Kiểm tra thận yếu là một quá trình không thể thiếu để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất. Là một bộ phận quan trọng của cơ thể nên khi thận bị thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể do đó nếu như phát hiện những triệu chứng thận hư thận yếu thì bạn nên có biện pháp kiểm tra. Có thể kiểm tra tại nhà hoặc tại bệnh viện với những cách thức khá đơn giản.

Mẹo kiểm tra thận yếu tại nhà
Theo các bác sĩ thì người bệnh có thể tự nhận biết bệnh khi bắt gặp 3 triệu chứng trong số các biểu hiện thường gặp của bệnh thận yếu là đi tiểu đêm nhiều hơn 3 lần, tiểu gắt và nhỏ giọt, mắt sưng, mỏi lưng, rụng tóc, khó ngủ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Tuy nhiên có một cách kiểm tra thận yếu tại nhà để xác định đúng hơn về bệnh.


Nếu có những dấu hiệu và sự thay đổi của ly nước khi kiểm tra thận yếu tại nhà. bạn nên đi khám để điều trị ngay lập tức

Cụ thể, bạn chỉ cần chuẩn bị một ly nước sạch và nên dùng ly thủy tinh để có thể dễ dàng quan sát sự thay đổi. Tiếp đó, bạn cho một ít nước tiểu vào ly nước sạch rồi quan sát xem nước trong ly thay đổi như thế nào. Nước sạch nghĩa là cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh còn nước bị vẩn đục hoặc có váng mỡ nổi lên trên thì thận của bạn đang không được khỏe.

Với mẹo kiểm tra sức khỏe của thận này, kết quả chỉ khoảng 80% thôi, để chính xác hơn thì bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra sau khi nhận thấy các triệu chứng và đặc biệt là biến đổi màu nước trong cuộc kiểm tra thận yếu nhỏ phía trên.

Cách kiểm tra thận yếu tại bệnh viện
Việc thăm khám, kiểm tra thận yếu tại bệnh viện với các phương pháp hiện đại sẽ cho kết quả chính xác hơn, từ đó bạn có thể tìm được cách điều trị thận yếu phù hợp nhất cho bản thân. Các kiểm tra mà bạn có thể thực hiện tại bệnh viện cụ thể là xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, sinh thiết thận và xét nghiệm nước tiểu.


Để xác định đúng bệnh, bạn nên kiểm tra thận yếu tại bệnh viện

1. Xét nghiệm máu
Các xét nghiệm máu để kiểm tra xem thận có yếu hay không bao gồm:

- Độ lọc cầu thận (GFR) là phương pháp dùng để đo lượng máu được lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian. Nếu như GFR ở mức 90 hoặc cao hơn là bình thường còn GFR dưới 60 nghĩa là thận đang suy giảm chức năng. Nguy hiểm nhất là khi GFR dưới 15 là dấu hiệu cho thấy thận đã bước vào giai đoạn cuối của suy thận.

- Xét nghiệm Creatinine huyết thanh để xác định nồng độ creatinine trong máu. Nếu nồng độ chất này lớn hơn 1.2 với nữ và 1.4 với nam thì chức năng của thận đang suy giảm. Nồng độ creatinine càng tăng thì bệnh thận càng nặng.

- Xét nghiệm Cystatin C hoặc Cystatin 3 tương đương như xét nghiệm độ thanh thải creatinine, do protein trọng lượng phân tử nhỏ này xuất hiện trước khi mức lọc cầu thận giảm và creatinine tăng.

- Xét nghiệm urê máu (BUN) cho thấy nếu nồng độ BUN càng tăng thì chức năng thận càng giảm, còn khoảng 7 đến 20 là thận khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, giá trị này phụ thuộc vào chế độ ăn uống nên nó ít được áp dụng để đánh giá chức năng thận.

2. Xét nghiệm hình ảnh
CT scan có cản quang được dùng để tạo ra hình ảnh thận, đồng thời có thể tìm ra cấu trúc bất thường hoặc vật thể gây tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Siêu âm có được hình ảnh thận nhờ các sóng âm thanh.

3. Sinh thiết thận
Được áp dụng để kiểm tra quá trình phát triển của bệnh thận, đánh giá mức độ tổn hại đã xảy ra và kết luận được nó có đáp ứng được các phương pháp điều trị hay không.

4. Xét nghiệm nước tiểu
Hiện có nhiều phương pháp xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thận như sau:

- Xét nghiệm điện di protein (Protein Electrophoresis Immunofixation Electrophoresis) giúp xác định và phân loại protein nước tiểu, loại protein chỉ xuất hiện khi thận bị tổn thương hay immunoglobulin huyết thanh tăng.

- Tổng phân tích nước tiểu thường dùng que thử đã tẩm chất hóa học để tìm ra những sự bất thường trong nước tiểu như lượng protein quá nhiều, máu, mủ hoặc vi khuẩn. Một số nơi bác sĩ có thể quan sát mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi.

- Protein trong nước tiểu được xét nghiệm để kiểm tra thận yếu thông qua các chỉ số. Như lượng protein quá nhiều tương đương với hiển thị dương tính 1+ hoặc lớn hơn.

- Xét nghiệm hệ số thanh thải của creatinine sẽ tính ra thể tích máu được lọc sạch chất creatinine trong một đơn vị thời gian nhất định.

- Xét nghiệm Microalbumin sẽ phát hiện được một lượng protein được gọi là albumin có số lượng cực nhỏ trong nước tiểu. Phát hiện sớm thành phần này trong nước tiểu và điều trị sớm sẽ giúp làm chậm quá trình dẫn đến suy thận.

- Chẩn đoán Myoglobin giúp kiểm tra thận yếu do nguyên nhân myoglobin.

Thông qua các bước kiểm tra thận yếu kỹ lưỡng ở trên, bạn sẽ biết được chính xác hiện trạng bệnh từ đó lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Đặc biệt, phát hiện sớm bệnh lý luôn giúp việc điều trị được hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.

Cách bảo vệ thận luôn khỏe mạnh
Bảo vệ thận bằng một lối sống, sinh hoạt khoa học sẽ làm giảm nguy cơ thận suy giảm chức năng. Hơn nữa bảo vệ thận sau khi kiểm tra thận yếu, trong quá trình điều trị và sau điều trị ngăn cản bệnh tiến triển hoặc quay lại.

- Chế độ ăn uống: Những thực phẩm như vừng đen, đậu den, quả óc chó, tôm, thịt dê, lá hẹ,…đều có công dụng bổ duõng cho thận một cách tuyệt vời.
- Massage nhẹ nhàng huyệt Dũng tuyền dưới bàn chân mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ rất tốt cho thận. Hoặc bạn có thể sử dụng phương pháp xoa hai bàn tay vào nhau để lòng bàn tay nóng lên rồi đặt lên thắt lưng, massage nhẹ nhàng thắt lưng theo chiều lên xuống cho đến khi cảm thấy nóng.
- Thường xuyên sử dụng thuốc dễ làm thận bị tổn thương cho nên trước khi uống bất cứ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ đóng vai trò quan trọng để bảo dưỡng thận. Thức đêm quá nhiều, căng thẳng mệt mỏi quá mức và thiếu ngủ có thể gây suy thận.
- Nước bọt đặc dày dành cho thận có tác dụng bảo vệ thận do đó bạn nên nuốt nước bọt.
- Không nên nhịn tiểu bởi nước tiểu tích tụ có thể làm hỏng thận.
- Tiết chế trong quan hệ tình dục hoặc lao động thể lực, trí não để tổn thương thận khí.
- Luôn giữ bàn chân ấm áp, không đi chân đất nơi ẩm ướt, lạnh lẽo để tránh gây ảnh hưởng đến thận kinh dưới gan bàn chân.
- Nên uống đủ lượng nước cần cung cấp mỗi ngày để chất độc hại được thải ra bên ngoài, không tích tụ làm gánh nặng cho thận.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết cách để kiểm tra xem thận của mình có yếu không nhằm có phương pháp khắc phục sớm. Thận đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, do đó, mọi vấn đề cần được sớm nhận biết và xử lý.

Theo SK & ĐS