Ở phần trước, mình đã giới thiệu với các bạn các thông tin trong mục Devices, Networks của Settings, hôm nay mình xin giới thiệu tiếp với các bạn những mục khác, hy vọng series bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về những thiết lập của Windows 10 nhé.

Menu Personalisation:
1. Background: trong này bạn có thể chỉnh được hình nền của máy, bạn có thể chọn 1 hình nền,1 slide show hoặc 1 màu.
Hidden Content

2. Colors và Lock screen: Bạn có thể thay đổi màu nền của các ứng dụng cũng như Start menu, ngoài ra bạn có thể chọn việc tắt/mở chế độ trong suốtDark Mode của Windows.
Hidden Content

- Với Lock Screen: bạn có thể chọn hình nền lúc khởi động lại máy, và chọn luôn các app có thể được hiển thị thông báo ngoài màn hình Lock Screen.
Hidden Content

Tips: nếu bạn thấy mấy cái hình của Windows Spotlight đẹp, bạn có thể lấy tại đây:
Code:
%LocalAppData%\Packages\Microsoft.Windows.ContentD eliveryManager_cw5n1h2txyewy\LocalState\Assets
Sau đó copy ra chỗ khác, dùng câu lệnh: ren * *.jpg và bạn sẽ lấy được những hình nền đó.

3. Themes: bạn có thể thay đổi giao diện của máy như background, các âm thanh căn bản, biểu tượng chuột. Bạn có thể xem thêm bài viết hướng dẫn thay đổi giao diện Windows nhé.
Hidden Content

4. Font: đây là nơi bạn có thể xem/xóa các font hiện đang có trên máy cũng như có thể download thêm các font có sẵn trên Windows Store.
Hidden Content
Hidden Content

5. Start và Taskbar:
- Với Start: bạn có thể chỉnh sửa các tùy chọn với Start Menu như: hiển thị các ứng dụng vừa thêm gần đây, các ứng dụng xài nhiều nhất...
- Taskbar: các thiết lập liên quan tới taskbar như tự động ẩn taskbar, thay command promt bằng PowerShell (áy này mốt số anh em sẽ không để ý, vì lên 1 số phiên bản gần đây, MS đã ngầm thay cmd bằng Power Shell) anh em có thể tham khảo thêm tại đây nhé.
Hidden Content

Menu App
1. Apps & Features:
Bạn có thể cài đặt/gỡ bỏ các ứng dụng ra khỏi máy tính, thay đổi việc cho phép cài đặt ứng dụng từ đâu (một số trường hợp anh em không cài được phần mềm nào ngoài Windows Store thì có thể vào đây. Ngoài ra bạn có thể thêm các Features của Windows như Windows media player, openssh....
Hidden Content

- Ở phần Default Apps: đây là nơi bạn có thể "chỉ" cho Windows biết bạn muốn mở những tập tin trên máy bằng ứng dụng gì chẳng hạn như mở mail bằng gì, xem phim bằng gì, trình duyệt bằng gì.
Bạn cũng có thể chọn theo định dạng đuôi của file bằng cách vào Choose default app by file type.
Hidden Content

2. Offline Maps & Start up
Nếu bạn muốn sử dụng bản đồ mà ở những nơi không có mạng internet thì đây sẽ là tính năng giúp ích cho bạn khá nhiều, cũng như Google Maps, bạn cũng có thể download maps về, bản đồ sẽ luôn được cập nhật 1 cách tự động.

Ở mục Start up, bạn có thể chọn những ứng dụng nào có thể khởi động cùng với máy tính.
Hidden Content

Menu Account:
1. Account Info & Email app accounts: bạn có thể chỉnh sửa avatar của tài khoản, tạo account hoặc thêm vào các tài khoản như Google, Microsoft...
Hidden Content

2. Sign in Option & Sync your settings:
- Sign in Options: bạn có thể thiết lập cách để bạn đăng nhập vào máy tính như Windows Hello (nếu như máy bạn có mở khóa bằng vân tay), password, PIN code, hoặc mở khóa bằng hình ảnh...
- Sync your settings: đây là nơi bạn có thể cấu hình việc đồng bộ các settings của máy tính qua tài khoản Microsoft.
Hidden Content

Menu Update and Security:
1. Windows Update, Windows Defender, Backup

- Window Update: quá quen thuộc với các bạn rồi đúng không, bạn có thể tùy chỉnh sâu các thiết lập của việc update như Active Hours (chỉ cho máy tính biết bạn sẽ làm việc trong khoảng thời gian nào để máy tính không tự cài đặt các bản update và restart máy). Pause update, bạn cũng có thể tạm dừng việc update trong thẻ Advanced Options...

- Windows security: đây chính là Windows Defender cũ được MS đổi tên ở phiên bản 1803 trở về sau. Mình sẽ có một bài viết chi tiết cho mục này sau, trong phạm vi bài viết này, mình sẽ giới thiệu sơ qua cho các bạn thôi.

- Windows Backup: bạn có thể thiết lập sao lưu dữ liệu của máy tính vào các ổ cứng gắn ngoài hoặc bạn cũng có thể bằng việc sử dụng tool backup & restore của Win7.
Hidden Content

2. Troubleshoot, Recovery, Activation:
Hidden Content

- Troubleshoot: đây chắc là nơi đã cứu cánh được nhiều anh em trong các trường hợp mà mọi thứ đã bó tay. Nếu như trong quá trình sử dụng máy, anh em bị lỗi gì đó (disconnect wifi chẳng hạn), anh em có thể vào đây, chọn mục mà anh em đang bị rồi cứ thể để cho MS tự tìm ra lỗi và sửa nó.
Bản thân mình gặp 1 số trường hợp kinh điển như Windows update ko chạy, Màn hình xanh, hay wifi bị mất kết nối, thì ngoài những lỗi về phần cứng, phần Troubleshoot này đã giúp mình khá nhiều

- Recovery: anh em sau quá trình vọc vạch hay tự nhiên 1 ngày nào đó Windows bị lỗi, anh em có thể vào đây reset lại Windows, hoặc cũng có thể vào Safe mode từ đây hoặc vào các tùy chọn như System Restore, trở về phiên bản Windows trước đó (nếu máy bạn còn giử file windows.old)
Hidden Content

- Activation: cho biết máy bạn đang sử dụng phiên bản Windows gì và đã được kích hoạt hay chưa cũng như việc activate đó đã liên kết với tài khoản MS hay chưa.

Còn một số tùy chỉnh nữa trong phần Settings của Windows, tuy nhiên do bài đã quá dài, mình chỉ có thể liệt kê ra một số ít tùy chọn cũng như tính năng căn bản của Settings, hy vọng series bài viết này sẽ giúp bạn được nhiều trong quá trình sử dụng máy tính.
Ngoài ra các bạn có thắc mắc gì cứ vào Hidden Content để hỏi, tụi mình sẽ support nhiều nhất, nếu có thể.

Nguồn: tinhte.vn