kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Cảnh báo gây chấn động: Nếu Mỹ tiếp tục thờ ơ, biến đổi khí hậu sẽ "nuốt" hàng trăm tỷ USD!

  1. #1
    Activation needed
    Tham gia ngày
    Jun 28th 2012
    Bài gởi
    13,343
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default Cảnh báo gây chấn động: Nếu Mỹ tiếp tục thờ ơ, biến đổi khí hậu sẽ "nuốt" hàng trăm tỷ USD!


    Cháy rừng ở California. (Ảnh: EPA)

    Bản báo cáo mới được công bố từ các nhà khoa học đã đi ngược lại lời tuyên bố từ trước đến nay của ông Donald Trump rằng biến đổi khí hậu chỉ là chuyện "giả tưởng".

    Theo CNN, một báo cáo chính phủ Mỹ mới đây đã đưa ra cảnh báo nguy cấp về biến đổi khí hậu và hậu quả khôn lường của nó lên kinh tế Mỹ, với thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ USD hoặc, trong trường hợp xấu nhất, hơn 10% GDP quốc gia này, tính đến cuối thế kỷ 21.

    Cuộc nghiên cứu cấp liên bang nói trên ban đầu được dự định sẽ công bố vào tháng 12 nhưng đã được chính quyền Trump đưa ra sớm hơn vào ngày 23/11, thời điểm rất nhiều người Mỹ đang có kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày với gia đình.

    David Easterling, giám đốc Đơn vị Hỗ trợ Kỹ thuật tại Trung tâm Quốc gia về Thông tin Môi trường NOAA, nhấn mạnh "không có sự can thiệp từ bên ngoài nào trong quá trình thực hiện nghiên cứu". Ông nói thêm rằng biến đổi khí hậu trên Trái đất đang diễn ra với mức thay đổi đáng kinh ngạc.

    "Nhiệt độ trung bình của Trái đất cao hơn và tăng nhanh hơn bất cứ nền văn minh hiện đại nào từng trải qua, và xu hướng ấm lên chỉ có thể giải thích bằng hoạt động của con người", ông Easterling nói.

    Là kết quả từ Chương trình Nghiên cứu Thay đổi Trái đất của Mỹ, một nhóm gồm 13 cơ quan liên bang, bản Đánh giá Khí hậu Quốc gia lần thứ Tư được tổng hợp với sự đóng góp của 1.000 người, bao gồm 300 nhà khoa học hàng đầu.

    Trước đó, một bản đánh giá ban đầu đã được công bố vào tháng 11/2017, kết luận rằng "không có lời giải thích thuyết phục hơn" cho biến đổi khí hậu ngoại trừ "những hoạt động của con người, đặc biệt là sự thải khí gây ra hiệu ứng nhà kính".

    Bản báo cáo này đi ngược lại lời tuyên bố từ trước đến nay của ông Donald Trump rằng biến đổi khí hậu chỉ là chuyện giả tưởng.

    Hạn hán tại nước Mỹ. (Ảnh: AOL)

    Hôm 21/11, ông Trump viết trên Twitter: "Chuyện gì đã xảy ra với Sự Ấm Lên Toàn Cầu vậy?" sau khi nước Mỹ đón nhận ngày lễ Tạ ơn lạnh nhất trong một thế kỷ qua.

    Nhưng các nhà khoa học đã chứng tỏ trong bản báo cáo nói trên và những nghiên cứu liên bang khác rằng: "Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề được thể hiện chỉ qua thời tiết cực đoan trong một ngày hoặc một tuần mà nó là xu hướng trong một khoảng thời gian dài".

    Loài người đang sống trong thời kỳ ấm nhất trong lịch sử hiện đaị. Thậm chí trong viễn cảnh tích cực nhất và số lượng phát thải khí nhà kính được giảm xuống bằng 0, thì Trái đất vẫn sẽ tăng lên 1,1 độ F.

    Và tới nay, không quốc gia nào trong khối G20 hoàn thành mục tiêu về khí hậu.

    Nếu không có việc làm giảm thiểu đáng kể với khí thãi gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của thế giới sẽ tăng 9 độ F (tương đương 5 độ C) hoặc hơn vào cuối thế kỷ này, so với nhiệt độ trước khi cách mạng công nghiệp bùng nổ.

    Cái giá phải trả

    Theo bản báo cáo, biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD hàng năm. Riêng vùng Đông Nam nước Mỹ, tới năm 2100, người dân có thể sẽ mất nhiều giờ làm việc vì thời tiết quá nóng.

    Nông dân sẽ phải đương đầu với thời kỳ khắc nghiệt hơn. Chất lượng và sản lượng nông nghiệp sẽ giảm trên khắp cả nước Mỹ do nhiệt độ cao, hạn hán và lũ lụt. Tại vùng Trung Tây nước Mỹ, các khu nông nghiệp sẽ sản xuất ít hơn 75% sản lượng ngô bắp hiện tại, và vùng phía Nam nước Mỹ sẽ thu về ít hơn 25% sản lượng đậu nành so với hiện nay.

    Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm hiểu liệu biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực gì tới vấn đề an ninh hay không. Nhưng chính quyền ông Trump đã phát đi tín hiệu rằng Mỹ sẽ rút ra khỏi các sáng kiến quốc tế như Hiệp định Khí hậu Paris, cho rằng những thỏa thuận như vậy đẩy kinh tế Mỹ vào thế bất lợi.

    Căng thẳng do nhiệt độ cao sẽ làm giảm sản lượng sữa từ 0,60% tới 1,35% trong 12 năm tới. Năm 2010, vấn đề này đã khiến nền công nghiệp sữa thiệt hại 1,2 tỷ USD.

    Tới cuối thế kỷ 21, ngành đánh bắt thủy hải sản sẽ thiệt hại 230 triệu USD do hiện tượng biển axit hóa, đầu độc và hủy diệt sinh vật có vỏ và san hô. Hiện tượng thủy triều đỏ (hay tảo nở hoa) làm cạn kiệt ôxy trong nước và giết chết sinh vật biển, giống như những sự kiện như bảo gây ra tình trạng khẩn cấp ở tiểu bang Florida vào tháng 8 vừa qua, sẽ trở nên thường xuyên hơn.

    Ảnh hưởng lên sức khỏe con người

    Báo cáo cho biết nhiệt độ cao cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Chỉ riêng vùng Trung Tây nước Mỹ, nơi được dự đoán sẽ có mức nhiệt độ tăng cao nhất, sẽ chứng kiến 2.000 trường hợp tử vong sớm mỗi năm.

    Sẽ có thêm nhiều muỗi và các bệnh truyền nhiễm như Zika, sốt xuất huyết và sốt chikungunya. Biến đổi khí hậu còn làm các bệnh về đường hô hấp và dị ứng trầm trọng hơn.


    Các bệnh truyền nhiễm như Zika, sốt xuất huyết và sốt chikungunya sẽ dễ dàng lan truyền từ muỗi qua người trong thời tiết nóng. (Ảnh minh họa: Aljazeera)

    Không ai có thể được miễn dịch khỏi biến đổi khí hậu. Con người sẽ phải hứng chịu nhiều bệnh tật hơn qua đường thực phẩm hơn. Đặc biệt, trong khí hậu nhiệt độ cao mùa hè, trẻ em, người già, người nghèo và các cộng đồng người da màu sẽ có nguy cơ bị bệnh và thiệt mạng cao hơn.

    Nhiệt độ cao và lũ lụt

    Mùa cháy rừng, hiện đã kéo dài và nguy hiểm hơn bao giờ hết, sẽ thiêu rụi gấp 6 lần diện tích rừng mỗi năm tính tới năm 2050 ở một số vùng của nước Mỹ. Diện tích khu vực bị thiêu cháy tại Tây Nam California có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.

    Nguồn nước an toàn và có thể sử dụng tại Hawaii, biển Caribbean và những vùng khác đều bị đe dọa bởi nhiệt độ tăng cao.

    Dọc các bờ biển của Mỹ, cơ sở hạ tầng công cộng và khối bất động sản trị giá 1 nghìn tỷ USD đang bị đe dọa bởi nước biển dâng cao, lũ lụt và bão lũ.


    Cơn bão Florence đổ bộ vào nước Mỹ. (Ảnh: Getty)

    Hệ thống điện lưới cũng không tránh khỏi thảm họa, nhiều đợt mất điện sẽ gây tổn thất cho một số ngành và lĩnh vực với thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

    Số ngày có nhiệt độ vượt quá 37 độ C sẽ tăng cao. Chicago, nơi hiếm khi chịu nền nhiệt cao, sẽ bắt đầu giống Phoenix và Las Vegas và trải qua ít nhất 2 tháng "nóng như lửa đốt".

    Mực nước biển đã tăng từ 17-20 cm so với năm 1900. Từ năm 1993 tới nay, mực nước tăng gần 10 cm. Đây là con số lớn hơn bất cứ thế kỷ nào trong 2.800 năm trở lại đây. Một số quốc gia khác cũng đã chứng kiến việc nước biển vùi lấp lãnh thổ đất liền.

    Đến giữa thế kỷ này, có thể Bắc Cực sẽ mất toàn bộ băng đá biển vào cuối hè, và hiện tượng này sẽ kéo theo một loạt các mối nguy lớn hơn: băng vĩnh cửu tan, khí carbon dioxide và methane được giải phóng, nhiệt độ toàn cầu "tiếp tục ấm lên đáng kể".

    Giải pháp cho vấn đề

    Bản báo cáo được công bố để cảnh báo các nhà lập pháp và không đưa ra giải pháp cụ thể nào cho vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo số liệu, nếu nước Mỹ ngay lập tức giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch và lượng phát thải khí nhà kính, thì hàng nghìn người sẽ được cứu và hàng tỷ USD sẽ không bị uổng phí.

    Một báo cáo từ LHQ vào tháng 10 cũng thúc giục chính quyền tất cả các quốc gia trên thế giới "áp dụng những thay đổi nhanh chóng, toàn diện và chưa từng có trong mọi mặt xã hội" để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

    Báo cáo dự đoán Trái đất sẽ chạm mốc 1,5 độ C cao hơn thời kỳ trước cuộc Cách mạng Công nghiệp vào năm 2030. Ngoài ra, thế giới sẽ phải đối mặt với thời tiết đặc biệt cực đoan như hạn hán, lũ lụt và thiếu hụt lương thực thực phẩm cho hàng trăm triệu người.

    Thời điểm để hành động

    Bản báo cáo mới này đã được đón nhận mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học.

    "Tại Houston, cộng đồng người da màu đã trải qua nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan mà Washington vẫn không thừa nhận rằng đó là hậu quả của biến đổi khí hậu. Trong nhiều năm qua chúng tôi đều biết đó là sự thật và chúng ta cần phải tổ chức, nỗ lực hơn để những thông tin như bản báo cáo này không những chỉ được xem xét cẩn thận, mà còn phải được tin cậy và áp dụng vào hành động cụ thể, kịp thời" một chuyên gia Mỹ nói.

    Các nhà khoa học từng lên tiếng cảnh báo về hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu, hoan nghênh về kết quả nghiên cứu mới.

    Beverly Wright, Giám đốc sáng lập Trung tâm Tư vấn Môi trường Deep South và là giáo sư tại Đại học Dillard, nói:

    "Chúng tôi thách thức chính quyền Trump sử dụng những thông tin này để tái thiết và xây dựng cộng đồng để đối phó với thảm họa gây ra bởi nền công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và hàng chục năm không để tâm tới mối quan ngại của chúng tôi. Không thể chối cãi về mặt khoa học được, hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này".

    theo Thời đại

  2. Thanks binhvu, lethiminh, net, Vua Thoi Nay, tcdinh, tt9sdh thanked for this post
  3. #2
    CCCĐ
    Tham gia ngày
    Nov 10th 2009
    Nơi Cư Ngụ
    America's Historic Triangle
    Bài gởi
    2,045
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    0

    Default

    Khi thời tiết nóng thì kêu global warming còn khi trời lạnh thì giả câm giả điếc không giám nói global cooling. Khoa học gia cái quái gì mà chỉ biết suy luận một chìu.

  4. Thanks Vua Thoi Nay, tcdinh thanked for this post
  5. #3
    Thành Viên Chính Thức Vua Thoi Nay's Avatar
    Tham gia ngày
    Apr 28th 2009
    Bài gởi
    303
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    24

    Default

    Trích Nguyên văn bởi net View Post
    Khi thời tiết nóng thì kêu global warming còn khi trời lạnh thì giả câm giả điếc không giám nói global cooling. Khoa học gia cái quái gì mà chỉ biết suy luận một chìu.
    Lạnh quá teo ròi còn gì nữa mà lên tiếng !

  6. Thanks tcdinh, net thanked for this post

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-23-2017, 14:58
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 06-24-2017, 08:07
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-31-2017, 14:54

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •