Trang 3/5 đầuđầu 12345 cuốicuối
kết quả từ 21 tới 30 trên 44

Ðề tài: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh Căn Bản - Cân Bằng Giữa Khẩu Độ, Tốc Độ và ISO

  1. #21
    Thành Viên Chính Thức uminhha4's Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 7th 2008
    Nơi Cư Ngụ
    Kăn ga ru
    Bài gởi
    3,175
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    270

    Default

    Hidden Content Nguyên văn bởi xlarge Hidden Content
    Không có gì đâu vxlogic, biết được gì thì giúp lại cho anh em nhưng có một điều vì kinh nghiệm bản thân nên báo trước : khi đã dính vào hoặc ghiền món này là sẽ nghèo không còn tiền đâu nha Hidden Content
    Chắc là như vậy, tôi có ông bạn bỏ ra vài ngàn làm răng thì tiếc hùi hụi, nhưng khi Nikon vừa ra cái D800 thì hăm hở vác tiền đi mua ngay.

  2. #22
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Jun 17th 2008
    Bài gởi
    480
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    17

    Default

    Cho Em hoi Canon D60 va Rebel T3i thì nên mua cái nào ??? Cám ơn cac sư huynh

  3. #23
    Thành Viên Chính Thức vxlogic's Avatar
    Tham gia ngày
    Jan 3rd 2012
    Bài gởi
    264
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    62

    Default

    Nếu nói về chất lượng ảnh thì hai máy ngang nhau thôi hà, cả hai máy đều là cropped sensor. Tuy 60D lớn hơn một chút nhưng cũng không phải là "hàng cao cấp" của hãng Canon. Lợi thế của 60D so với T3i là chụp lâu hơn mà không cần phải thay pin; dễ lấy nét hơn (9 vs. 1 focus cross type points) và shutte speed nó cũng nhanh hơn gấp đôi (1/8000 vs. 1/4000). Nếu những thứ này quan trọng đối với huynh thì mua 60D. Còn nếu không thì mua T3i và để dành tiền đầu tư thêm mua cái ống kính tốt hơn Hidden Content .
    Toàn dân nghe chăng?
    Sơn hà nguy biến...

  4. #24
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Oct 18th 2007
    Bài gởi
    38,371
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    1740

    Default

    Những thứ tiểu đệ trình bày ở trên là của kỹ thuật nhiếp ảnh để chụp cho ra một tấm hình. Nếu ACE set máy “tự động” thì mình không cần nghĩ tới những thứ này. Tuy nhiên không phải “lúc nào máy cũng đúng”. Mình hiểu được ba yếu tố khẩu độ, tốc độ và ISO để mình set máy theo ý của mình, sẽ cho mình những tấm hình “sáng tạo” hơn là hình được ghi lại do chỉ đưa máy tự động lên bấm bấm chụp theo đúng nghĩa “như cái máy” .
    Điều này rất đúng: Tui là dân lười nên thường để mode Av để mình chọn f stops còn shutter để cho camera tự chọn cho thich hợp . Thường thì OK nhưng có nhiều trường hợp tui phải chuyển sang Tv hay manual, nhất là chụp lúc chiều tà gần tối, vì nếu để mode Av camera chọn shutter speed quá nhanh nên rất nhiều chi tiết bị mất ..
    Iso tui chụp thường để auto hay chọn giữa 160 - 1250, chỉ đưa lên cao khi chụp lúc tranh tối tranh sáng và cần high shutter speed ..

  5. Thanks El Chapo thanked for this post
  6. #25
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Jun 17th 2008
    Bài gởi
    480
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    17

    Default

    Code:
    Nếu nói về chất lượng ảnh thì hai máy ngang nhau thôi hà, cả hai máy đều là cropped sensor. Tuy 60D lớn hơn một chút nhưng cũng không phải là "hàng cao cấp" của hãng Canon. Lợi thế của 60D so với T3i là chụp lâu hơn mà không cần phải thay pin; dễ lấy nét hơn (9 vs. 1 focus cross type points) và shutte speed nó cũng nhanh hơn gấp đôi (1/8000 vs. 1/4000). Nếu những thứ này quan trọng đối với huynh thì mua 60D. Còn nếu không thì mua T3i và để dành tiền đầu tư thêm mua cái ống kính tốt hơn . 
    __________________
    Canon Ong kinh da toot roi...Vay Ong kinh tot hon la Ong kinh nao su huynh co the noi cho Em biet khong ???

  7. #26
    Thành Viên Chính Thức
    Tham gia ngày
    Jun 17th 2008
    Bài gởi
    480
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    17

    Default

    Hidden Content Nguyên văn bởi vxlogic Hidden Content
    Nếu nói về chất lượng ảnh thì hai máy ngang nhau thôi hà, cả hai máy đều là cropped sensor. Tuy 60D lớn hơn một chút nhưng cũng không phải là "hàng cao cấp" của hãng Canon. Lợi thế của 60D so với T3i là chụp lâu hơn mà không cần phải thay pin; dễ lấy nét hơn (9 vs. 1 focus cross type points) và shutte speed nó cũng nhanh hơn gấp đôi (1/8000 vs. 1/4000). Nếu những thứ này quan trọng đối với huynh thì mua 60D. Còn nếu không thì mua T3i và để dành tiền đầu tư thêm mua cái ống kính tốt hơn Hidden Content .
    Cannon La so 1 roi su huynh con Ong Kinh nao tot hon bang...Vay su huynh
    cho biet Ong kinh nao tot hon..????

  8. #27
    xlarge
    Guest

    Default

    Hidden Content Nguyên văn bởi saobiendong Hidden Content
    Cannon La so 1 roi su huynh con Ong Kinh nao tot hon bang...Vay su huynh
    cho biet Ong kinh nao tot hon..????
    Ống kính tốt hơn ở đây có ý là mấy ống kính zoom có khẩu độ f/2.8, chứ không phải ống kính có 2 khẩu độ f/3.5-5.6 hoặc f/4-5.6

  9. #28
    Johny1_879
    Guest

    Default

    Rat la hay. Cam on nhieu.

  10. #29
    Thành Viên Chính Thức Huy Hanh's Avatar
    Tham gia ngày
    Apr 19th 2009
    Bài gởi
    5,566
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    664

    Default

    Tuy đã có nhiều tài liệu hướng dẫn trong box Sony và tài liệu tiếng Anh thì download free trên mạng, nhưng hôm nay sẵn có người hỏi hướng dẫn sử dụng cho máy Sony A300 nên mình gom lại 1 topic này cho các bạn dễ theo dõi.

    1/ Các chế độ chụp cơ bản: A, S, M (các chế độ scene selection như chân dung, phong cảnh, P... mình không đề cập)

    2/ Lựa chọn chế độ focus (AF mode, vùng AF)

    3/ Chọn creative style, chọn raw/jpg.

    4/ Canh chỉnh độ sáng (Exposure, Flash compensation, Metering)

    5/ Chọn cân bằng trắng

    6/ Sử dụng chế độ DRO để tăng độ sáng vùng tối khi chụp ngược sáng...

    7/ Các chế độ chụp: chụp 1 tấm khi bấm, chụp liên tục, chụp hẹn giờ.

    Tạm thời nghĩ ra bao nhiêu đó, tối rảnh mình sẽ update bài viết.

    ---------------------------------

    Trước tiên, dùng máy nào cũng vậy, các bạn cần nắm phần căn bản trước, cái này không riêng cho dòng máy nào mà là kiến thức chung của các máy DSLR ngày nay cũng như máy SLR phim.

    Lớp mầm non chụp ảnh - Khẩu độ/ Tốc độ

    Xin phép được mở lớp mẫu giáo ở đây. Khi đi học mẫu giáo, các bạn rất hay chơi trò bập bênh- nó liên quan đến kỹ thuật nhiếp ảnh như thế nào? Xin giới thiệu bài viết của Sandman & Bill Huber trên Pbase.com do Soneros lược dịch và biên soạn:

    Hidden Content

    Đây là cái bập bênh mà chắc ai cũng biết. Bây giờ ta sẽ liên hệ nó với những gì bạn có thể làm với máy ảnh của bạn. Nó giới thiêuk một cái nhìn khái quát về mối tương quan giữa khẩu độ (Apeture) và tốc độ (Shutter Speed)

    TỐC ĐỘ (SHUTTER SPEED)
    Tốc độ ở đây là tốc độ màn chập. Màn chập mở ra, đóng lại để tiếp nhận ánh sáng đi vào. Rõ ràng là màn chập mở càng lâu, lượng ánh sáng đi vào càng nhiều
    Hidden Content

    NHư trong tấm hình trên bạn có thể thấy tốc độ tác động thế nào đến tấm ảnh của bạn. Ở tốc độ 1/500 giây, các cánh quạt bị "bắt dính" và ở tốc độ 1/30 giây, bạn không thể thấy rõ vì cánh quạt bị chao mờ.
    HÃY NHỚ VỀ CÁI BẬP BÊNH: KHI TỐC ĐỘ MÀN CHẬP CÀNG NHANH - SHUTTER SPEED(1/500, 1/1000, 1/2000, 1/4000...) THÌ TRỊ SỐ KHẨU ĐỘ- APETURE PHẢI GIẢM XUỐNG (F/8, F/5.6, F/4, F/2.8...) VÀ NGƯỢC LẠI ĐỂ BẠN CÓ 1 TẤM HÌNH ĐÚNG SÁNG

    MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KHẨU ĐỘ (APETURE) VÀ TỐC ĐỘ MÀN CHẬP (SHUTTER SPEED)
    Hidden Content
    Bây giờ hãy nhìn vào sơ đồ trên, một số trị số về khẩu độ, tốc độ được liệt kê ở 2 cột. Có 1 khái niệm được nêu là Depth of Field (DOF) là trường ảnh hay độ nét sâu.

    ĐÚNG SÁNG

    Một tấm ảnh chụp đúng sáng là tiêu chí đầu tiên để đánh giá kỹ thuật chụp. Tất nhiên có những nghệ sỹ, người chụp vẫn chụp dư, thiếu sáng để có thêm hiệu quả nhưng đó là câu chuyện xảy ra ở "trường Trung học, Đại học" còn chúng ta đang ngồi ở lớp Mẫu giáo. Vậy thì cứ chụp đúng sáng đi đã.

    Hidden Content
    Bắt đầu chơi bập bênh nhé các bạn! Trong mỗi khoảnh khắc bấm máy, một lượng ánh sáng CHÍNH XÁC được yêu cầu để có một tấm ảnh đúng sáng. TRong ví dụ này, một trị số khẩu độ lớn (khẩu độ khép nhỏ) đòi hỏi tốc độ phải lâu, cho phép lượng ánh sáng ĐỦ đi vào để cho 1 tấm ảnh đúng sáng (hay nói chính xác hơn là phơi-sáng-đúng Proper Exposure). Ví dụ trên đây rất thích hợp cho những ảnh chụp Macro vì đòi hỏi nét sâu. Lưu ý là không chỉ cách trên (trị số khẩu lớn) là duy nhất để cho đúng sáng. Trị số khẩu độ nhỏ (khẩu độ mở to) + trị số tốc độ lớn (tốc độ nhanh) cũng cho tấm ảnh đúng sáng như thường như ví dụ tiếp theo dưới đây

    ĐÚNG SÁNG (tiếp)

    Hidden Content

    Trường hợp này cũng cùng chụp một khuôn hình như trước nhưng ta có thể chỉnh tốc độ rất cao (để bắt dính chuyển động, thích hợp trong khi chụp thể thao, hành động..), tốc độ này cho phép một lượng ánh sáng nhỏ đi vào máy ảnh. Thế nên, khẩu độ phải mở to (trị số khẩu độ nhỏ như là F/2.8, F/2, F/1.8..) để giúp ta "lấy" đủ ánh sáng để có tấm ảnh vẫn đúng sáng. Mối tương quan giữa khẩu độ- tốc độ giống hệt như 2 đầu của cái bập bênh vậy.

    ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ (APETURE PRIORITY)

    Trên máy ảnh của bạn, trừ những máy compacy quá giản đơn thì thường có các chế độ như A, S (Nikon), Av, Tv (Canon)... Mục này nói về chế độ A hay Av- ưu tiên khẩu độ

    Hidden Content

    Ở chế độ này, bạn chỉnh thông số cho các trị số khẩu độ, máy ảnh tự động gán thông số tốc độ phù hợp để có bức ảnh đúng sáng.

    ƯU TIÊN TỐC ĐỘ (SHUTTER PRIORITY)
    Trên máy ảnh của bạn, ký hiệu là S hayTv
    Hidden Content

    Ngược lại với chế độ trên nhưng cùng nguyên lý bập bênh, bạn chỉnh thông số tốc độ, máy ảnh tự gán thông số khẩu độ thích hợp.

    BÙ TRỪ ĐỘ PHƠI SÁNG(EXPOSURE VALUE COMPENSATION)

    Hidden Content

    Đa phần các máy ảnh đời mới hiện nay đều có nút bù trừ độ phơi sáng (+-EV) giúp bạn có tấm ảnh phơi sáng theo ý thích của mình. Muốn ảnh tối hơn thì các bạn trừ, sáng hơn thì cộng vào. Đó chỉ là nguyên lý, còn lúc nào trừ, lúc nào cộng, cộng bao nhiêu, trừ bao nhiêu thì như đã nói, học lên lớp trên sẽ rõ.

    DOF


    DOF- Depth of field : Trường ảnh hay là độ nét sâu được quyết định bởi việc hiệu chỉnh (hay kiểm soát) khẩu độ. Với trị số khẩu độ càng nhỏ (khẩu độ mở càng lớn) thì trường ảnh càng cạn, trị số khẩu độ càng lớn (khẩu mở càng nhỏ) thì trường ảnh càng sâu. Như ở ví dụ trong tấm hình trên đây, trị số khẩu độ rất lớn (khẩu độ mở hẹp, chỉ cho một lượng nhỏ ánh sáng đi vào máy ảnh) cho ta trường ảnh sâu

    Nhìn chung khi chụp ảnh chân dung, bạn đều muốn trường ảnh (DOF) cạn (trị số khẩu độ nhỏ), bạn muốn chủ thể nét trong khi hậu cảnh chao mờ. Khi chụp ảnh phong cảnh bạn lại muốn trường ảnh sâu (trị số khẩu độ lớn). Những khi bạn muốn kiểm soát trường ảnh, chế độ chụp "ưu tiên khẩu độ"- Apeture priority chính là sự lựa chọn đầu tiên. ISO- Độ nhạy sáng

    Hidden Content

    Độ nhạy sáng của phim và của máy ảnh số
    Với máy chụp phim, nên nhớ rằng quyết định sử dụng phim nào là quan trọng. Phim được xếp theo trị số ISO (độ nhạy sáng). Khi ISO 100 thích hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng tốt thì ISO400 thì tốt cho chụp trong nhà và một số mục đích khác khi chụp ngoài trời, và ISO800 và ISO1600 lại thích hợp trong điều kiện ánh sáng yếu (low-light).

    Vấn đề nan giải của ISO cao ở phim cũng như kỹ thuật số chính là việc gia tăng các hạt, nhiễu của ảnh. Thế nên, trong điều kiện có thể, hãy chụp với ISO nhỏ nhất cho phép. Vậy khi nào chúng ta chỉnh ISO cao (hoặc dùng phim ISO cao)? Đó là những trường hợp ánh sáng quá yếu hoặc trong trường hợp bạn muốn khép chặt khẩu độ để tạo thêm độ sâu cho trường ảnh (DOF)
    Sưu tầm từ vnphoto.net



    -----------------------

    Khi đã đọc xong phần trên, hy vọng các bạn đã hiểu sơ sơ (nếu được 100% thì càng tốt Hidden Content ) về các từ ngữ chuyên môn, các thông số ảnh này nọ (tốc, khẩu, ISO, DOF...)

    Hiểu rồi thì cầm máy lên chuẩn bị test thôi (nhớ sạc pin, gắn thẻ nhớ trước khi bấm).

    1/ Các chế độ chụp cơ bản: A, S, M (các chế độ scene selection như chân dung, phong cảnh, P... mình không đề cập)

    - Chế độ A: ưu tiên khẩu độ: Khi nào thì dùng chế độ này?
    Bây giờ thì thử cầm máy, xoay cái bánh xe qua A nhé. Nếu dùng lens kit 18-55 f3.5-5.6 thì khi lens ở tiêu cự 18, cái lens nó cho phép mình mở khẩu tối đa là 3.5, khi ở 55 thì nó chỉ mở được tối đa là 5.6. Nếu muốn mở khẩu to hơn thì xin mời các bác tìm lens khẩu to hơn như Minolta 50 f1.7, Sony 50 1.8, hay muốn zoom mà không bị thay đổi khẩu thì tìm em Minolta 70-210 f4 mệnh danh beercan huyền thoại, hehe. Căn bản của chế độ này như trên đã nói, là mình tự chỉnh khẩu thoải mái (dĩ nhiên còn tùy lens), cái máy nó sẽ căn cứ vào chế độ đo sáng (metering mode) mà đo cho đúng sáng bức ảnh.

    Vậy khi nào cần dùng A? Ta dùng A khi muốn điều khiển DOF, nôm na là muốn xóa phông mờ hay rõ. Ví dụ khi chụp chân dung hoặc cần DOF mỏng, phông xóa mù mịt thì chọn A và xoay bánh xe chỉnh thông số gần nút chụp sao cho số f nhỏ nhất , khẩu mở lớn nhất có thể, sau này sẽ gọi tắt là mở khẩu lớn.

    Xem hình sau sẽ rõ:


    Áp dụng:
    - Chụp chân dung: mở khẩu lớn f1.2-f4 (tùy lens cho phép) để đối tượng nổi bật trên nền phông xóa mù mịt.
    - Chụp lưu niệm: cái này cần lưu ý, nhiều lúc đi du lịch lại cần chụp người và hậu cảnh rõ nét để lâu lâu đem ra khoe ảnh là tui đã có đi tới đó chơi :devil: thì cần khép khẩu f6,7,8 trở lên.
    -Chụp phong cảnh: cần khép khẩu cỡ f7-f16 để ảnh nét sâu (thường phải lấy nét ở vô cực), chỗ nào cũng nét (cái này còn tùy lens nữa :emlaughHidden Content
    thay đổi nội dung bởi: Huy Hanh, 12-25-2013 lúc 00:58

  11. Thanks El Chapo, tu kien thanked for this post
  12. #30
    Trưởng Ban Phòng Chống Tội Phạm Hoàng Na's Avatar
    Tham gia ngày
    May 15th 2006
    Bài gởi
    54,912
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    2014

    Default

    Sao post luôn hình mà để links hơi bị kì vậy xếp HH Hidden Content
    Ta không sợ KẺ THÙ trước mặt,
    Nhưng Ta ngại tình CHIẾN HỮU sau lưng .
    Follow me on Flickr - Vinamaster
    Follow me on Youtube - Vinamaster

Trang 3/5 đầuđầu 12345 cuốicuối

Similar Threads

  1. Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh - Bố Cục Tạo Hình (Composition)
    By vxlogic in forum Kiến Thức Nhiếp Ảnh
    Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 10-01-2012, 08:55

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •