Toán học có khá nhiều mẹo tính nhẩm nhanh, các quy luật thú vị vừa dễ ứng dụng trong đời sống, vừa giúp khơi dậy niềm đam mê tính toán bên trong bạn. Một số mẹo tính toán hàng ngày vô cùng hữu dụng và đơn giản rằng chúng có thể tính toán được ngay bằng tay. Tuy nhiên, trải qua thời gian, bằng cách nào đó chúng thường bị lãng quên và giờ được gọi bằng cái tên "Grandma’s tips" ("lời khuyên của ông cha ta").

Trên trang Bright Side quyết định gợi lại 9 mẹo tính toán rất nhanh được học từ thời tiểu học, mà có thể hầu hết mọi người trong số chúng ta đều quên, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Xác định thời gian còn lại trước khi Mặt Trời lặn
Hidden Content
Từ thời xa xưa, khi chưa có đồng hồ hay điện thoại di dộng để xem thời gian, người ta thường quan sát Mặt Trời để ước tính giờ trong ngày. Nhưng điều đặc biệt ở đây là bạn chỉ cần dùng bàn tay của mình để xác định thời gian Mặt Trời lặn mà thôi.

Chỉ cần khép bàn tay lại và đưa về phía Mặt Trời sao cho mép của ngón trỏ chạm vào Mặt Trời, các ngón còn lại trùng với đường chân trời (như hình trên). Hãy đếm số ngón tay từ Mặt Trời đến đường chân trời, mỗi ngón tay của bạn lúc này tượng trưng cho 15 phút trước khi màn đêm buông xuống.

Tính số lượng ngày trong một tháng
Hidden Content
Hãy nắm bàn tay lại và bắt đầu đếm tháng theo các khớp nối. Mỗi khớp nổi lên hoặc khoảng cách giữa hai khớp được tính là một tháng. Nếu chỉ đếm trên một bàn tay, sau khi hết lượt, hãy bắt đầu lại ở khớp nối của ngón tay trỏ của bàn tay còn lại.

Hidden Content
Tháng nào nằm trên khớp nổi thì có 31 ngày, còn nằm ở khoảng cách giữa hai khớp thì có 30 ngày hoặc ít hơn.

Xác định Mặt Trăng đang khuyết đi hay tròn ra
Hidden Content
Điều này nghe có vẻ hơi khó hiểu, nhưng thực tế thì rất đơn giản. Để có thể dạy cho con của bạn cách làm thế nào có thể xác định được các giai đoạn của Mặt Trăng, hãy nhớ kỹ 3 chữ cái: D, OC. Chữ D tức là đang ở giai đoạn tròn dần ra; chữ O là trăng tròn và chữ C cho thấy Mặt Trăng đang trong giai đoạn khuyết dần.

Mẹo nhớ chữ số La Mã
Hidden Content
Thời học cấp 1 dường như chúng ta chỉ nhớ những chữ số La Mã I, V, X tương ứng với số 1, 5, 10 thôi phải không? Thế nhưng bây giờ bạn có tự tin rằng mình biết thêm cả chữ số La Mã hàng trăm, hàng nghìn rồi đó.

Để nhớ chữ số La Mã, bạn có thể sử dụng cụm từ này: "Мy Dear Сat Loves Хtra Vitamins Intensely" trong tiếng Anh. Các chữ cái viết hoa đại diện cho chữ số La Mã lần lượt theo thứ tự giảm dần: M (1000), D (500), C (100), L ( 50), X (10), V (5), I (1).

Kiểm tra chất lượng pin
Hidden Content
Thật dễ dàng để có thể kiểm tra nhanh pin còn dùng được hay không; hoặc pin mới hay pin sắp hết điện khi không có volt kế, bằng cách đưa 2 cục pin lên cao, cách mặt bàn khoảng 1-2cm và sau đó thả nhẹ xuống. Những cục pin kiềm (alkaline battery) còn mới sẽ không nảy lên và đứng vững trên sàn, điều đó chứng tỏ pin còn đầy và dùng được.

Cục pin nào còn càng ít điện, nó sẽ nảy lên giống như lò xo và phát ra âm thanh rỗng (như khi ta thả một vật nhẹ xuống sàn), nảy nhiều lần rồi cuối cùng bị ngã thì đó là cục pin cạn, hoặc pin chết. Bạn có thể hiểu một cách căn bản là trong viên pin cạn hay pin chết, lượng kiềm chỉ còn lại một chút, phần lớn là khí, do đó nó sẽ có trọng lượng nhẹ và không trụ vững khi ta thả xuống mặt bàn.

Nhân các số 6, 7, 8, 9 bằng cách sử dụng ngón tay
Hidden Content
Phương pháp này được gọi là "Phép nhân kiểu Nga" để thực hiện nhân các số từ 6 đến 9 mà không cần thuộc bảng cửu chương. Trước hết, bạn cần đánh số cho các ngón tay trên hai bàn tay như hình vẽ, ngón út là 6 và ngón cái là 10.
Hidden Content
Ví dụ, khi muốn thực hiện phép tính 7 x 8, bạn hãy chạm hai ngón tay có số tương ứng là 7 và 8 ở hai bàn tay vào nhau.
Hidden Content
Sau đó, tổng số ngón tay bên dưới (gồm cả hai ngón chạm vào nhau) là hàng chục. Trong phép tính này, số ngón tay bên dưới là 5 nên hàng chục là 5 (hoặc 50). Tích số ngón tay phía trên là hàng đơn vị (trong ảnh là 3 x 2 = 6). Cuối cùng, ghép số hàng chục với hàng đơn vị ta được kết quả là 56. Do đó, phép tính 7 x 8 = 56.

Với cách tính nhẩm này, bạn có thể tính nhanh tích của 6, 7 và 8.
Hidden Content
Để thực hiện phép nhân với 9, hãy duỗi thẳng các ngón tay của bạn ra, đặt úp bàn tay xuống bàn. Bây giờ, hãy nhân bất kỳ số nào đó với 9 và chỉ cần cong ngón tay tương ứng với số đó lên là được. Các ngón tay đằng "trước" ngón tương ứng đó là hàng chục, những ngón "sau" là hàng đơn vị.

Ví dụ, 7 nhân 9, bạn chỉ cần cong ngón tay số 7 lên, 6 ngón tay còn lại phía "trước" tương ứng với chữ số hàng chục là 6 (hoặc 60) và 3 ngón tay còn lại phía "sau" tương ứng với 3 đơn vị. Chúng ta được kết quả là 7 x 9 = 63.

Đo khoảng cách bằng tay
Hidden Content
Nếu bạn cần phải đo chiều dài của một vật nào đó nhưng không có thước đo hay bất cứ dụng cụ nào có thể sử dụng, bạn có thể sử dụng các ngón tay của mình. Tương ứng với kích thước trung bình của con người, khoảng cách giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ là 18cm; khoảng cách giữa ngón tay cái và ngón tay út là 20cm. Dĩ nhiên, phương pháp này không hoàn toàn chính xác 100% vì mỗi bàn tay chúng ta lại có một kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, nó sẽ hữu ích trong trường hợp bạn cần phải đo một vật lớn nào đó bằng một chiếc thước kẻ nhỏ: chỉ cần đo khoảng cách đó bằng các ngón tay là được.

Đo độ lớn của một góc
Hidden Content
Hãy xòe rộng các ngón tay của bạn ra, càng rộng càng tốt và đặt bàn tay của bạn lên một bề mặt phẳng, lên trên góc mà bạn muốn đo. Ngón tay út của bạn là 0°. Góc giữa ngón tay cái và ngón tay út là 90°, góc giữa ngón tay út và các ngón tay khác lần lượt là 30°, 45° và 60°.

Theo quantrimang