Người đàn ông tên Oskar Barnack đã lật lịch sử nhiếp ảnh sang trang mới: năm 1914, chiếc máy cầm tay Ur-Leica ra đời, làm khuôn mẫu cho mọi máy ảnh dùng phim 35mm cũng như đặt nền móng để xây dựng hệ thống rangefinder.

Hidden Content
Chiếc Ur-Leica, phát minh của Oskar Barnack.


Máy ảnh Rangefinder (RF) tức hệ quang-cơ không có gương phản xạ, giúp người chụp canh nét bằng cách xoay vòng focus trên ống kính đến khi nào hai ảnh chập một.
Nhiều hãng máy ảnh tham gia chế tạo và sản xuất RF, mỗi hãng có tiêu chuẩn riêng về ngàm/răng vặn để gắn ống kính vào thân. Đến cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước, hai tiêu chuẩn răng vặn giữ địa vị thống trị là Leica thread mount (còn gọi là L39, M39, LTM) và Zeiss/Contax mount (C-mount). Hãng Nikon (bấy giờ mang tên Nippon Kogaku) còn đặt ra chuẩn S-mount biến đổi chút ít từ C-mount của Contax. Tuy thế, sau "Đệ nhị thế chiến", LTM của Leica chiếm vị trí độc tôn và các hãng khác chế tạo ống kính vặn răng cũng phải theo chuẩn ấy. Tất nhiên ống kính không phải chỉ gắn vào thân máy là được, mà phải phù hợp với hệ thống rangefinder thì mới có thể lấy nét được chính xác.
Dần dà, cứ phát triển, chạy đua, rồi các hãng lớn ít nhất cũng có được một sản phẩm gây chấn động và không thể vượt qua. Leica chẳng hạn, đến tận hôm nay cũng không thể tìm được chiếc ống kính nào nhỏ gọn hơn Leitz Elmar 3,5cm f/3.5 hay Hector 2,8cm f/6.3. Trong khi đó, Canon RF có ống kính sáng nhất lịch sử 50mm f/0.95 (1961), 47 năm sau (2008) Leica mới đuổi kịp bằng ống Noctilux-M 50mm f/0.95 ASPH!

Người Nga làm máy nhái Leica cũng theo chuẩn ống kính vặn răng M39 song độ chính xác không cao lắm: gắn ống kính FED vào thân Leica, bạn sẽ phải tinh chỉnh, thử sai để có ảnh nét, không tin vào “hai ảnh chập một” trong kính ngắm được.
Hidden Content
Chiếc Zorki-3 nhái Leica của Nga.


Năm 1954, Leica sản xuất dòng M3, chuyển sang ngàm bayonet thay vì vặn răng. Như vậy, Leica IIIg (1957) là đời máy vặn răng cuối cùng của Leica. Ống kính đời cũ muốn lắp vào thân M cần ngàm chuyển đổi “LTM to M”. Kính ngắm máy M được thiết kế sao cho người chụp tùy chỉnh được khung ảnh theo ống kính đang sử dụng (28, 35, 50, 75, 90 hay 135mm). Nếu kKhông để ý điều này, chụp người bằng máy RF có thể bị… "mất đầu", "cụt chân".
Năm 1998, độc quyền phát minh ngàm M của Leica hết hạn, và các hãng khác có quyền chế tạo máy M-mount. Konica ra mắt Hexar RF, màn trập kim loại, tự lên phim và ưu tiên khẩu độ. Zeiss có Zeiss Ikon 35 RF; Minolta có Minolta CLE; Voigtländer có Bessa R2, R4A, R4M - tất cả đều gắn được ống kính ngàm M
Hidden Content
Máy Zeiss Ikon 35 rangefinder.


Ống kính zoom rất hiếm gặp ở máy RF. Chỉ có Leica làm vua với hai dòng zoom ba tiêu cự Tri-Elmar 16-18-21mm và 28-35-50mm. Konica có zoom 21-35mm. Cuộc đua ống kính RF chủ yếu hướng vào việc làm lens có độ mở lớn, như Voigtländer Nokton 35mm f/1.2 Aspherical và Leica Summilux-M 21mm f/1.4 ASPH.
Người Nhật lại chú ý đến việc tự động hóa và compact-hóa máy RF, hướng đến người dùng tài tử. Olympus 35 XA, Canon Canonet QL, Yashica GSN, Ricoh GR21, Nikon 28Ti và 35Ti, Minolta TC-1 đều của Nhật.
Hasselblad, hãng máy Thụy Điển chuyên chế tạo máy medium-format cũng lấn vào thị trường RF phim nhỏ với X-pan (1998). Chụp phim 35mm nhưng X-pan cho khung ảnh panorama 65x24mm, chuyên để chụp phong cảnh.
Contax nổi tiếng với dòng G, ống kính thay được nhưng lấy nét tự động, nghĩa là không thực sự là máy RF. Năm 1994, có G1; 1996 G2 ra đời cùng lúc với ống kính zoom Vario-Sonnar T* 35-70mm f/3.5-5.6.
Rangefinder không hạn chế ở máy phim 35mm. Năm 1937, Zeiss đã làm Super Ikonta, chụp phim 120. Mới đây, Fujifilm và Cosina hợp tác cho ra Voigtländer Bessa III (ở Nhật được biết dưới cái tên Fujifilm GF670).
Các máy Bronica RF645, Mamiya 6, 7, 7II cũng rất tuyệt. Máy RF medium-format lấy nét tự động đã có GA645 Zi, với ống kính zoom 55-90mm.
Hidden Content
Máy Fujifilm GF670.


Thời digital, Epson đi đầu với R-D1 (2004) độ phân giải 6MP dùng ống kính Leica M nhưng phải crop 1,53x. Đồng nghĩa ống kính 28, 35, 50mm sẽ tương đương 42, 53, 76mm. Năm 2006, Leica giới thiệu M8 độ phân giải 10,3MP, crop 1,3x. Ngày 9 tháng 9 năm 2009, chiếc RF full-frame đầu tiền của nhân loại mới được giới thiệu, chính là chiếc M9 độ phân giải 18,5MP - huyền thoại RF một thời.