Việc ngâm chân tuy giúp cải thiện chức năng của dạ dày, lá lách và thúc đẩy tuần hoàn máu nhưng không phải ai cũng có thể ngâm chân nước nóng một cách tùy tiện. Có 4 nhóm người dưới đây cần phải hạn chế hoặc tránh xa việc ngâm chân nước nóng.

- Người bị tắc nghẽn, xơ cứng động mạch

Những người có tình trạng máu lưu thông máu kém, dễ bị tắc nghẽn nếu thực hiện phương pháp ngâm chân khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Trong một số trường hợp có thể dẫn tới hoại tử, cắt bỏ chân.

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn của bản thân, người mắc những bệnh trên cần tránh ngâm chân.

- Người bị suy giãn tính mạch

Những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch khi ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở. Từ đó làm triêuu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Tốt nhất nên hạn chế ngâm chân bằng nước nóng nếu bạn đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

(Ảnh minh họa)

- Người bị tiểu đường

Lớp da chân của những người mắc bệnh tiểu đường tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nên khó cảm nhận độ nóng lạnh.
Vì thế nếu không cẩn thận sẽ rất dễ dẫn tới bỏng da do không cảm giác được nhiẹt độ của nước.

Trẻ trong giai đoạn dậy thì

Trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì cũng không nên ngâm chân vì các chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện, ổn định.
Ngoài ra những người mắc bệnh Herpes, eczema... cũng không nên ngâm chân với nước nóng, để tránh bị nhiễm trùng.

3 điều nên tránh khi ngâm chân để bảo vệ sức khỏe

- Không ngâm chân sau khi ăn: Sau khi ăn, máu sẽ tập trung chủ yếu cho dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Việc ngâm chân ngay sau khi ăn sẽ làm máu bị phân tán, không đảm bảo cung cấp đủ máu cho dạ dày dẫn tới khó tiêu. Vì thế bạn chỉ nên ngâm chân sau khi ăn xong khoảng 1 tiếng.

(Ảnh minh họa)

- Không xem TV hay đọc sách, dùng điện thoại khi ngâm chân: Lúc ngâm chân thì thư giãn bằng cách xem tivi, đọc sách, dùng điện thoại. Tuy nhiên điều này sẽ khiến máu tập trung cung cấp cho não bộ, bàn chân sẽ không cảm nhận được nhiệt độ chính xác, không cẩn thận có thể bị bỏng. Khi ngâm chân bạn chỉ nên nghe nhạc hoặc thư giãn tâm trí.

- Không ngủ sau khi ngâm chân: Ngâm chân trước khi ngủ là thói quen của không ít người vì cho rằng sẽ dễ ngủ hơn, toàn bộ cơ thể sẽ ấm áp, đặc biệt vào mùa đông. Tuy nhiên việc ngâm chân không khiến cho cơ thể bạn ấm lên ngay được mà cần phải xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân để nhiệt độ lan rộng ra.

Lưu ý khi ngâm chân

- Nhiệt độ nước: Ngâm chân không nên ngâm nước quá nóng vì sẽ làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt. Do đó nhiệt độ nước ngâm chân chỉ nên ở khoảng 45 độ C.

- Thời gian ngâm chân: Bạn chỉ nên ngâm chân trong tối đa 30 phút phút. Không nên ngâm quá lâu sẽ khiến da bị khô, chóng mặt.

- Khi ngâm, phải đặt nguyên hai bàn chân trên mặt đáy thùng một cách thoải mái. Ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, ít nhất là trên mắt cá khoảng 2cm.

Theo SK & ĐS