kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Những điều kiện pháp pý để được hưởng quy chế tại ngoại hầu tra

  1. #1
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default Những điều kiện pháp pý để được hưởng quy chế tại ngoại hầu tra

    Nhiều người trong chúng ta và kể cả nhiều người bản xứ sinh đẻ ở Hoa Kỳ, đều không mấy quan tâm để tìm hiểu rõ vấn đề khi phạm pháp, bị bắt đưa vào trại tạm giam (jail) chờ ngày ra tòa xét xử, mà nếu muốn được hưởng quy chế tại ngoại hầu tra, thì phải hội đủ một số những điều kiện pháp lý đã được tòa án quy định dưới đây, đó là đóng tiền thế chân (bail bond) để được tại ngoại hầu tra.

    Tiền thế chân là một số tiền mặt, như tài sản hay trái phiếu bảo lãnh (surety bond) được đóng cho tòa, với mục đích bị cáo (defendant) bảo đảm sẽ phải có mặt trong các phiên xử, khi nhận được giấy thông báo của tòa án gửi tới. Tiền thế chân sẽ giúp bị cáo được hưởng đặc quyền tại ngoại hầu tra, khỏi phải nằm nghỉ mát trong tù, về nhà chung sống với gia đình để chờ đến ngày phải đi trình diện phiên tòa xét xử tội phạm của mình và để nghe xem công tố viên chính phủ đọc bản cáo trạng các hành động tội phạm của mình ra sao và cũng để nghe quan tòa tuyên án bị cáo phải lãnh nhận bao nhiêu năm tù ở hoặc bao nhiêu năm tù treo.



    Một thiểu số người khi phạm pháp với những hành động như uống rượu say nơi công cộng, lái xe bất cẩn gây ra tai nạn, đánh đập gây thương tích nhẹ cho người khác, hành hung hay chống đối lại nhân viên công lực đang thi hành nhiệm vụ v.v… thì cần phải hiểu rõ các điều kiện và các thủ tục đóng tiền thế chân để được phép tại ngoại hầu tra. Vì nếu đóng tiền thế chân đối với những tội nhẹ, thì có thể đóng ngay tại trại tạm giam, được phép trở về nhà, chờ ngày ra tòa xét xử. Phần lớn các sở cảnh sát đều có bảng niêm yết giá biểu đóng tiền thế chân cho những vụ vi phạm tội nhẹ.

    Theo luật hiện hành, khi bị cáo bị cơ quan công lực bắt quả tang phạm tội trọng hình sự ("criminal") hay tội tiểu hình (misdemeanor), trước tiên đều bị đưa vào các trại tạm giam cấp Thành phố (City Jail) hoặc cấp quận Hạt (County Jail).
    Trong vòng 24 tiếng đồng hồ ở trại tạm giam, đối với những tội nhẹ, nếu bị cáo muốn được thả về nhà ngay trong ngày bị bắt, gọi là xin được phép tại ngoại hầu tra để chờ ngày ra tòa xét xử, thì bị cáo có thể xin đóng số tiền thế chân ngay tại trại tạm giam, và số tiền thế chân cho các loại tội nhẹ này đã được tòa án ấn định sẵn. Còn tiền thế chân cho những loại trọng tội là bao nhiêu, thì còn tùy thuộc vào quyết định của quan tòa. Để muốn biết giá biểu tiền thế chân này mà bị cáo cần phải đóng cho tòa là bao nhiêu, thì bị cáo cần phải có mặt trong phiên tòa để nghe phán quyết của tòa. Phiên tòa này được gọi là phiên tòa sơ khởi (bail hearing) cứu xét và ấn định giá biểu đóng tiến thế chân cho những vụ trọng tội.

    Tiền thế chân là bao nhiêu?

    (Ảnh minh họa)

    Nếu là bị cáo bị bắt về trại tạm giam thì việc đầu tiên bản thân bị cáo và thân nhân trong gia đình cần phải tham khảo với những giới chức hành chánh làm việc trong trại tạm giam, để biết rõ những điều kiện và thủ tục pháp lý đóng tiền thế chân, giúp cho bị cáo được phép tại ngoại hầu tra càng sớm càng tốt ("getting out from jail as soon as possible") và cần phải nhanh chóng biết được số tiền đóng thế chân là bao nhiêu? Nếu không tiếp xúc được với quan tòa, để biết trước xem số tiền phải đóng thế chân này là bao nhiêu, có hội đủ điều kiện và có đủ khả năng tài chánh để đóng tiền thế chân không? Nếu không, thì bị cáo đành phải ngồi tù chờ đợi một thời gian lâu hay mau trong trại tạm giam, để chờ quyết định của quan tòa và thông thường có nhiều bị cáo bị cảnh sát bắt giam vào những ngày nghỉ cuối tuần.

    Trên thực tế, có lẽ đây là một chiến thuật hữu hiệu nhất, nên giới chức thi hành pháp luật thường bắt giữ phạm nhân vào những ngày thứ Sáu trong tuần, vì vào các ngày này, các cơ quan chính quyền vẫn còn mở cửa làm việc, có nghĩa là bị cáo sẽ được gặp quan tòa sớm nhất, để biết được tiền thế chân của mình là bao nhiêu hoặc được biết trễ nhất là ngày thứ Hai vì các cơ quan chính quyền bắt đầu làm việc đầu tuần.

    Tuy nhiên có thể nói thêm là hầu hết các tội phạm thông thường, trại tạm giam, sở cảnh sát đều niêm yết cho biết giá biểu đóng tiền thế chân (chart setting standard bail amounts). Nếu là bị cáo bị bắt về những tội phạm thông thường nhẹ, thì thủ tục đóng tiền thế chân tại ngoại hầu tra rất đơn giản, vì giá biểu đã được niêm yết sẵn (paying the fixed amount).


    (Ảnh minh họa)

    Tu Chính Án Số 8 (Eighth Amendment) cũng quy định tiền đóng thế chân được áp dụng cho bất cứ tội nhân nào, nhưng giá biểu phải tương xứng với tội phạm, không được tính giá quá mức đối với tội phạm mà các bị cáo đã bị bắt giam (an excessive bail amount set against them). Có nghĩa là luật pháp không dùng các điều lệ "đóng tiền thế chân" để tăng ngân sách chính phủ hay như một hình thức trừng phạt bị cáo (bail cannot be used as a way for the government to raise money or to punish a person for being arrested).

    Tu Chính Án Số 8 bảo đảm là số tiền thế chân chỉ dùng vào mục tiêu duy nhất, là để bảo đảm bị cáo phải có mặt ở tòa, trong các phiên xử theo lịch trình của tòa đã ấn định ngày, giờ và địa điểm nơi xét xử. Do đó số tiền đóng thế chân phải cân bằng hợp lý với tội phạm mà bị cáo đã bị cáo buộc.

    Nếu quan tòa nhận thấy bị cáo là thành phần "có vấn đề nguy hiễm cho xã hội" nếu được tại ngoại hầu tra, thì quan tòa có thể tăng cao số tiền thế chân lên tối đa hoặc không cho phép được đóng tiền thế chân, nhằm giam giử bị cáo trong tù. Một khi số tiền thế chân được quan tòa tăng cao lên tối đa ngoài khả năng tài chánh của bị cáo, nên có nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng làm như thế là vi phạm Tu Chính Án Số 8, nhưng hầu như việc chống án cho rằng làm như thế là vi hiến Tu Chính Án Số 8 thường không thành công.

    Trong một số trường hợp, nếu số tiền thế chân đã được ấn định nhưng bị cáo thuộc thành phần nghèo trong xả hội, không đủ khả năng tài chánh để đóng, thì có thể chờ để xin quan tòa tái xét xử, là hạ thấp số tiền thế chân này xuống trong một phiên xét xử đặc biệt ("special bail hearing) hay trong lần hầu tòa đầu tiên của bị cáo (defendant's first court appearance). Căn cứ vào tình trạng tài chánh của bị cáo, quan tòa có thể sẽ giảm số tiền thế chân xuống thấp, để bị cáo có đủ khả năng tài chánh có thể đóng tiền thế chân tại ngoại hầu tra và được trở về nhà, sinh hoạt bình thường với gia đình, để chờ ngày đi hầu tòa nghe quan tòa xét xử tội phạm của mình.

    Có 4 trường hợp được quy định bởi phán quyết của tòa về vấn đề được phép tại ngoại hầu tra ("bail hearing") là:

    1- "Release on Own Recognizance".
    2- "Personal Bond".
    3- "Bail Set with Terms of Release".
    4- "Denial of Bail".


    1. Được cho Phép Tại Ngoại Hầu Tra Bởi Chính Bản Thân Bị Cáo (Getting Released On Your Own Recognizance-R.O.R.):

    (Release on Own Recognizance: The defendant is released from jail in exchange for signing an agreement promising to return to court and abide by other conditions)

    Khi bị cáo đã được quan tòa ấn định cho phép đóng tiền thế chân tại ngoại hầu tra, thì trong lần trình diện lần đầu tiên trước mặt quan toà (request one at your first court appearance in front of a judge), thì quan tòa đã cho phép bị cáo được quyền tại ngoại hầu tra. Cách này được gọi là "being released on your own recognizance" hay gọi tắt là "R.O.R." hay "O.R.".

    "O.R." là cách bị cáo ký vào một văn bản cam kết đương sự sẽ đến trình diện tại tòa đúng hẹn, đúng lịch trình đã ghi, cũng như sẽ có mặt trong các phiên tòa, nếu vắng mặt, sẽ phải trả đầy đủ số tiền thế chân mà tòa án đã quy định. (A promise to pay in the full amount of your bail if you don't appear) Văn bản này cũng giống như tấm giấy ký tên mắc nợ, nếu thất hứa thì sẽ phải trả tổng số tiền nợ trong một lần. Nếu có thể, thì bị cáo và gia đình nên chọn cách này là tốt nhất.

    Trong điều kiện nào thì bị cáo được phép tại ngoại theo cách "O.R."?

    (Ảnh minh họa)

    Nói một cách tổng quát là bị cáo bị bắt trong một vụ án bất bạo động (non-violent), thuộc trường hợp tiều hình không nghiêm trọng (less-serious misdemeanor). Ví dụ như ăn cắp, vi phạm luật giao thông, tội vi phạm về khoa học kỷ thuật và nhất là đây là lần đầu tiên phạm pháp. Nói chung, quan tòa sẽ dựa vào những yếu tố chính khác nhau để chấp thuận cho phép bị cáo được tại ngoại hầu tra, chờ ngày ra trình diện phiên tòa xét xử:

    - Mức nghiêm trọng của tội phạm (The seriousness of the crime).
    - Những tội danh trước đây, tiền án và tiền sử ngày ra tòa (Previous offenses, criminal record, and history of court date appearances). Nếu có phạm tội thì chỉ là tiểu hình (misdemeanors).
    - Bị cáo có bị nghi ngờ bỏ trốn hay không (Whether or not the defendant is considered a flight risk).
    - Lý lịch (background check): Có người thân sống trong cộng đồng. Được sinh ra và lớn lên trong cộng đồng nhiều năm.
    - Gia đình và những quan hệ với cộng đồng (Family and ties to the community).
    - Công ăn việc làm (Employment), nhất là có công ăn việc làm trong cộng đồng.


    Trong hầu hết các phạm nhân là trẻ vị thành niên, thì không cần đóng tiền thế chân để được tại ngoại, nếu được ra khỏi trại giam đó là nhờ vào những điều khoản "O.R" này với sự giám sát của tòa án.

    Quy định nào để được ra khỏi trại giam dựa trên "O.R." của bị cáo?
    Khi được tại ngoại theo cách "O.R.", bị cáo phải tuân thủ theo nhiều điều quy định của tòa án. Quan tòa thường bắt bị cáo phải trình diện (check in) với nhân viên giám sát (supervising officer)hạn chế quyền đi lại (restrict travel privileges). Bên cạnh đó quan tòa cũng có thể ra lệnh cho bị cáo được hưởng chế độ "O.R." không được ra khỏi nhà, tránh xa một ai đó (stay-away orders) hoặc yêu cầu bị cáo đến những cơ sở cai nghiện. Nếu bất cứ quy định nào trong số này bị vi phạm, hoặc nếu bị cáo không xuất hiện trong bất cứ ngày ra tòa theo lịch trình, họ sẽ bị bắt giữ lại.

    Nếu yêu cầu được tại ngoại theo lối "O.R" mà bị quan tòa từ chối, bị cáo phải đóng tiền thế chân (need to post bail). Nếu bị tòa từ chối cách này, bị cáo luôn có quyền xin giảm thiểu số tiền thế chân xuống. Nếu hưởng quy chế "O.R." mà không đến tòa án theo quy định thì sẽ bị bắt đóng toàn bộ số tiền thế chân đã được quan tòa phán quyết trước đó, đồng thời sẽ bị bắt giam trở lại.

    2. Trái phiếu cá nhân (Personal Bond)
    Trường hợp "trái phiếu cá nhân" cũng gần giống trường hợp "O.R.".

    Trái phiếu cá nhân là trái phiếu nêu rõ bị cáo sẽ xuất hiện vào tất cả các ngày ra tòa trong tương lai. Bị cáo không phải gửi bảo lãnh, nhưng sẽ bị mất số tiền trong trái phiếu nếu không thực thi lời hứa sẽ có mặt trong các phiên tòa. Nó cũng được coi như là một bản phát hành trên trái phiếu nhận dạng (It is also known as a release on recognizance bond).

    Một trái phiếu cá nhân cũng là một kiểu "personal recognizance and own recognizance", là một hợp đồng bằng văn bản trong đó bị cáo đã đồng ý trình diện tại tất cả các phiên tòa xét xử bị cáo và hứa sẽ không vi phạm pháp luật trong khi trái phiếu cá nhân có hiệu lực. Sau khi hợp đồng được ký, thanh toán tiền bảo lãnh được miễn trừ, và bị cáo được phép tại ngoại hầu tra, không còn bị giam giữ trong tù.

    Mặc dù được trả tự do mà không có yêu cầu trả tiền thế chân (bail bond), một khoản tiền bảo lãnh được đặt cho bị đơn như một phần của lời hứa sẽ có mặt tại tất cả các phiên tòa yêu cầu. Hầu hết các đồn cảnh sát đều có lịch trình bảo lãnh cho các tội phạm thông thường để tạo điều kiện "mở cửa" cho bị cáo có thể đủ điều kiện nhận trái phiếu cá nhân mà không cần chờ gặp quan tòa. Hợp đồng cho một trái phiếu cá nhân bao gồm một điều khoản mà bị cáo có trách nhiệm trả toàn bộ số tiền bảo lãnh cho việc không đến trình diện tòa án khi nhận được thư mời của tòa.

    Những điều kiện để có thể có trái phiếu cá nhân
    Có thể có các điều kiện bổ sung để được ra khỏi trại giam, bao gồm tuân theo các điều khoản được quy định trong các lệnh cấm, tuân theo lệnh "giam tại gia", tham dự các buổi hội thảo của người nghiện ngập hay vào trại cai nghiện và tuân thủ tất cả các luật do tòa quy định. Việc không tuân thủ các điều kiện để được ra khỏi trại giam trên có thể dẫn đến việc trái phiếu cá nhân bị hủy bỏ, bị cáo phải trả số tiền bảo lãnh theo lệnh tòa, sẽ bị bắt lại và bị đưa trở lại nhà tù.

    Quyết định cấp trái phiếu cá nhân dựa trên một số điều kiện, bao gồm mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, hồ sơ bắt giữ trước đó, quá trình việc làm, số năm sinh sống trong cộng đồng và sự hiện diện của gia đình gần đó. Nếu bị cáo có một hồ sơ về các vụ bắt giữ trước đó, một sự duyệt xét hồ sơ bổ sung, để tiên đoán xem là liệu bị cáo sẽ có mặt tại tất cả các phiên xử theo lich trình của tòa án ấn định hay không. Một trái phiếu cá nhân có thể được chấp thuận, ví dụ, đối với một bị cáo bị bắt vì tội phạm nhẹ đầu tiên và ít hay không có nguy cơ bỏ trốn, không trình diện các phiên tòa xét xử đương sự.

    Nếu bị cáo tham dự tất cả các phiên tòa bắt buộc và thi hành nghiêm chỉnh đúng các điều kiện mà đương sự đã ký kết giữ lời hứa để được tại ngoại hầu tra, thì trái phiếu cá nhân sẽ được hủy bỏ khi vụ án kết thúc (personal bond will be vacated when the case is closed). Trong những trường hợp này, trái phiếu bị hủy cho dù bị cáo có bị kết án hay không.

    3. Đóng tiền thế chân để tại ngoại (Bail Set with Terms of Release)

    (Ảnh minh họa)
    (The defendant may go free by posting bail in the amount set by the court, either by paying it directly or obtaining a surety bond through a bail bond company).

    Đóng tiền thế chân còn có "term""giving a bail bond".

    Đóng tiền thì cũng có hai cách. Một là nếu gia đình có khả năng, mình sẽ đóng toàn bộ số tiền thế chân mà quan tòa ấn định. Khi đến ngày ra tòa, toàn bộ số tiền thế chân (trừ một số tiền nhỏ cho án phí) sẽ được hoàn trả lại cho bị cáo. Đương nhiên nếu bị cáo không đến trình diện phiên tòa, thì mất trắng số tiền này và có thể tòa sẽ phát trát truy nã và bắt giam bị cáo.

    Cách thứ hai thì không ai muốn chọn, nếu tránh được thì nên tránh. Cách này dành cho những người không đủ khả năng đóng tiền thế chân theo quy định. Họ phải mua tiền thế chân (purchase a bail bond) để được tại ngoại.

    Cách thứ hai này phải qua một trung gian, có thể là công ty chuyên môn về "bail bond", là "bail agent" hay một cá nhân có môn bài, giấy phép hành nghề này (bail bondsman). Gọi là "mua tiền thế chân" vì bị cáo trước hết phải ứng ra 10% (số phần trăm này từ 10 cho đến 20%) tiền mặt để trung gian nộp trước cho tòa để xin "giving a bail bond". Số phần trăm còn lại (90%) thì bị cáo phải dùng tiền hay tài sản để thế chấp. Số tiền 10% dùng để đóng tiền thế chân (bail bond) cho người trung gian là mất hết luôn, không được hoàn trả lại (non-refundable) cho bị cáo.

    Thông thường thì bị cáo phải có đủ hoặc tiền mặt (cash) cộng với tài sản đủ để thế chấp cho tổng số tiền thế chân, thì "bail bond" mới được thực hiện. (Often times, an additional cash payment plus full collateral is required for a bail bond to be posted)

    Chuyện gì sẽ xảy ra còn tùy thuộc vào chuyện bị cáo có mặt trong các phiên tòa xét xử hay không.

    Nếu bị cáo tuân theo lệnh của tòa để hiện diện trong các phiên xử: Sau khi bản án kết thúc, "bail bond" sẽ được hủy bỏ. Bất luận kết quả vụ án như thế nào, tất cả những tài sản dùng làm thế chấp sẽ được trả lại cho bị cáo. Riêng số tiền "phần trăm", như trình bày ở trên là 10%, tòa sẽ trả lại cho người trung gian đóng tiền thế chân cho bị cáo được tại ngoại hầu tra là "Bail Agent" hay "Bail Bondsman" và đó sẽ là số tiền lợi nhuận của người trung gian này được hưởng.

    Nếu bị cáo không hiện diện trong các phiên xử theo lệnh của tòa: "Bail Bond" của bị cáo sẽ bị tịch thu. Tòa án sẽ ra lệnh cho "bail agent" hay "bail bondsman" giao nộp đầy đủ số tiền "bail" trên "bond" này. Nghĩa là "bail agent" hay "bail bondsman" sẽ bán số tài sản thế chấp của bị cáo để trả cho tòa 90% số tiền thế chấp (bail bond). Làm trung gian và bị rơi vào trường hợp này thì không được lợi lộc gì cả.

    Một ví dụ điển hình xẩy ra như sau:

    Anh Tèo phạm trọng tội và bị bắt giam, khi được đưa đến dự phiên "bail hearing", quan tòa phán số tiền thế chân là $50,000. Anh Tèo không muốn ở tù và muốn được tại ngoại để chờ ngày ra tòa xử. Nhưng kẹt cái anh Tèo không có số tiền $50,000. Vì thế anh phải nhờ đến "Bail Bondsman" giúp anh nộp cho tòa một số tiền thế chân để tòa phóng thích anh.


    (Ảnh minh họa)
    "Bail Bondsman" yêu cầu anh Tèo nộp 10% số tiền thế chân là $5,000, anh cóp nhặt, vay mượn bà con để đưa $5,000 tiền mặt cho "Bail Bondsman" nộp cho tòa. Số tiền $45,000 còn lại được "ghi nhận, thế chấp" trên "Bail Bond""Bail Bondsman" yêu cầu anh Tèo đem chiếc xe và căn nhà đang ở ra để thế chấp. Sau khi định giá, "Bail Bondsman" đồng ý chuyện thế chấp của anh Tèo và nộp số tiền thế chân lên tòa để anh Tèo được phóng thích khỏi nhà tù.

    Quá sợ bị kết án tù ở, anh Tèo trốn về Việt Nam nên đến ngày ra tòa để xét xử, anh không có mặt. Tòa ra lệnh cho "Bail Bondsman" phải nộp cho tòa số tiền $45,000 còn lại. Lúc đó "Bail Bondsman" có quyền đem bán số tài sản mà anh Tèo thế chấp để lấy tiền nộp cho tòa.

    Có hai loại "Bail Bonds"
    - Criminal Bail Bond: Được sử dụng trong các vụ án hình sự và dùng để bảo đảm bị cáo sẽ đến để được xét xử khi được tòa án yêu cầu, đồng thời cũng bảo đảm bị cáo sẽ thanh toán bất cứ khoản tiền phạt hoặc hình phạt nào được quyết định đối với bị cáo.

    - Civil Bail Bond: Được sử dụng trong các vụ án dân sự và bảo đảm cho việc trả nợ, cộng với tiền lãi và chi phí, được coi là bị đơn không thi hành đúng những điều phán quyết của phiên tòa đã xét xử bị đơn.

    Những câu chuyện thương tâm trong cộng đồng người Việt vì không đóng tiền thế chân khi phạm tội.

    Một hôm có một cậu thanh niên gọi điện thoại cho tôi từ một trại tạm giam nhờ tôi liên lạc gấp với cha mẹ cậu để "nhờ" cha mẹ cậu mang $400 đến đóng tiền thế chân cho cậu được tại ngoại hầu tra. Cậu kể cho tôi nghe là cậu bị cảnh sát bắt về tội say rượu lái xe bất cẩn, đụng vào một xe khác nhưng không gây thương tích cho ai.

    Ngay sau khi tiếp xúc với thanh niên này xong, tôi liền liên lạc trực tiếp với cha mẹ cậu để chuyển đạt những lời yêu cầu của cậu. Cha mẹ cậu nghe xong tỏ vẻ hết sức tức giận cậu và nhất quyết không chịu đem tiền đến đóng tiền thế chân lãnh cậu ra ngay. Cha mẹ cậu nói với tôi là "cứ để cháu nó nằm đó một ít ngày nữa cho cháu nó biết thân phận".

    Tới hai ngày sau cha mẹ cậu mới mang tiền đến đóng tiền thế chân cho cậu ta. Nhưng khi đến đón cậu thì thân hình cậu trông tiều tụy, hom hem không nhận được ra cậu. Khi đi đứng thì chân nọ đá chân kia, không vững vàng. Cha mẹ cậu phải chở cậu đi bác sĩ khám bệnh ngay sau đó.

    Sau này hỏi ra nguyên nhân là tại sao tình trạng cậu lại như vậy thì được cậu kể lại cho nghe là cậu bị tạm nhốt chung với một số bị can phạm khác trong một căn phòng chật hẹp. Đêm đầu cậu bị hai tên can phạm to con, lực lưỡng, đen như 2 cột nhà cháy, thấy cậu bé nhỏ con, trắng trẻo sạch sẽ, một tên tiến lại gần cậu nhe hàm răng trắng hếu, cười hô hố phun cả nước bọt lên mặt cậu, rồi bế bổng người cậu lên tung cho tên kia bắt, tung qua tung lại nhiều lần như thể đang tung một trái banh. Đêm thứ Hai một trong hai tên đó từ từ tiến sát lại cậu, ôm chặt lấy người cậu và để cho tên kia lột hết quần áo cậu ra, đè cậu xuống, rồi thay phiên nhau hãm hiếp cậu. Cậu la hét kêu cứu ầm ĩ lên, cả nửa tiếng đồng hồ sau mới có nhân viên giám thị đến can thiệp. Lúc đó cậu đã gần ngất xỉu và tưởng như mình đang hấp hối chờ chết.

    Một câu chuyện khác là cách đây không lâu, một can phạm ở tù mấy tháng, vừa mới được thả ra là đến gặp tôi và tâm sự rằng sau khi bị bắt, anh từng trải qua một ít ngày ở trại tạm giam rồi sau đó mới được tống vào nhà tù. Anh so sánh rằng bị giam trong nhà tù mấy tháng vẫn sung sướng gấp mấy ngàn lần so với 1 ngày ở trại tạm giam. Vì ở nhà tù họ nhốt các can phạm riêng biệt theo từng tội nặng nhẹ: còn ở trại tạm giam các can phạm bị nhốt chung với nhau đủ thành phần trong xã hội, không phân biệt loại tội phạm.

    Đương sự kể lại câu chuyện trong trại tạm giam cũng gần giống như anh thanh niên ở trên, cũng bị các can phạm khác hiếp dâm. Đương sự còn nhấn mạnh thêm là ngày nào đương sự còn sống trên trần gian này, đương sự sẽ không bao giờ có thể quên được cơn ác mộng kinh hoàng ở trong trại tạm giam!

    4. Tòa từ chối đóng tiền thế chân

    (Ảnh minh họa)
    Nếu tòa xét rằng bị cáo có nhiều dấu hiệu, cơ hội bỏ trốn ra khỏi thành phố, tiểu bang hoặc trốn ra nước ngoài và không trở lại để ra tòa xét xử thì quan tòa sẽ từ chối không cho đóng tiền thế chân. Nếu bị cáo có tiền sử chạy trốn (fleeing from the law), quan tòa cũng có thể không cho đóng tiền thế chân nhằm giử bị cáo trong tù để khỏi chạy trốn. Bị cáo có những thái độ, hành động bất thường (erratic behavior) cũng được xếp vào loại "person is a flight risk". Những bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ thì thường cũng được xếp vào loại "person is a flight risk" vì có thể sẽ trốn về quê hương của họ.

    Tái phạm tội (repeat offender)

    Nếu một phạm nhân đã được phóng thích hay tạm tha (parolee), nếu lại phạm pháp và bị bắt lần thứ hai, tòa án cũng có thể sẽ từ chối không cho đóng tiền thế chân vì đương sự là thành phần cố tình phạm pháp khi được tự do. Quan tòa sẽ ra lệnh tống giam phạm nhân này để bảo vệ cho sự an ninh của xã hội.

    Bị cáo có hành vi, thái độ đe dọa người khác (pose a threat to others)

    Nếu bị cáo có dấu hiệu bất ổn (instability), quan tòa cũng sẽ từ chối không cho đóng tiền thế chân vì bị cáo có thể sẽ tự làm tổn thương bản thân cũng như những người khác (a threat to him or herself or others). Trong vài trường hợp quan tòa có thể ra lệnh đưa bị cáo vào nhà thương điên để chữa trị (mental health treatment facility) thay vì giam trong tù chờ ngày ra tòa xét xử. Nói một cách khác, tiền thế chân sẽ không được tòa chấp thuận đối với những bị cáo có dấu hiệu gây hành động bạo lực.

    Phạm tội nghiêm trọng (crime is severe)
    Những tội phạm được cho là nghiêm trọng như ngộ sát (manslaughter); giết người (murder); buôn bán ma túy (dealing drugs); hay hiếp dâm (rape) … được phân biệt với các tội nhẹ (minor crimes) mà không có nạn nhân như cờ bạc, mại dâm, xử dụng ma túy … với những cáo bị cáo buộc tội nặng nề hơn (serious charges). Những bị cáo mà khi ra tòa có thể sẽ bị kết án với những bản án tử hình thì thông thường quan tòa từ chối không cho đóng tiền thế chân. Những người bị phạm tội nghiêm trọng thường bị giam trong tù cho đến khi được xét xử, xem là họ có tội hay không?

    Nếu bị từ chối không cho đóng tiền thế chân lần đầu thì phải làm sao?

    Nếu bị cáo bị từ chối không được đóng tiền thế chân để tại ngoại hầu tra lần đầu, thì trước tiên là sẽ bị đưa về trại tạm giam (jail) và phải đợi đến lần ra tòa kế tiếp (next hearing). Khi ra tòa lẫn nữa, bị cáo có quyền đòi hỏi quyền được tại ngoại bằng tiền thế chân. Bị cáo cũng có thể chống án (vì không cho đóng tiền thế chân) lên tòa cấp cao hơn để xin được ân huệ này. Đây là cơ hội để phạm nhân có thể được tại ngoại nếu đưa ra được bằng chứng, lý do là mình không có ý bỏ trốn, không hề cố ý phạm tội nữa sau khi thi hành bản án trước, không phải là thành phần nguy hiểm cho xã hội hay những người sống chung quanh bị cáo.

    Nguyễn Mạnh San
    Cựu Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng Tòa Án liên bang Hoa Kỳ Oklahoma City, Oklahoma

  2. #2
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Xin sửa lại là "điều kiện pháp lý"

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-02-2018, 17:07
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-20-2017, 08:35
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-12-2017, 21:52
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-11-2016, 16:09
  5. Những tên phá hoại cđvn tại hải ngoại
    By tamtien in forum Tin Người Việt Bốn Phương
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-18-2016, 13:01

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •