Đông y có 7 kiểu đau đầu: 2 huyệt vị quan trọng, hiệu quả giúp bạn giải phóng cơn đau




Đau đầu là căn bệnh mặc dù không quá nguy hiểm nhưng rất phổ biến và làm giảm chất lượng sống của nhiều người. Đây là những nguyên nhân gây đau đầu và cách giảm nhẹ bạn nên thử.


Đau đầu có nhiều nguyên nhân, cần dựa nguyên nhân để giải quyết

Bác sĩ Trần Doanh Lăng, Khoa Đông Y, Bệnh viện Changhua (TQ), cho biết trong y học truyền thống Trung Quốc phân chia đau đầu thành các loại hội chứng sau đây xuất phát từ các đặc điểm khác nhau và các nguyên nhân gây đau đầu khác nhau:
1. Phong (Gió):

Nhiều người khi đi đường không đội mũ bị gió thổi mạnh vào đầu, hoặc gội đầu chưa làm cho tóc khô, thời tiết thay đổi… dẫn đến bị đau đầu thì đều được cho là chứng đau đầu có nguyên nhân bắt đầu từ gió.

Trong trường hợp này, uống trà có hương vị thơm từ thảo mộc như bạc hà có thể giúp loại bỏ gió và cải thiện tình trạng đau đầu. Ngoài ra, có thể uống một số loại thuốc đông y để điều trị chứng đau đầu.
2. Hàn (cảm lạnh):

Môi trường làm việc ở nhiệt độ thấp, bị cảm lạnh và thường xuyên ở trong phòng lạnh sẽ có nguy cơ đau đầu do lanhj. Trường hợp này nên uống trà gừng để loại bỏ lạnh hoặc uống một số vị thuốc thảo dược giúp cơ thể ấm lên.

3. Nhiệt (nóng):

Say nắng, tắm suối nước nóng, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu, trong trường hợp này có thể ăn uống những loại thuốc giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, làm mát bằng thuốc Đông y.
4. Ẩm (mắc mưa, uớt):
Mưa, độ ẩm cơ thể tăng, vừa đi ngoài thời tiết mưa hoặc dính nước, cơ thể có thể trạng béo, trao đổi chất kém, đầu cảm thấy nặng nề..


5. Đàm (đờm, viêm):

Dấu hiệu của tình trạng đau đầu do đàm là chóng mặt, đầu óc quay cuồng, buồn nôn, nôn, có thể được sử dụng để thuốc làm ẩm đờm, loại bỏ đờm giúp giảm đau đầu.
6. Hư (ốm yếu, suy nhược):

Đau đầu từ nguyên nhân này thì hiện tượng chóng mặt là rõ ràng hơn. Các cơn chóng mặt thường liên quan đến mệt mỏi quá mức và cần dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết sớm để điều chỉnh.
7. Khí trệ (ứ đọng, trì trệ):

Người có áp lực cuộc sống cao có thể gây ứ đọng khí (ứ đọng lưu thông khí trong cơ thể), ăn uống bồi bổ lại có thể gây ra bốc hỏa, phụ nữ thường bị đau đầu trước khi hành kinh, hoặc dễ gây chậm kinh, kèm theo huyết áp tăng.

Tất cả những yếu tố trên đây đều có thể khiến bạn bị đau đầu. Do đó, để điều trị chứng đau đầu cần hiểu rõ nguyên nhân thì mới có thể điều trị chính xác.


Những huyệt đạo để điều trị đau đầu hiệu quả nhất
Massage hoặc châm cứu các huyệt vị cũng có thể mang lại tác dụng làm giảm đau đầu.


Huyệt phong trì:

Bác sĩ Trần Doanh Lăng nói, "Đây là huyệt vị châm cứu tốt nhất để giảm đau đầu". Khi bạn bị đau đầu, bạn có thể bấm huyệt này bằng ngón tay cái của bạn và nhấn nó cho đến khi cảm thấy hơi đau nhẹ.

Nếu nguyên nhân đau đầu là do đầu lạnh, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để thổi vào huyệt này, và sử dụng dầu gió ấm hoặc luồn gió máy sấy ấm để xua tan không khí lạnh.

Huyệt phong trì

Huyệt Thái xung:

Huyệt vị này còn được mệnh danh là "bác sĩ trên bàn chân" do có tác dụng điều trị bệnh cho cơ thể rất hiệu quả.
Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt thái xung có thể đẩy khí di chuyển xuống thấp, không còn tích tụ lại nhiều trên phần đầu, từ đó có thể làm giảm chứng đau đầu.

Huyệt thái xung

Các huyệt đạo trên da đầu:
Những huyệt vị cách tai khoảng 1,5 cm, trước và sau khu vực tai khoảng 2 cm (vùng bôi đỏ trong ảnh minh họa), bạn có thể ấn vào vùng này để có thể giảm cảm giác đau nhức khi bị đau đầu.

*Theo CommonHealth
theo Trí Thức Trẻ