Sử dụng quá nhiều keo dán răng giả trong thời gian dài khiến người đàn ông 62 tuổi phải ngồi xe lăn.

Một người thợ cơ khí 62 tuổi ở Scotland đã phải gắn bó với chiếc xe lăn suốt đời vì một lý do không ai ngờ tới - do ông sử dụng quá nhiều keo dán hàm răng giả hiệu FIXODENT suốt 15 năm.

Tuýp keo dán răng giả hiệu Fixodent

Ông sử dụng đến 4 tuýp keo dán răng giả trong một tuần, mục đích là cố định hàm răng giả không vừa vặn với khuôn miệng.
Bệnh nhân nhập viện sau khi xuất hiện các triệu chứng đau, tê buốt và yếu chân. Các triệu chứng này kéo dài trong 6 tháng, khiến bệnh nhân không thể rời khỏi nhà và phải di chuyển bằng gậy.

Các bác sĩ đã tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) và phát hiện những bất thường ở tủy sống. Sau cùng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lý tủy sống thiếu đồng (Copper deficiency myelopathy – CMD).

Đây là một rối loạn thần kinh do việc sử dụng quá mức keo dán răng hiệu Fixodent, một chất kết dính răng giả phổ biến hiện nay.
Căn bệnh này đôi có thể gây mất cảm giác và tê buốt ở tay chân bệnh nhân. Trong trường hợp hiếm gặp, lượng kẽm dư thừa trong keo dán răng giả có thể gây trở ngại cho sự hấp thụ đồng, dẫn đến các vấn đề về thần kinh.

Bệnh nhân nói trên hiện đã ngưng sử dụng keo dán răng giả và được bổ sung đồng để chữa trị các triệu chứng. Tuy vậy ông vẫn không thể hồi phục hoàn toàn.
Các bác sĩ cho biết tổn thương thần kinh của ông không thể đảo ngược, đó là hậu quả của việc chẩn đoán quá chậm trễ.

* Trong loại keo dán răng hiệu FIXODENT thí có thông báo bên ngoài cho biết có sử dụng chất kẽm trong keo này, nên khi xài tuyệt đối không nên "lạm dụng" quá nhiều như trường hợp nói trên. Các hiệu keo dán răng khác như POLIDENT,... thì không có chất "kẽm" trong keo.

Theo soha.vn

**** Những Điều Cần Biết Về Keo Dán Răng Giả Trong Nha Khoa

Những điều cần biết về keo dán răng giả trong nha khoa để các bạn có thể hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cách sử dụng chúng.
Làm răng giả là một trong những giải pháp nha khoa đã có từ rất lâu đời nhằm giúp phục hồi lại răng đã mất vì một lý do nào đó, giúp lấy lại tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho hàm răng của bạn. Để hỗ trợ cho giải pháp làm răng giả thì keo dán răng giả là một yếu tố không thể thiếu để giúp răng giả được gắn cố định vào hàm răng. Nhằm giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn thì chúng tôi xin giới thiệu những điều cần biết về keo dán răng giả trong nha khoa qua bài viết hôm nay nhé.

Keo dán răng giả trong nha khoa là gì?

Keo dán răng giả trong nha khoa là một "công cụ" hỗ trợ dùng để gắn những chiếc răng giả vào khung hàm giúp những chiếc răng giả có thể tồn tại bền vững lâu dài mà không bị rớt ra ngoài để bệnh nhân có thể dễ dàng ăn nhai và giao tiếp trong mọi hoạt động hàng ngày.

Có những loại keo dán răng giả trong nha khoa nào?

Hiện nay, với nhu cầu phát triển ngày càng cao của mọi người nên cũng có rất nhiều loại keo dán răng giả trong nha khoa được ra đời. Căn cứ vào giải pháp làm răng giả nào thì sẽ có những loại keo dán răng giả phù hợp.

Đối với giải pháp làm răng giả tháo thắp:
Răng giả tháo lắp là cách mà các bác sĩ sẽ sử dụng những tổ hợp nền nhựa và răng giả phía bên trên để lắp vào mô nướu nhằm che lắp đi khoảng trống nơi mất răng.

(Giải pháp làm răng giả tháo lắp)

Để có thể giữ được răng giả tháo lắp này vững vàng trên nền mô nướu mà không bị rớt, trơn trượt khi ăn nhai thì mỗi lần gắn răng giả tháo lắp này vào nướu, bệnh nhân phải bôi một loại kem dán hàm vào nền giả, giúp nó có thể giữ vững cố định trên nướu trong suốt thời gian hoạt động trong ngày đến khi bệnh nhân tháo ra.
Một số loại keo dán hàm răng giả tháo lắp được sử dụng hiện nay như: Fixodent, Reco-Dent, ForamenFix


(Keo dán hàm cho răng giả tháo lắp)

Đối với giải pháp làm răng giả cố định:

Làm răng giả cố định thưởng phải kể đến 2 giải pháp chính đó là: cầu răng sứ cấy ghép Implant.

Cầu răng sứ là cách mà bác sĩ sẽ mài đi những chiếc răng thật xung quanh tạo thành trụ răng, sau đó một dãy cầu răng sứ bao gồm nhiều mão răng được kết dính vào nhau và gắn cố định vào những trụ răng này một cách vững chắc nhất.

(Giải pháp làm cầu răng sứ)

Cấy ghép Implant là một giải pháp phẫu thuật để đưa những trụ Implant vào bên trong xương hàm nhằm thay thế cho chân răng đã mất, khi xương hàm và trụ Implant này đã tích hợp vào nhau thành một khối thống nhất thì những mão răng bằng sứ sẽ được gắn cố định chặc chẽ lên trên trụ Implant tạo thành một chiếc răng giả hoàn chỉnh giống hệt răng thật mọc lên từ nướu răng.

(Giải pháp cấy ghép Implant)

Với phương pháp làm răng giả cố định này thì bác sĩ sẽ cần những loại keo dán chắc chắn hơn hay còn được gọi là xi măng nha khoa. Loại xi măng nha khoa này có tính kết dính cao, giúp cho những mão răng sứ được gắn cố định chắc chắn trên bề mặt trụ răng hay trụ Implant mà không hề bị xe dịch, lung lay. Bệnh nhân cũng không thể nào tự mình tháo ra lắp vào những mão răng sứ này mà chỉ có bác sĩ điều trị mới có thể thực hiện bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Một số loại keo dán răng giả trong nha khoa (xi măng nha khoa) dành cho giải pháp gắn răng sứ cố định được sử dụng nhiều như: Meron, PermaCem 2.0, Vitique…

(Keo dán răng giả trước khi gắn cố định vào trụ răng hoặc Implant)

Qua những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin về những điều cần biết về keo dán răng giả trong nha khoa là gì. Mỗi một loại keo dán răng giả trong nha khoa có thể sẽ được sử dụng khác nhau nên khi làm răng giả, các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và nên hỏi thêm ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Theo nhakhoadongnam.com