kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: " Cho thêm chút Muối "

  1. #1
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Oct 10th 2013
    Bài gởi
    1,480
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    235

    Default " Cho thêm chút Muối "

    .
    "Cho thêm chút Muối"

    Muối có nhiều loại như: muối biển, muối đầm, muối mỏ, muối nham thạch. Đây là thứ hóa chất không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hóa học. Cùng với sự phát triển của văn minh loài người, muối đã từng có thời kỳ cực thịnh. Muối là một trong những thứ hàng lưu thông chủ yếu trên thương trường, là thứ hàng trao đổi rất quí giá.

    Sử sách đã từng viết về "con đường muối" nổi tiếng như: các con thuyền chở đầy muối từ Ai Cập vượt biển sang Hy Lạp hoặc muối từ những ruộng muối của Ly Bi, theo các đoàn lạc đà, chở đi khắp nơi. Hoặc muối từ Marốc, vượt qua sa mạc Saharam rồi đến tận Baccơto. Thương dân Vênixi thường chuyển muối đến bán cho quân sĩ Tantenbao, để lấy tiền kim loại (tiền xu). Người Mor ở phía Nam sa mạc Sahara của Châu Phi phải thường xuyên mua muối với "giá cắt cổ" "một lạng muối đổi một lạng vàng".

    Đế quốc La Mã trở nên cường thịnh chính là nhờ "mọi con đường đổ về La Mã". Từng đoàn xe thồ chất đầy muối của các thương nhân, từ Phương Đông xa xăm, theo "con đường muối", đến tận bờ sông Tai Phô của La Mã. Thời kỳ đó, có một phần tiền lương của binh La Mã được trả bằng muối, gọi là "khoảng trà lá".

    Muối không chỉ để tăng thêm vị đậm đà cho thức ăn, nó còn được dùng để bảo quản thực phẩm, còn có khả năng tiêu độc phòng ngừa thối rữa. Chính vì thế người La Mã cổ đại gọi nó "những tinh thể có lợi cho sức khỏe". Họ gắn liền phồn vinh và sức khỏe đặt tên cho vị "nữ thần phồn vinh và sức khỏe" là Sa Lus (thần muối).

    Trong thánh kinh, muối là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trung thành và thanh khiết. Kinh cựu ước có câu: "trong sự dâng hiến của các người, ắt phải có cả muối". Đến nay người theo đạo thiên chúa La Mã vẫn còn giữa nghi thức bỏ một vài hạt muối ăn vào miệng đứa trẻ sơ sinh, với lòng mong muốn đứa trẻ lớn lên trong trắng không lừa dối. Trong giáo lý của người Ki Tô giáo cho rằng, muối chứa đựng trí tuệ và lòng nhân từ của chúa Giê Su. Tại Châu Âu văn minh ngày nay, nhiều nơi vẫn giữ nghi thức: đem bánh mì và muối mời khách quí để biểu thị sự tôn kính, bởi vì bánh mì và muối là những vật chất cần thiết trong cuộc sống. Trong những bản cam kết, giao kèo ngày xưa, sau khi đôi bên thỏa thuận người ta rắc muối lên bản cam kết, để biểu thị khái niệm vĩnh hằng.

    Ở nước Pháp vào hồi giữa thế kỷ, người ta thường lấy muối, làm biểu tượng phân biệt địa vị xã hội của khách khứa bên bàn tiệc. Trên bàn tiệc bao giờ cũng đặt đĩa muối trắng, ở nơi dễ thấy nhất, để làm ranh giới xếp đặt chỗ ngồi ngay ở phía đầu bàn tiệc và được gọi là "ngồi trên muối". Những người khách "thường thường bậc trung" cùng loại ngồi quây quần, gần đĩa muối. Những chỗ này được gọi là "ngồi ngang muối". Còn loại khách "hạ lưu" nhất trong bữa tiệc, phải ngồi lùi xa đĩa muối vế phía cuối bàn. Đây là những chỗ ngồi được qui định là "ngồi dưới muối".

    Muối là nguồn nguyên liệu rất quan trọng, lại rất sẵn trong thiên nhiên. Người ta có nhiều cách để thu hoạch muối. Có thể thấy muối từ các mỏ lộ thiên, có thể đào giếng để khai mỏ muối ngầm. Có thể làm ruộng muối (diêm điền) để lấy muối từ nước biển, nhờ nước bốc hơi tự nhiên dưới ánh mặt trời. Có nơi lại đun nước biển để lấy muối... Đại dương mênh mông, cũng chính là nguồn muối vô tận!

    Thung lũng Saiđamô của Trung Quốc được gọi là "tụ báu bồn" (tập trung của báu). Tên gọi của thung lũng Saiđamô có nghĩa là đầm muối, mặt hồ có tầng muối rất dầy che phủ, tầng muối trên mặt hồ rất cứng, có thể dựng công xưởng hoặc phi trường để máy bay lên xuống mà không hề rạn nứt. Chỉ riêng hồ Sác Khan, lớp muối che phủ trên mặt hồ dầy 15m. Trữ lượng muối trong hồ đã lên tới 25 tỉ tấn. Con đường quốc lộ xuyên thung lũng dài 31km được làm hoàn toàn bằng muối! Đường vừa sáng sủa vừa kiên cố. Người dân quanh vùng gọi nó là "vạn trương diêm kiều" (cầu muối vạn thước). Đây chính là loại đường lý tưởng để đua ô tô độ cực lớn!

    Gần thành phố Khôria của Tazikistan, có một quả núi lớn màu xám tên là Khôrimômin. Núi cao 800, ăn sâu vào lòng đất 4.500m. Bên trong hoàn toàn là muối trắng. Đây là một kỳ tích của thiên nhiên, hấp dẫn bao du khách cùng là những nhà khoa học.

    Rumani đã tìm thấy 300 nơi có mỏ muối. Trong số đó có núi muối Slaric, núi chỉ cao 300m, nhưng vào sâu lòng đất 200m. Riêng trữ lượng muối của Rumani đã lên tới 600 tỉ tấn, đủ cho nhân loại dùng suốt... 3 vạn năm! Muối từ ngọn núi Slaric tan ra đã tạo thành một hồ muối ngầm. Hồ có động ngầm thông ra bên ngoài. Dưới chân núi có Salaric, chính là phần lộ thiên của hồ muối ngầm trong lòng núi.

    Ven bờ biển Mêhicô của nước Mỹ, trên suốt chiều dài 1.100km, có tới 330 núi muối ngầm. Có những quả núi ăn sâu vào lòng đất tới hàng vạn mét, là núi muối ngầm lớn nhất thế giới.

    Mỏ muối Kai - ô ở bang Kanzát của Mỹ, lại càng kỳ lạ hơn. Các giếng khai thác muối trong mỏ lại chính là những kho chứa ngầm trong lòng đất. Toàn bộ vùng mỏ dài hơn 100km, rộng khoảng 40km, nằm sâu dưới mặt đất 200m. Trữ lượng muối đủ cho người dân Mỹ dùng suốt một thế kỷ. Vùng mỏ đã được khai thác hơn 60 năm qua. Quá trình khai thác đã tạo nên hơn 15.000 căn phòng hoàn chỉnh dọc hai bên đường hầm. Các căn phòng này, ngoài tường, trần, nền bằng muối ra toàn bộ nội thất, giống như những phòng làm việc của các công sở và nhà kho hoàn chỉnh. Tất cả các phòng đều có camera theo dõi và điều khiển tự động từ xa. Tường, nền và trần nhà tuy bằng muối, nhưng vững chắc hơn cả những tòa nhà xây dựng bằng đá hoa cương. Nước ngầm không bao giờ thấm qua được. Nhiệt độ trong các phòng luôn ổn định ở 24 độ C. Độ ẩm tương đối khoảng 50%. Đây chính là điều kiện lý tưởng để bảo quản thực phẩm. Bắt đầu từ những năm 1960, các kho ngầm được dùng để bảo quản một số lượng lớn các hồ sơ, văn kiện và các vật phẩm quí giá của các bang thuộc liên bang Mỹ và của nước ngoài.
    (Theo Kiến thức là cả đại dương - NXB VHTT

  2. #2
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Jul 6th 2010
    Bài gởi
    155
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    78

    Default

    Muối Từ Đâu Ra Hay Vì Sao Nước Biển Mặn?

    Nhân có bài viết của tác giả Đỗ Phương Khanh thì Phạm Thắng Vũ (PTV) xin kể một câu chuyện về Muối như sau:

    Khi còn nhỏ (8, 9 tuổi gì đó) ở gần nhà PTV có một chị lớn hơn 6, 7 tuổi tên là Hà. Chị Hà này thường kể truyện cho PTV cùng mấy cô cậu hàng xóm khác nghe. Một lần, có người trong số PTV thắc mắc hỏi chị Hà: Tại sao nước biển mặn (sau khi gia đình cậu này đi chơi ngoài Vũng Tàu về). Chị Hà kể lý do tại sao:

    Thực ra thì đầu tiên nước biển nó không có mặn như bây giờ, lời chị Hà bắt đầu như vậy. Các em biết nó mặn là do một cái cối đá làm ra vì ngày xửa ngày xưa có một gia đình kia rất nghèo nhưng đầy lòng thương người, hễ ai có cần chuyện gì mà hỏi họ thì họ sẵn sàng giúp ngay. Vì lòng tốt như vậy nên nhiều lúc cả gia đình đó phải chịu đói (vì nhường thức ăn cho người khác cần). Cho đến một ngày nọ, sau khi giúp cho một ông lão hành khất nghèo từ miếng ăn cái mặc thì ông lão hành khất đó hiện hình là một ông tiên. Ông tiên cho gia đình này một cái cối đá nhỏ. Đây là cái cối thần vì hễ ước cái gì thì chỉ đọc câu thần chú và lấy tay xay cối, cối sẽ làm ra vật dụng mình ước ngay. Gia đình đó từ khi có cái cối đá đã làm ra đủ các thứ vật dụng mà họ muốn để giúp người. Từ thức ăn, quần áo, vật dụng... mỗi mỗi khi cần, chỉ nói điều ước muốn là cái cối đá sẽ xay ra thành vật đó ngay. Muốn nó ngưng, chỉ cần lấy tay giữ cái cần quay đứng lại thì điều ước đó sẽ ngưng. Gia đình có cái cối đá đó đã đi chu du nhiều nơi để giúp người (quê nhà họ ai cũng đã có đủ các vật dụng cần thiết rồi nên gia đình đi các nơi khác). Trong một lần đi dọc theo biển (trên thuyền) thì gia đình họ gặp một đám cướp. Đám cướp bắt gia đình đó phải xay ra Muối để chúng làm giàu vì Muối là tiền (khi đó muối chỉ có từ trong mỏ ra). Khi cối đá xay đầy cả thuyền rồi mà đám cướp vẫn không cho gia đình này ngưng lại và kết quả vì thuyền quá nặng nên phải chìm. Trong cơn nguy cấp thì không có ai trong gia đình họ giữ được cái cần quay cối và cái cối nó chìm sâu xuống biển luôn. Từ biển sâu, cối đá đó cứ tiếp tục quay làm ra thêm Muối, thêm Muối nữa... và kết quả đã làm nước biển mặn.

    Hồi đó nghe chị Hà này kể thì PTV tin kinh khủng, còn đi đố người khác biết lý do tại sao nước biển mặn không, rồi kể lại. Độ 1, 2 năm gì đó thì biến cố Tết Mậu Thân (1968) đến, sau đó gia đình chị Hà dời khỏi khu phố đi đâu mất. PTV có lúc nhớ đến chị Hà, hỏi thì mẹ bảo hình như chị đi lấy chồng.

    Muối! Tên khoa học là NaCl, được dân chúng sử dụng hàng ngày (như Đường). Có nơi quý nó còn hơn vàng nữa. Thời cổ, đã có những đoàn lạc đà hàng ngàn con băng qua sa mạc Sahara chở đầy Muối chỉ để đổi lấy nô lệ. Cách đây không lâu, ở Việt Nam, mạng người có khi không bằng 1 kg muối. Ở những vùng rừng núi, giải thưởng có khi chỉ là muối mà khiến người ta sẵn sàng lao vào chỗ chết hoặc giết người. Còn nhớ trong quyển Trại Đầm Đùn (tác giả là Trần Văn Thái) có kể câu chuyện các cán bộ trại giam này đã treo giải 3kg muối cho bất kỳ người thiểu số trong vùng rừng núi của địa phương để tìm bắt cho được 1 người tù vượt ngục. Người dân thiểu số rất cần Muối (họ khó mà mua được) trong việc giữ gìn thực phẩm, trong ăn uống. Muối cần thiết cho sự sống (không có, không được) nhưng nếu dùng quá nhiều, cũng gây ra bệnh. Loài vật thiếu Muối, khi cần chúng phải liếm các mặt cỏ dính vết đọng của nước tiểu để bổ sung.

    Thời các sĩ quan miền Nam VNCH đi tù cải tạo cũng vậy. Ở trại nào có tù nhân vượt ngục, quản giáo Việt Cộng sau cơn truy lùng mà không bắt được ngay thì họ sẽ trao giải thưởng là vài kg muối cho dân thiểu số để lùng bắt các tù nhân vượt ngục. Nghe kể là 3kg cho 1 người còn sống (và 1kg cho người bị giết chết rồi) nếu mang được tù nhân về lại trại cho cán bộ.




    Ở Việt Nam hầu như các vùng gần biển đều có các đồng muối làm Muối từ phương cách cổ điển (làm các mặt ruộng phẳng, dẫn nước biển vào rồi để khô lần cạn nước mà thành muối). Muối thu được từ các ruộng này gọi là Muối hột. Muối hột vẫn còn chất bẩn (sạn, đục...), người ta lấy Muối hột đem hòa với nước lã để lấy nước muối trong, sau đó đem nấu nước muối trong cho cạn thì thành muối trắng thường bán ở chợ gọi là Muối bọt. Tại Việt Nam, không biết Muối làm ở vùng biển miền Bắc ra sao nhưng Muối ở miền Trung và miền Nam thì Muối vùng biển Cà Ná (Ninh Thuận) có vị mặn nhất và Muối Bạc Liêu (huyện Đông Hải) vị ngon nhất (có cái hậu ngọt mà không mặn đắng như các loại Muối khác). Thời còn thực dân Pháp thì Muối là một mặt hàng độc quyền của nhà nước.

    Cái câu ăn lạt, theo PTV nghĩ là ăn cơm với thức ăn không có muối nhưng người ta lại nghĩ ăn lạt là ăn cơm chay không có thịt, cá gì cả. Còn ăn mặn, (tất nhiên là phải có muối ở trong đó rồi) nhưng lại mang nghĩa là ăn cơm với thịt, cá.



    Các bà nội trợ nên dùng Muối bằng loại Muối bọt tự nhiên (khai thác bằng phương pháp thủ công hơn là dùng Muối ăn công nghiệp (Muối lấy từ các mỏ, Muối tinh khiết) vì các loại Muối này thiếu các khoáng chất như Magie, Calci, Kali...và có thể chứa các nguồn kim loại khác, không tốt cho sức khỏe.

    Phạm Thắng Vũ
    April 12, 2014.
    thay đổi nội dung bởi: phamthangvu, 04-12-2014 lúc 14:46

Similar Threads

  1. "Xích sang bên trái một chút, anh yêu!"
    By PN99 in forum Sức Khoẻ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-27-2012, 14:19
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 07-25-2011, 17:53
  3. Cho "chuyện ấy" thêm "nồng"
    By PN99 in forum Sức Khoẻ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-27-2010, 11:52

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •