Người ngoài hành tinh có thể từng tồn tại ở một nơi khá gần Trái Đất, theo các nhà khoa học.


Mặt Trăng có thể từng là nơi sống của người ngoài hành tinh, theo một nghiên cứu vừa được công bố.

Mặt Trăng có thể từng là nơi sống của người ngoài hành tinh, theo một nghiên cứu vừa được công bố.

Sự sống ngoài Trái Đất có thể từng tồn tại trên Mặt Trăng sau một vụ nổ thiên thạch, tờ Independent trích lời các nhà khoa học.

Đây là thông tin được đưa ra bởi hai nhà nghiên cứu hành tinh cao cấp, những người phát hiện ra Mặt Trăng có thể có điều kiện để hỗ trợ sự sống đơn giản khoảng 4 tỷ năm trước. Các điều kiện này có được là vì hoạt động núi lửa mạnh mẽ khoảng 3,5 tỷ năm trước, theo các nhà nghiên cứu.

Trong khoảng thời gian đó, Mặt Trăng phun ra lượng lớn khí nóng, bao gồm cả hơi nước. Những loại khí này có thể giúp hình thành nước ở dạng lỏng trên bề mặt cũng như tạo ra một bầu khí quyền trên Mặt Trăng để giữ nước ở đó.

"Nếu nước ở dạng lỏng và không khí từng hiện diện trên Mặt Trăng trong thời gian dài, chúng tôi nghĩ bề mặt Mặt Trăng ít nhất là có thể sinh sống được", Dirk Schulze-Makuch, nhà sinh vật học vũ trụ tại Đại học tiểu bang Washington, Mỹ, cho biết.

Ông Dirk đang nghiên cứu về chủ đề này cùng Ian Crawford, giáo sư về khoa học hành tinh và sinh vật học vũ trụ tại Đại học London, nước Anh.


Sự sống ngoài Trái Đất có thể từng tồn tại trên Mặt Trăng sau một vụ nổ thiên thạch

Mặt Trăng cũng được cho là từng được bao bọc bởi từ trường, điều giúp bảo vệ sự sống trước những dòng gió Mặt Trời chết chóc.

Bằng chứng đầu tiên về sự sống trên Trái đất xuất hiện vào khoảng 3,5 đến 3,8 tỷ năm trước, dưới dạng vi khuẩn lam. Trong thời gian đó, hệ Mặt Trời là một nơi hỗn loạn với hoạt động va chạm thường xuyên của thiên thạch. Một trong những hoạt động đó có thể đã mang sự sống đến Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu viết.

"Có vẻ như sự sống từng tồn tại trên Mặt Trăng vào thời điểm đó", ông Schulze-Makuch nói. "Có thể có vi khuẩn phát triển mạnh trong các hồ nước trên Mặt Trăng cho đến khi bề mặt trở nên khô và chết".

Các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu này sẽ thúc đẩy NASA và các cơ quan không gian khác thăm dò Mặt Trăng trong tương lai.

Các chương trình thăm dò có thể kiểm tra những gì còn lại trên Mặt Trăng để xem chúng có dấu hiệu của sự sống không. Hoặc các cơ quan vũ trụ có thể mô phỏng điều kiện của Mặt Trăng vào thời điểm 4 tỷ năm trước trên Trái Đất hoặc Trạm vũ trụ Quốc tế để xem sự sống có thể tồn tại hay không.

Theo Independent

Đọc thêm:
Mặt trăng đã 2 lần có sự sống rồi tận thế!

Sự sống ngoài hành tinh đã phát triển trên Mặt Trăng của chúng ta vào 4 tỷ năm trước và 3,5 tỷ năm trước.
Kết luận táo bạo trên được đề cập trong bài viết mới công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology, tác giả là nhóm các nhà sinh vật học vũ trụ của Đại học tiểu bang Washington (WSU-Mỹ) và Đại học London (Anh).

Công trình sử dụng rất nhiều dữ liệu từ các chuyến du hành mặt trăng do con người và robot thực hiện trong những năm qua.

Mặt Trăng (Ảnh: NASA)

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng vững chắc cho thấy từ khi Mặt Trăng mới hình thành vào 4 tỷ năm trước, nó đã sở hữu nước dạng lỏng và các điều kiện để phát triển sự sống.

Điều này trùng khớp với thuyết hình thành Mặt Trăng đang phổ biến hiện nay: một thiên thạch bằng kích cỡ Sao Hỏa lao vào Trái đất, thay đổi nó mãi mãi và một phần mảnh vỡ đã tách ra thành Mặt Trăng. Đó cũng là lý do Mặt Trăng có nhiều thành phần giống với Trái đất và rất có khả năng hình thành sự sống tương tự như Trái đất.

Một thiên thạch đã mang sự sống đến Mặt Trăng, tương tự cách sự sống được mang đến Trái đất? (Ảnh: SHUTTERSTOCK)

Nhóm nghiên cứu gọi mốc 4 tỷ năm đó là "cửa sổ sự sống" đầu tiên của Mặt Trăng. Tuy nhiên, chưa rõ vì lý do gì, cuộc sống nguyên sơ đó quá ngắn ngủi.

"Cửa sổ sự sống" thứ hai nằm khoảng 3,5 tỷ năm về trước, gần như song song với lúc sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất (ước tính 3,5 tỷ đến 3,8 tỷ năm về trước). Lúc đó, Mặt Trăng rơi vào giai đoạn hoạt động mạnh của núi lửa, giúp nó có nhiệt độ phù hợp và các vùng nước dạng lỏng, cũng như một bầu khí quyển đủ dày.

Các nhà sinh vật học vũ trụ nghi ngờ rằng dạng sống lần thứ hai này có thể cùng một nguồn gốc với Trái đất, cùng được mang đến bởi một thiên thạch như Trái đất (hiện giới khoa học đang thiên về lý thuyết sự sống Trái đất bắt nguồn từ vũ trụ). Khả năng thứ hai là một thiên thể nào đó đã mang mầm sống từ chính Trái đất gieo rắc lên Mặt Trăng.

Sự sống lần thứ hai có thể rất giống Trái đất nhưng không đủ điều kiện để phát triển lên cấp cao như ở Trái đất (Ảnh: SHUTTERSTOCK)

Và cho dù sự sống đã được đem tới Mặt Trăng theo kịch bản nào trong hai kịch bản nói trên, sự sống lần thứ hai xuất hiện trên Mặt Trăng có thể là những vi khuẩn lam tương tự cyanobacteria, loài vi khuẩn hóa thạch cổ xưa nhất được tìm thấy trên Trái đất.

Tuy nhiên, thiên nhiên không ưu ái cho Mặt Trăng. Bầu khí quyển của nó chỉ đủ sức giữ nước ở dạng lỏng trong vài triệu năm. Các điều kiện tự nhiên bị thay đổi. Mặt Trăng đã phải trải qua ngày tận thế lần thứ hai. Khi con người tìm đến, nó chỉ còn là một Mặt Trăng cằn cỗi. Tuy nhiên, gần đây, nước đá đã được tìm thấy trên Mặt Trăng và dự án "căn cứ Mặt Trăng" của con người có lẽ là tương lai không xa.

Mặt Trăng ở một góc độ khác (Ảnh: NASA)

Nhiều nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng được hình thành sau khi một thiên thể bằng Sao Hỏa đâm vào Trái đất và thay đổi hành tinh của chúng ta mãi mãi (Ảnh: GIZMODO)

Nhiều cơ quan vũ trụ như NASA đang đặt tầm ngắm vào các miệng núi lửa trên Mặt Trăng. Các nhà khoa học hy vọng họ có thể khai quật được bằng chứng sự sống một cách rõ ràng, ví dụ như một hóa thạch trong các chuyến du hành sắp tới.

(Theo Daily Mail)