kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Bị hư thận do lạm dụng vitamin D

  1. #1
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default Bị hư thận do lạm dụng vitamin D

    Thận của một người đàn ông ở Canada đã bị hỏng sau khi anh ta uống quá nhiều vitamin D. Những lý giải dưới đây sẽ khiến bạn hiểu tại sao.



    Bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta cuối cùng đều biết rằng cái gì nhiều quá cũng đều không tốt. Một người đàn ông ở Canada đã học được bài học đó một cách khó khăn: trong hơn 2 năm, anh ta thường xuyên uống một liều vitamin D rất cao, không may đả gây ra tổn thương vĩnh viễn cho thận.



    Nghiên cứu về trường hợp này đả được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, giải thích rằng người đàn ông 54 tuổi này đã đến gặp bác sĩ gia đình sau khi trở về từ chuyến đi du lịch đến Đông Nam Á, nơi anh dành khá nhiều thời gian, mỗi ngày để tắm nắng. Bác sĩ của anh đã tìm thấy mức độ creatinine tăng cao trong máu, một dấu hiệu cho thấy thận, thường lọc hết creatinine, bị trục trặc. Bác sĩ của anh nhanh chóng giới thiệu anh đến một chuyên gia về tiết niệu.

    Chỉ sau đó, các bác sĩ mới biết rằng người đàn ông đã được chỉ định dùng vitamin D liều cao bởi một bác sỉ về tự nhiên ("Naturopathic doctor") [chuyên tập trung vào các phương thuốc 'tự nhiên' và thuốc thay thế], mặc dù anh ta không bị thiếu vitamin D và không có tiền sử bệnh về xương, có thể là dấu hiệu một người không nhận đủ vitamin D.

    Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi người đàn ông đã dùng gấp đôi lượng vitamin D mà người bác sĩ "Naturopathic" gợi ý. Đều đặn mỗi ngày trong 2 năm rưỡi, người đàn ông đã uống 8 đến 12 giọt vitamin D/ngày, tổng cộng 8.000 đến 12.000 đơn vị quốc tế (IU). Nghiên cứu nói rằng đối với hầu hết mọi người, lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là 400 đến 1.000 IU. Con số đó có thể tăng lên 800 đến 2.000 IU đối với người lớn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao và người cao tuổi.

    Sự kết hợp của lượng vitamin D cực lớn mà người đàn ông này tiêu thụ và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài trong kỳ nghỉ (da sản xuất vitamin D sau khi tiếp xúc với tia UV từ Mặt trời) khiến thận của người đàn ông bị hỏng. Khi đi kiểm tra, bệnh nhân có lượng calcium cao vượt mức và thận không thể lọc đúng cách. Bây giờ, anh bị bệnh thận mãn tính và có thể cần lọc thận trong tương lai.

    "Bổ sung vitamin có nghĩa là để lấp đầy một khoảng trống hoặc cung cấp một lượng tối ưu không thể đạt được chỉ bằng thực phẩm", Cynthia Sass, biên tập viên dinh dưỡng của Health chia sẻ. Về nguyên tắc, nếu bạn không bị thiếu vitamin, việc bổ sung nó sẽ không cải thiện sức khỏe mà còn nguy hiểm rất nhiều đến sức khỏe.


    Trước khi bổ sung vitamin, đầu tiên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về dinh dưỡng hoặc bác sĩ.

    Bất cứ loại vitamin nào dùng quá mức đều có thể gây hại, mặc dù các loại vitamin khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau đối với cơ thể nếu sử dụng sai cách. Ví dụ, quá nhiều vitamin C có thể gây tiêu chảy, trong khi quá nhiều vitamin B6 có thể dẫn đến tổn thương về thần kinh.

    "Sự dư thừa có thể tích tụ trong cơ thể và làm hỏng các bộ phận hoặc hệ thống khác nhau, khiến cơ thể mất cân bằng hoặc các bộ phận bị căng thẳng có liên quan đến việc cố gắng thanh lọc sự dư thừa", chuyên gia về dinh dưỡng cho hay.

    Trước khi bổ sung vitamin, đầu tiên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Sass nói rằng "họ sẽ đánh giá chế độ ăn uống của bạn và có thể xét nghiệm máu để xác định xem có cần bổ sung hay không, xác định liều lý tưởng và xác định thời gian nên bổ sung".

    Giáo sư Julie Upton chia sẻ với Health, việc đọc nhãn dinh dưỡng khi mua thực phẩm bổ sung cũng rất quan trọng. Tìm kiếm % giá trị hàng ngày. Nếu nó trên 100%, sẽ nhiều hơn nhu cầu của cơ thể bạn. Tất nhiên, trong một số trường hợp, một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng hơn 100%, nhưng đó là một quyết định nên được đưa ra bởi một chuyên gia về y tế.


    Hãy nhớ: chế độ ăn uống của bạn rất có thể cung cấp tất cả các vitamin bạn cần.

    Và hãy nhớ rằng, chế độ ăn uống của bạn rất có thể cung cấp tất cả các vitamin bạn cần. "Nếu bạn tập trung vào một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh, thì dường như bạn sẽ không bị thiếu hụt dinh dưỡng", bác sĩ Upton nói.

    (Nguồn: Health)

    *** Tham khảo thêm ở đây:
    https://lilycare.vn/health/article/v...b79ce8873.html

  2. #2
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Muốn biết cơ thể thiếu hay đủ vitamin, nên xin bác sĩ cho đi xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm sẽ nói lên tình trạng chính xác về sức khỏe của mình. Có nhiều người quên rằng, bệnh nhân có quyền xin bản copy về kết quả xét nghiệm máu theo yêu cầu, trong đó ngoài kết quả được ghi ra, chúng ta sẽ còn thấy con số tiêu chuẩn để so sánh để nắm biết mình có nằm trong tiêu chuẩn hay vượt quá tiêu chuẩn để uống thuốc theo chỉ dẩn của bác sĩ. Bác sĩ thường "phán" với bệnh nhân là "cao", "thấp" và kê toa cho thuốc vì họ không có đủ thì giờ để giãi thích cặn kẻ, rõ ràng về những con số hiện ra trong kết quả xét nghiệm!

Similar Threads

  1. Vitamin D bảo vệ chống lại các cơn hen nặng
    By saigonman in forum Sức Khoẻ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-15-2017, 17:07
  2. Những nhận định sai lầm về vitamin và đường
    By saigonman in forum Chia Sẻ Kinh Nghiệm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-02-2017, 23:09
  3. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 12-28-2015, 18:33
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-22-2013, 17:06
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-27-2012, 17:58

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •