguồn protein tốt cho sức khỏe trong thời gian dài đã làm biến chúng thành thực phẩm thường ngày.


    Ở Nhật Bản, món tráng miệng không quá ngọt và cũng không được ăn thường xuyên


    Người Nhật Bản thích các món tráng miệng và đồ ngọt của mình nhưng các món này thường không ngọt như các món ở Mỹ. Nhà văn Cookbook và blogger thực phẩm Makiko Itoh cũng cho biết thêm rằng trái cây tươi được chọn dùng để tráng miệng mà không phải là các loại bánh nướng có chất béo cao mà thường thấy ở Mỹ. Ở Nhật, trái cây tươi là một món tráng miệng phổ biến.

    Hoài Thu
    Theo Thời đại/Thisisinsider

  2. #2
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Bài viết phân tích rất hay, bổ ích, nói lên sự khác biệt giữa 2 cách ăn uống của Nhật và Mỹ. Người Mỹ luôn chú trọng đến con số calories trong khẩu phần ăn, nào là người lớn/trẻ em/phụ nử mang thai cần bao nhiêu calories/ngày để nuôi dưỡng cơ thể (nhưng không xác định rõ cân nặng bao nhiêu thì cần ăn bao nhiêu, thứ gì mới đủ), đa số thực phẫm đều được chế biến sẳn, đóng gói hẳn hoi theo khẩu phần (đở tốn thời gian nấu nướng), rất vệ sinh, đầy đủ chất lượng, NHƯNG trong đó có nhiều thành phần không "tốt" (chớ không dám khẳng định là "độc hại") như sau:
    - chất bảo quản để lưu giử tốt thức ăn theo thời hạn nào đó. Nhưng nếu có quá nhiều, sẽ gây độc hại cho sức khỏe về lâu về dài, nhất là phụ nử đang mang thai, có thể gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
    - chất tạo ngọt (chớ không phải là đường từ mía, củ cải,....) chính là đường hóa chất theo đúng nghỉa đen của nó. Nếu lạm dụng lâu dài sẽ làm hư tuyến tụy là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng để tạo ra insulin giúp hóa giãi lượng đường dư thừa trong máu. Sử dụng chất tạo ngọt này lâu ngày (thường thấy trong bánh ngọt donut, nước uống có gas,...) sẽ gây ra bệnh tiểu đường loại 2, chớ không phải cứ ăn ngọt là sẽ mắc bệnh tiểu đường như chúng ta thường nghe báo, đài, bác sĩ luôn cảnh cáo, nhắc nhở, hù dọa thiên hạ.
    - Thịt cá ở Mỹ thường có nguồn gốc ở các nông trại, khu vực nuôi cá công nghiệp, dỉ nhiên để bảo đảm đủ nguồn cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu thì sẽ có đủ loại hóa chất kích thích tăng trưởng bổ sung vào nguồn thực phẫm gia súc, chưa kể mức kháng sinh được chích vào vật nuôi để ngăn ngừa bệnh dịch có thể xảy ra. Ngay cả việc trồng trọt cây trái ở Mỹ cũng sử dụng mức hóa chất nhiều hơn so với châu Âu cũng như Nhật bản.

    Sức khỏe con người hoàn toàn tùy thuộc vào cách ăn uống của chúng ta, nếu biết cân đối giữa thịt cá và rau củ sao cho phù hợp với lối sống lành mạnh thì bệnh tật không có cơ hội để "làm khó" chúng ta. Rất tiếc hiện nay vẩn có nhiều người ăn uống vô độ, không sắp xếp giờ giấc sinh hoạt đúng với nhu cầu của cơ thể (nhất là thường nhịn ăn buổi sáng) khiến phát sinh bệnh béo phì, và hàng loạt các chứng bệnh khác mà chúng ta có thể ngăn ngừa được.
    Ngoài ra có thể sử dụng máy móc như máy đo huyết áp, máy thử tiểu đường để kiễm tra sức khỏe HÀNG NGÀY (chớ không phải định kỳ cứ 6 tháng hay 12 tháng/lần như khuyến cáo của bác sĩ) thì sẽ giúp chúng ta dể dàng phát hiện cái ĐÚNG SAI trong vấn đề ăn uống của mình. Trước khi ăn, nên đo 3 số huyết áp và số đo trên máy thử tiểu đường, ghi xuống tờ giấy để tiện so sánh với những con số sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ. Nhờ vậy chúng ta mới biết được món ăn mình vừa thưởng thức có giúp cho sức khỏe tốt hay xấu để có thể thay đổi sao cho thích hợp, tránh chuyện suy luận vu vơ cho rằng món này ăn làm "nóng hay mát" người, món kia giúp "bổ xương bổ máu"??
    Bây giờ cá nhân tôi rất "sợ" khi đọc những thông tin cho rằng ăn trái này "bổ máu", uống lá kia trị "cao mở", giảm "cao máu", v..v... trừ phi có chỉ dẩn rõ ràng ăn cái gì, số lượng bao nhiêu theo tuổi, theo cân nặng và kéo dài bao lâu thì phải ngưng. Giống như uống thuốc "suốt đời" để trị huyết áp cao theo khuyến cáo của ngành y bây giờ, nghe sao phi lý thật! Nếu đả có bệnh thì phải uống thuốc để trị dứt bệnh; nếu không hết bệnh thì cần đổi thuốc khác vì thuốc dang uống không có hiệu nghiệm hoặc tăng liều lượng sao cho hiệu quả. Có tin trên mạng cho thấy uống thuốc trị huyết áp cao lại gây bệnh ung thư nên đả có lệnh bắt buộc phải thu hồi, vậy thì biết tin ai tin gì bây giờ?
    Vài góp ý nhỏ

  3. #3
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Feb 6th 2019
    Nơi Cư Ngụ
    "Peaceful"
    Bài gởi
    1,828
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    11

    Default

    M rất thích món ăn Nhật :cheer :cheer

  4. #4
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Oct 25th 2007
    Nơi Cư Ngụ
    California
    Bài gởi
    1,358
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Fastfood ăn nhanh đời chóng vánh
    Chục năm chóng vánh cỏi ta bà.
    Cơm rau thanh đạm tâm thanh thản
    Trăm năm thanh thản cỏi ta bà.
    -mithung-

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 03-12-2019, 04:43
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2018, 19:16
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-20-2017, 10:46
  4. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-22-2017, 00:01
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-17-2014, 23:55

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •