Bức thư hủy bỏ hội nghị Mỹ-Triều trên thực tế lại chính là "phép thuật kỳ diệu" giúp mở ra cánh cửa rộng nhất cho cuộc gặp hai nước, điều mà phía Triều Tiên phải cảm ơn sự tinh ý của Tổng thống Trump.


Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều gặp những trắc trở thời gian qua có thể giải thích bởi lý do lịch sử và tâm lý.

“Ma thuật” trong bức thư của ông Trump
Sự tham gia của Nga trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ đảm bảo quá trình hòa bình đi đúng hướng, nhà phân tích chính trị Tom McGregor, nói với Sputnik, chia sẻ quan điểm của ông về một loạt các thông điệp gây tranh cãi giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong- un.
Tom McGregor, nhà phân tích chính trị và bình luận viên các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương cho đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CNTV cho biết, việc trao đổi thông điệp gặp nhiều trắc trở giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Hàn Kim Jong-un có thể được giải thích bằng lý do lịch sử và tâm lý.
Giải thích về lý do vì sao lập trường của Triều Tiên với Mỹ liên tục thay đổi trong vài tuần qua - từ thiện chí trò chuyện cho đến tranh cãi nảy lửa - nhà phân tích này cho rằng Bình Nhưỡng đang có những điều chỉnh thích hợp để tránh người dân trong nước cảm thấy bị “khớp”.
"Từ lâu, Triều Tiên luôn nêu cao thông điệp người Mỹ và người Hàn Quốc là người xấu và là kẻ thù của đất nước họ.
Nhưng đột nhiên, ông Kim Jong-un thông báo rằng đất nước sẽ có cuộc đàm phán hòa bình với Seoul và Washington và cam kết từ bỏ hạt nhân. Bạn sẽ như thế nào khi là một người dân Triều Tiên trước những diễn biến trên? Bạn có thể sẽ lo sợ Chính phủ hiện tại đang bị các quốc gia nói trên lừa gạt và phản bội ngay sau cuộc họp".
Theo nhà phân tích, để làm dịu những lo ngại này, các nhà ngoại giao Triều Tiên đã thực hiện một loạt các cuộc động thái thể hiện thái độ cứng rắn của họ đối với Nhà Trắng và Chính phủ Hàn Quốc.
Lời đe dọa của Bình Nhưỡng về việc hủy bỏ cuộc họp ở Singapore được đưa ra ngay sau đề xuất "mô hình Libya" của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cách đây vài tuần.
Trong khi Tổng thống Trump cũng thể hiện sự quyết đoán bằng lá thư hôm 24/5, thông báo hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Singapore.
"Lá thư hủy của Tổng thống Trump tuần trước cho thấy, ngay cả một nước Mỹ quyền lực và mạnh mẽ cũng cảm nhận được lập trường cứng rắn của Bình Nhưỡng", McGregor chỉ ra.
Nhưng trong lá thư của nhà lãnh đạo Mỹ - nếu tinh ý – người ta có thể nhận thấy câu từ của ông Trump hoàn toàn vẫn rộng mở cánh cửa của hội nghị: "Nếu ngài thay đổi ý định để tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất, đừng ngần ngại gọi điện hoặc gửi thư cho tôi".
“Và đây là khi ma thuật phát huy hiệu quả", nhà phân tích McGregor lưu ý. “Triều Tiên có thể trích dẫn lá thư nói trên cho công dân của mình để chứng minh rằng, Chính phủ về cơ bản vẫn thể hiện lập trường cứng rắn với Mỹ, đến mức chính Mỹ cảm thấy phiền lòng và phải hủy cuộc gặp”.
Và mọi thứ đều diễn biến đúng như kịch bản. Vào ngày 25/5, Bình Nhưỡng báo hiệu rằng họ vẫn còn quan tâm đến việc tổ chức các cuộc đàm phán với tổng thống Mỹ, điều sau đó được ông Trump xác nhận là "tuyên bố nồng ấm và tích cực".

Nga đóng vai trò lớn trong việc cứu vãn cuộc gặp Mỹ-Triều.

Bên cạnh đó, vào ngày 26/5, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp thứ hai đầy bất ngờ với đối tác Hàn Quốc Moon Jae-in. Một thông điệp cho thấy, Bình Nhưỡng không hoàn chỉ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán với Mỹ.
"Trong khi các quan chức Triều Tiên trở lại bàn đàm phán với Mỹ, Bình Nhưỡng đã có một động thái thông minh để nói rằng, họ đã không tham gia đàm phán phi hạt nhân với chính quyền Trump chỉ để nhận được viện trợ nước ngoài và hợp tác kinh tế hào phóng với Washington", McGregor cho biết. "Triều Tiên phải chứng minh họ ủng hộ các cuộc đàm phán Mỹ-Triều là đi theo ý chí tự do của riêng mình, không phải vì họ cảm thấy sợ hãi hay tham muốn lợi ích”.
Đây là yếu tố quan trọng để giải thích lý do tại sao các cuộc nói chuyện bên lề dẫn đến hội nghị thượng đỉnh Singapore lại trở nên khó khăn như vậy trong nhiều ngày qua.
Ai sẽ chịu “xuống nước”?
Câu hỏi đặt ra hiện tại là ai sẽ “xuống nước” trước, Tổng thống Trump hay ông Kim Jong-un? Tuy nhiên, theo nhà phân tích McGregor, điều đó không thực sự quan trọng.
"Vì lợi ích của việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thế giới, tôi sẽ không trả lời ai sẽ nhượng bộ", ông nói. "Tôi muốn cả Washington và Bình Nhưỡng tin rằng, họ là những người chiến thắng khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Singapore. Và với những kết quả tích cực như vậy, tất cả chúng ta đều có thể chứng kiến ​​một kỷ nguyên ổn định mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong những năm tới ”.
Nga bước vào bán đảo Triều Tiên
Hôm 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có chuyến thăm chính thức tới Triều Tiên theo lời mời của người đồng nhiệm Triều Tiên, ông Ri Yong-ho.
"Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đóng một vai trò quan trọng để thúc đẩy đối thoại hòa bình giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un", McGregor nhấn mạnh.
Vì vậy, khi bầu không khí hòa giải Mỹ-Triều rơi vào tình trạng ảm đạm, bộ Ngoại giao Nga thấy cần phải thúc giục Triều Tiên cần thể hiện tích cực hơn về mặt ngoại giao khi thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore, vì đó sẽ là lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Bắc Kinh và Moscow.
Theo McGregor, Moscow đã áp dụng một cách tiếp cận chủ động bằng cách gửi tín hiệu tới Bình Nhưỡng rằng Nga ủng hộ và ca ngợi cuộc gặp ở Singapore.
"Moscow duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Bình Nhưỡng và do đó có thể ảnh hưởng đến phần nào quan điểm của Triều Tiên", nhà phân tích nêu quan điểm.
Vì hòa bình toàn cầu, Triều Tiên dường như đã hiểu được thông điệp của Nga, trong khi các nhà ngoại giao của nước này đã làm việc không mệt mỏi trong vài ngày qua để đảm bảo hội nghị thượng đỉnh Singapore sẽ tiếp tục như kế hoạch.
Nga được cho là có công lớn trong việc thưởng thúc đẩy Bình Nhưỡng duy trì động lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, McGregor kết luận.

Quốc Vinh
Theo nguoiduatin