kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Nhạc sĩ Vũ Thành An, cha đẻ của những bài ca "không tên"

  1. #1
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default Nhạc sĩ Vũ Thành An, cha đẻ của những bài ca "không tên"

    Lần thứ 2 trở về nước sau gần 40 năm xa quê định cư tại Mỹ, nhạc sĩ của những "Bài ca không tên" Vũ Thành An nói rằng, ông chưa có ý định về hẳn Việt Nam vì còn nhiều sứ mạng thiện nguyện phải thực hiện ở nhiều quốc gia.

    Trong cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với báo chí Hà Nội, nhạc sĩ Vũ Thành An gây ấn tượng trong chiếc áo linh mục màu đen, khoác vest trắng sang trọng, lịch lãm. Ở tuổi 76, người nhạc sĩ gốc Nam Định vẫn đầy cuốn hút với gương mặt hồng hào, phúc hậu và lối nói chuyện nhẹ nhàng, ấm áp song cũng đầy hóm hỉnh.

    Nhạc sĩ cao 1,80 m luôn xưng An để trò chuyện với khán giả. Và mỗi khi nhắc về vợ, ông nói với sự trìu mến, thân thương trong tiếng "em" ngọt ngào.


    Nhạc sĩ Vũ Thành An

    PV: Năm 2017 nhạc sĩ về nước tổ chức đêm nhạc lần đầu tiên và nói, đó là lần giã biệt. Vậy lý do nào khiến ông chưa nỡ xa khán giả vậy?

    VTA: Quả thật lúc đó, tôi tưởng từ giã thật vì sức khỏe của cô (vợ nhạc sĩ - PV) rất yếu. Nhưng nhờ ơn trên, đến nay cô vẫn khỏe, dù trí nhớ có dần giảm sút đi. Ở tuổi này, tôi cũng sợ đi lắm. Nỗi lo nhất là đột quỵ khi đi máy bay.

    Tôi có người bạn là bác sĩ, đo mạch máu não thấy rất tốt, không bị nghẽn nên tôi cũng yên tâm đi xa hơn. Trước đây tôi cũng bị chẩn đoán viêm gan B nhưng bây giờ đi khám, chính bác sĩ cũng ngạc nhiên vì thấy không còn virus nữa. Trường hợp của tôi là hiếm gặp.

    Lần này tôi về nước là để thực hiện đêm nhạc Vũ Thành An "Tình ca Không tên - Giai Nhân" với ca sĩ Ngọc Châm tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 13/4 tới đây. Album "Giai nhân" với các sáng tác mới và cũ và mới của tôi được Ngọc Châm chọn thể hiện cũng sẽ xuất hiện trong đêm nhạc.

    Ngoài ra, tôi vẫn tiếp tục phụng sự bác ái cho Quỹ Teresa quốc tế, đang có mặt trên 10 quốc gia. Mái ấm An Vũ ở Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Ngọc Châm.


    Nhạc sĩ Vũ Thành An trong buổi giới thiệu album "Giai nhân" của ca sĩ Ngọc Châm. Đêm nhạc của hai nghệ sĩ cũng sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn vào 14/3

    PV: Vì sao lại có sự hợp tác này khi nhạc sĩ sống ở Mỹ còn Ngọc Châm nhiều năm qua chỉ chuyên tâm là "bà bầu" tổ chức âm nhạc?

    VTA: Cái gì cũng có cái duyên. Năm 2017, tôi chưa biết Châm có thể làm thơ. Có câu thơ của Ngọc Châm đầu tiên tôi đọc: "Em không dám tham vọng, mà chỉ xin ước vọng".

    Đọc câu đó tôi thấy bị lôi cuốn liền vì với tôi tư tưởng đó rất lớn, tưởng câu nói bình thường nhưng chứng tỏ đây là con người có tính khiêm nhường mà người ta có khi phải học lâu lắm mới được. Thường những người có tài họ rất kiêu ngạo, những năm còn trẻ tôi cũng từng như vậy. Cũng bởi cảm nhận được như thế nên tôi cùng cô ấy phát triển thành bài hát "Em không dám tham vọng".

    Sau lại có bài thơ nữa Mùa thu ngày ấy tìm nhau, phải nói đó là ý thơ đẹp nên chúng tôi phát triển thành bài hát mà chắc chắn các vị sẽ tìm nghe đi nghe lại.

    Bài Giai nhân thì tôi có giai điệu, còn Ngọc Châm viết lời, đó là âm hưởng thời xưa, nhưng lời bây giờ… Tôi chắc chắn quý vị nghe sẽ thấy muốn khám phá, sẽ thấy tài năng tiềm ẩn Ngọc Châm.


    20 năm ca sĩ Ngọc Châm mới có album đầu tiên và đang chứng tỏ khả năng sáng tác

    PV: Phần lớn các ca khúc của nhạc sĩ đều chỉ chọn một tựa đề là "Không tên" và đánh số thứ tự. Phải chăng là ông "bí" tên nên mới thế?

    VTA: Đó là chủ ý của tôi từ đầu. Để được khán giả nhớ tới, mình phải có điều gì đó riêng gây chú ý. Có hàng nghìn bài hát ra đời mỗi ngày, đều có tên gọi nhưng người ta chỉ biết bài hát chứ không biết tác giả là ai. Nhưng nhắc đến "Không tên" thì người ta biết ngay chỉ có Vũ Thành An.

    PV: Sau ca khúc "Không tên 50", phải 20 năm sau nhạc sĩ mới lại viết tiếp, tại sao lại lâu như vậy?

    VTA: Năm 1995, Vũ Thành An muốn chấm dứt, bỏ hết tất cả để đi tu, theo đạo Công giáo. Trước khi đi tôi có làm CD Tình ơi giã biệt. 7 năm sau tức là 2002 tôi đạt chức Phó tế Công giáo, không đi đâu nữa mà chỉ lo công việc nhà thờ, giúp đỡ mọi người. Thời gian còn lại thì dành cho gia đình thôi.

    Đi đâu cũng được yêu cầu sáng tác nhưng tôi cương quyết từ chối. 20 năm sau, vào năm 2015, tôi rung động trước câu thơ: Mối tình đầu là hạt sương trăm năm. Mỗi người chúng ta đều có mối tình đầu không thể quên, sẽ sống mãi mãi trong cuộc đời. Câu thơ làm tôi bừng tỉnh. Vũ Thành An được Ơn trên ban khả năng, tại sao mình không dùng để đem lại cái đẹp cho cuộc đời, đem lại niềm an ủi yêu thương cho người khác? Và tôi bắt đầu sáng tác trở lại… Ơn trên cho mình khả năng đó mà mình không làm thì coi như mình phụ lòng ơn trên. Đến nay, tôi đã có "Không tên 101" và còn rất nhiều bài chưa công bố.



    PV: Giờ nhạc sĩ tuổi cũng đã cao, bao giờ thì ông có ý định về nước an dưỡng tuổi già?

    VTA: Bây giờ cuộc sống của tôi định cư bên Mỹ rồi. Con cháu đều ở đó. Vợ tôi cũng bệnh nên tôi phải ở bên bà ấy chứ. Thực ra với tôi, quê hương là công việc nên không cứ phải là Mỹ hay Việt Nam. Công việc từ thiện và tôn giáo của tôi diễn ra ở 10 nước nên đi đến đâu, với tôi cũng thân thương như là ở nhà mình vậy. Quê hương với tôi bây giờ là của chung, là Trái Đất. Nếu còn khỏe thì còn đi, đến những nơi cần mình.

    PV: Ông đi nhiều như vậy thì vợ và các con có vì lo lắng mà ngăn cản không?

    VTA: Không đâu, vì cô và các con cũng hiểu, tôi lo việc thiện nguyện là để dồn phước, cho cô có sức khỏe hơn. Tôi đi không phải cho niềm vui cá nhân. Nếu đi chơi thì tôi sẽ không đi đâu. Mình làm phước thì mới có động lực.

    PV: Những người chọn đi theo đức tin nào đó phần nhiều là do số phận có biến cố nào đó. Với nhạc sĩ thì sao?

    VTA: Chuyện biến cố của tôi hơi dài, chỉ biết là sau năm 1975, tôi cảm tưởng như mình có thể chết rồi. Chính đức tin tôn giáo đã cứu sống tôi. Năm 1981, tôi chính thức đi tu. Nhờ đi tu mà mới sống và được khỏe mạnh đến bây giờ.

    PV: Ngoài lý do như nhạc sĩ vừa nói thì hẳn là từ thời trẻ, ông cũng đã sống rất kỷ luật với bản thân, như ít rượu chè, chơi bời chẳng hạn...?

    VTA: Không có đâu! Hồi trẻ tôi cũng sống hoang tàng, tứ đổ tường đủ cả đấy. Tuổi trẻ mà. Hút thuốc thì năm 1991 sang Mỹ là tôi bỏ. Thể thao cũng lười lắm. Tôi nghĩ chủ yếu vẫn là do mình được phước nên càng muốn làm phước nhiều hơn. Nhưng giờ có "đi" thì cũng không có gì phải lấn cấn nữa. Mỗi ngày tôi đều chào vợ như thể ngày mai không còn gặp lại nữa. Bảo, "Em ngủ đi nhé, nếu mai mà anh không thức dậy nữa thì cũng đừng buồn". Cứ chào hoài như vậy.

    PV: Với chiều cao 1,80 m, lại phong độ như vậy, hẳn là hồi trẻ vợ ông cũng ghen lắm?

    VTA: Cô rất là hay, tôi đi đâu thì đi chứ không ghen. Nhiều lúc tôi cứ nói đùa là, "Giờ em chỉ cần gật đầu đồng ý thôi thì mấy bà đến phục vụ liền". Chẳng những không ghen mà còn bảo tôi là "Cứ đưa về đây". Cô là người đàn bà bình thường nhưng cuốn hút tôi vì rất hiền, không ghen tuông bao giờ nên tôi rất thương. Chúng tôi đồng cảm với nhau vì cùng đổ vỡ trong hôn nhân. Cô có hơn 10 năm sống đơn độc nên trong bài "Đời đá vàng" của tôi có bóng dáng của cô trong đó: "Có một đời mất mát, mới thương người đơn độc".

    PV: Cảm ơn nhạc sĩ Vũ Thành An!

    Album "Giai nhân" gồm 8 ca khúc: Giai Nhân (Không tên 91), Không Tên 50, Không tên số 6, Không tên số 7, Hà Nội tôi yêu trái tim khờ (Không tên 94), Em không dám tham vọng, Mùa thu ngày ấy tìm nhau (Không tên 98), Đời đá vàng.

    Ca sĩ Ngọc Châm tâm sự rằng album là câu chuyện của người con gái đẹp, có nhiều nỗi niềm trắc ẩn nhưng trên hết là khao khát yêu thương. Ngọc Châm muốn tặng món quà cho tất cả những người phụ nữ nhân hậu, một nửa thế giới dù thế nào chúng ta cũng xứng đáng được yêu. Người phụ nữ khi được yêu sẽ bộc lộ sự dịu dàng, sẽ bộc lộ hết những góc độ đẹp đẽ nhất trong tâm hồn.

    Theo giadinh.net.vn

  2. Thanks tt9sdh, nguacon, FE C119G, mít, PN99, binhvu, dieudieu thanked for this post
  3. #2
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Nov 10th 2009
    Nơi Cư Ngụ
    America's Historic Triangle
    Bài gởi
    2,045
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    VTA là phó tế vĩnh viễn chứ đâu phải là linh mục … mà viết là "trong chiếc áo linh mục". Viết kiểu nầy có thể có nhiều người hiểu lầm là linh mục Công giáo cũng có vợ

  4. Thanks nguacon, FE C119G, mít, PN99, binhvu, dieudieu thanked for this post
  5. #3
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Mar 29th 2018
    Nơi Cư Ngụ
    Thiên Đường Hạ Giới
    Bài gởi
    173
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    10

    Default

    Chiếc áo chùng đen gọi là áo dòng và các tu sĩ được mặc vài năm trước khi chịu chức Linh Mục. Dưới đây là một đoạn về chiếc áo chùng đen trích trong bài Ý Nghĩa Áo Dòng của Hội Ơn Gọi Hồng Ân Đi Tu Thánh Hiến:

    "Ngày mà tôi nhận được chiếc áo dòng là một ngày đặc biệt nhất trong đời tôi. Mặc dù lúc đó tôi chưa thật sự là một linh mục (thật ra chúng tôi được mặc áo dòng vào năm thứ ba tại đại chủng viện), trong mắt của thế giới và của mọi người thì chúng tôi là giới tu sĩ."

  6. Thanks nguacon, Oldman, mít, PN99, binhvu, dieudieu thanked for this post
  7. #4
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Nov 10th 2009
    Nơi Cư Ngụ
    America's Historic Triangle
    Bài gởi
    2,045
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Ở Việt nam muốn đi tu làm linh mục thì phải vào tiểu chủng viện bắt đầu từ lớp 6 (trong thời gian nầy gọi là chủng sinh). Sau khi đậu tú tài 2 thì bắt đầu khoác chiếc áo chùng đen (lúc nầy được gọi là thầy) và chuyển lên đại chủng viện để xong bậc đại học (chuyên về thần học và triết học). Để trở thành linh mục, phải qua khỏi chức thầy 6 (hay còn gọi là phó tế) và đi giúp các nhà xứ (đi thực tập) một thời gian.

    Sau nầy vào khoảng cuối thập niên 1960, cố DHY Nguyễn Văn Thuận, lúc đó còn là Đức Giám Mục giáo phận Nha Trang lập ra dòng tu muộn Lâm Bích (đặt tại Tòa Giám Mục Nha Trang) nhận chủng sinh từ lớp 10 và huấn luyện ở đó xong lớp 14 (học thêm hai năm sau khi đậu tú tài 2) trước khi chuyển lên đại chủng viện. [Lâm Bích là lấy từ tên của Đức Cha người Pháp Lambert de La Motte đến VN vào tháng giêng 1672]

    Ngày nay nhiều người đã có gia đình muốn sống đời sống tận hiến tu tại gia và qua nhiều lớp tu nghiệp họ cũng được phong làm phó tế (như VTA) để giúp đỡ các Cha xứ lo các phụng vụ trong xứ đạo.

  8. Thanks mít, PN99, FE C119G, binhvu, dieudieu thanked for this post
  9. #5
    mèo bé tí mít's Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 7th 2013
    Bài gởi
    3,940
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    136

    Default

    Dạ, mít đọc mấy comments ở mục này hay quá , mình học hỏi thêm đôi chút bên phía đạo Công Giáo

    Xin cho mít hỏi: Dòng tu muộn Lâm Bích là giòng gì vậy ạ ? Tại sao gọi là tu muộn ạ ?

    mít đọc tên DHY Nguyễn Văn Thuận nghe quen quen , xin hỏi DHY nghĩa là gì ạ ?
    Hình như DHY Nguyễn Văn Thuận bị cộng sản bắt nhốt tới mấy mươi năm, mới thả ra gần đây . Và hình như DHY Nguyễn Văn Thuận có liên quan rất gần với gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm , có phải không ạ ?

    mít cảm ơn nhiều

  10. Thanks binhvu thanked for this post
  11. #6
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Nov 10th 2009
    Nơi Cư Ngụ
    America's Historic Triangle
    Bài gởi
    2,045
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Trích Nguyên văn bởi mít View Post
    Dạ, mít đọc mấy comments ở mục này hay quá , mình học hỏi thêm đôi chút bên phía đạo Công Giáo

    Xin cho mít hỏi: Dòng tu muộn Lâm Bích là giòng gì vậy ạ ? Tại sao gọi là tu muộn ạ ?

    mít đọc tên DHY Nguyễn Văn Thuận nghe quen quen , xin hỏi DHY nghĩa là gì ạ ?
    Hình như DHY Nguyễn Văn Thuận bị cộng sản bắt nhốt tới mấy mươi năm, mới thả ra gần đây . Và hình như DHY Nguyễn Văn Thuận có liên quan rất gần với gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm , có phải không ạ ?

    mít cảm ơn nhiều
    Theo truyền thống ở VN, muốn đi tu làm linh mục phải bắt đầu từ lớp 6 nhưng vì cố Đức Hồng Y (DHY) Thuận sáng lập ra dòng Lâm Bích (tên chủng viện) nhận chủng sinh lớp 10 (trễ sau 4 năm như thường lệ) nên gọi là tu muộn. Trái với VN, bên Mỹ thường họ đi tu là sau khi đã học xong trình độ đại học.

    Đúng vậy, DHY Thuận là cháu ruột của cố TT Ngô Đình Diệm và cậu là Đức Cha Ngô Đình Thục. Sau 30 tháng 4 năm 1975 ông bị CS bỏ tù 13 năm trong đó có 8+ năm tù biệt giam. Sau khi được CS trả tự do vì áp lực của thế giới, Ngài sang La Mã và được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đưa lên làm bộ trưởng bộ Công lý và Hòa bình. Nhiều bình luận gia lúc đó tiên đoán Ngài sẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Á châu nhưng Chúa đã gọi Ngài về với Chúa quá sớm vì chứng bệnh ung thư ruột.


  12. Thanks PN99, mít, FE C119G, binhvu, dieudieu, tu kien thanked for this post

Similar Threads

  1. Trung Quốc khoe tên lửa "sát thủ Guam" nhắn nhủ Mỹ
    By Hoàng Na in forum Thời Sự - Tin Thế Giới
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-29-2019, 07:47
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-13-2017, 04:56
  3. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 08-10-2012, 02:06
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-14-2012, 19:22

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •