Hơn 110 vụ động đất xảy ra tại Hawaii trong vòng 24 giờ




Trong tuần qua, quần đảo Hawaii hứng chịu hàng loạt vụ động đất và phun trào núi lửa xảy ra liên tiếp. Hàng trăm người đã phải sơ tán khỏi nơi cư trú dưới tác động của thiên tai.


Hidden Content
Trước đó vào ngày 1/5, miệng Puu Oo của núi lửa Kilauea sụp đổ, kéo theo khoảng 600 trận động đất nhỏ. Đây là diễn biến mở đầu cho loạt thiên tai bao gồm động đất và phun trào núi lửa chưa có dấu hiệu ngừng trên quần đảo Hawaii. Sáng 4/5, sau một trận động đất mạnh 5 độ richter, khói đã bốc lên từ miệng núi lửa Kilauea trong khi dung nham bắt đầu trào ra từ một số khe nứt. Ảnh: Reuters.
Hidden Content
Những dòng dung nham từ miệng núi lửa Kilauea đã bắn lên không trung khoảng 45 mét và trải rộng trên một khu vực rộng 180 mét tại Leilani Estates, Hawaii. Theo BBC, chính quyền Hawaii đã hỗ trợ hàng trăm người dân sơ tán khỏi khu vực này. Những người muốn quay về nhà để kiểm tra tình hình hoặc lấy những vật dụng thiết yếu đều được cho phép bởi giới chức mong muốn tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái nhất cho cư dân. Ảnh: Reuters.
Hidden Content
Nhà chức trách cũng ban bố lệnh di tản tại một số khu vực khác như Kalapana và Kapoho. Nhiều nhân chứng cho biết họ tận mắt nhìn thấy cảnh dung nham thiêu rụi những rừng cây và khí gas rò rỉ từ mặt đường. "Chúng tôi phải sơ tán vì không có oxy mà thở", anh Stephen Clapper nói với phóng viên CNN. Ảnh: Reuters.
Hidden Content
"Tôi ngửi thấy mùi lưu huỳnh nồng nặc, mùi của cây cối và những thứ khác khi chúng bị dung nham thiêu rụi. Thật không thể tin được! Tôi đã run rẩy và nhận ra việc sống ở nơi có núi lửa đang hoạt động nguy hiểm như thế nào", nhân chứng Jeremiah Osuna cho biết. Ảnh: Reuters.


Hidden Content
Dung nham nóng chảy không phải mối nguy hại duy nhất. Một số vụ nổ khí methane do hoạt động của các miệng múi lửa có thể bắn những khối đá lớn tới các khu vực lân cận. Ngoài ra, khí lưu huỳnh dioxit (SO2) phát sinh từ những vụ phun trào không những gây ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành hoang mạc, gây mưa axit mà còn gây ngạt thở và ngộ độc cho con người. Tiếp xúc nhiều với SO2 có thể gây tử vong hoặc dẫn đến viêm phổi, viêm mắt, viêm đường hô hấp,... về lâu dài. Ảnh: Reuters.
Hidden Content
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ đã triển khai nhiều nhóm chuyên gia thăm dò trên bộ và trên không, nhằm đánh giá mức độ hoạt động của núi Kilauea. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới nằm trong khu vực Công viên Núi lửa quốc gia Hawaii. Khoảng 63 km2 diện tích công viên này đã bị đóng cửa do "các hoạt động địa chất bất ổn". Ảnh: Reuters.
Hidden Content
Núi lửa Kilauea từng nhiều lần phun trào trong quá khứ. Mỗi đợt phun trào thường diễn ra trong thời gian dài. Đợt phun trào núi lửa năm 1955 kéo dài trong 3 tháng đã chôn vùi khoảng 20 km2 diện tích hòn đảo dưới nham thạch. Ảnh: Reuters.
Hidden Content
Trong đợt phun trào tháng 12/2012, nham thạch từ núi lửa Kilauea trải rộng trên diện tích 125 km2, chôn vùi 14,3 km đường cao tốc dưới lớp nham thạch dày 35 m. Ảnh: Reuters.



ChiMai
Zing