kết quả từ 1 tới 10 trên 44

Ðề tài: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh Căn Bản - Cân Bằng Giữa Khẩu Độ, Tốc Độ và ISO

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành Viên Chính Thức vxlogic's Avatar
    Tham gia ngày
    Jan 3rd 2012
    Bài gởi
    264
    Post Thanks / Like
    Rep Power
    62

    Default Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh Căn Bản - Cân Bằng Giữa Khẩu Độ, Tốc Độ và ISO

    Những điều tiểu đệ trình bày hôm nay đối với nhiều ACE là “kiến thức cũ”, nhưng là những thứ căn bản và vô cùng quan trọng. Nếu bài viết có gì sai sót thì ACE bổ sung thêm vô cho hòan chỉnh giùm nhe.

    Thời nay bà con mình ai cũng có máy chụp hình, và nhất là đám đàn ông con trai nhiều người sắm luôn máy “kỹ thuật số phản xạ ống kính đơn” (Digital Single Lens Reflex) hay còn gọi tắt là DSLR. Về căn bản thì cách chụp hình bằng máy DSLR không khác gì với chụp bằng máy phim (SLR) hồi xưa nên hầu như tất cả những công thức, luật lệ áp dụng cho máy phim SLR đều có thể dụng với DSLR.

    Muốn có tấm hình “coi được”, ta phải kiểm soát được ánh sáng đi vào máy bằng cách cân bằng giữa ba yếu tố: khẩu độ (aperture), tốc độ chụp hình (speed) và độ nhạy của phim/sensor (ISO). Đây là điều căn bản nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh. Để lượng ánh sáng đi vào máy (và ghi lại trên phim/sensor) quá nhiều sẽ làm hình bị “cháy” (overexposure), nhưng ngược lại ánh sáng vô quá ít thì tấm hình sẽ bị tối (underexposure).


    Hidden Content
    Sơ đồ đường đi của ánh sáng vào máy chụp hình DSLR


    Khẩu độ: (aperture) độ mở của ống kính. Khẩu độ được tính theo f-stop theo từng bậc thông thường như sau:

    f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32

    Mỗi bậc như vậy được tính là một f-stop. Chỉ số f-stop càng nhỏ (ví dụ: f/1.4) thì khẩu độ càng lớn. Khi khẩu độ được “mở lớn” (wide open) thì tất nhiên lượng ánh sáng đi vô sẽ nhiều. Khẩu độ lớn còn cho ta được một hiệu ứng khác nữa là “độ sâu trường ảnh” (Depth of Field) còn gọi tắt là DOF sẽ “cạn” (shallow) hơn. Có nghĩa là chỉ 1 khỏang chiều sâu nhỏ được lấy nét (focus) rõ, còn lại các khỏang cách trước và sau đó (hậu cảnh) đều bị mờ đi.
    Với các ống kính có thể thay đổi tiêu cự (zoom lenses) thì khẩu độ lớn nhất là f/2.8. Còn đối với ống kính không thay đổi tiêu cự được (prime lenses) thì khẩu độ thường là f/1.2, f/1.4, f/1.8 và f/2.8. Những ống kính có thể mở được tiêu cự lớn còn được gọi là ống kính nhanh (fast lenses) vì lượng ánh sáng vô nhiều hơn nên thời gian chụp nhanh hơn so với ống kính “chậm” (f/5.6, f/8…)

    Một điều cần nói thêm là với ống kính nhanh, ví dụ như f/2.8, ta có thể set nó thành f/4, f/5.6 hoặc chậm hơn nữa khi cần. Nhưng ngược lại với ống kính f/4 hoặc f/5.6 thì đó là độ mở lớn nhất của nó rồi, không thể nào set được tới f/3.5 hay f/2.8.

    Tốc độ: (speed) là thời gian của cửa sập (shutter) mở lên (cho ánh sáng đi vào) rồi đóng lại, cũng có nghĩa là thời gian mình cho hình ảnh được ghi trên phim/sensor nên còn gọi là “thời gian phơi sáng”. Tốc độ càng cao (nhanh nhất của máy tiểu đệ là 1/8000 của một giây) thì thời gian càng ngắn, lượng ánh sáng đi vào càng ít, hình càng tối hơn. Chụp hình tốc độ cao thì mình cũng sẽ không thấy máy “rung”, hình rõ nét hơn. Muốn chụp hình (cầm máy trên tay) mà không thấy run thì ta có thể áp dụng công thức:

    Tốc độ = 1/tiêu cự

    Ví dụ: Tiêu cự 50mm, thì tốc độ chậm nhất là 1/50 giây (hand held).
    Công thức trên chỉ áp dụng được cho máy full frame như Canon 5D hoặc Nikon D800 (mình sẽ thảo luận về full frame vs. crop sensor trong bài viết sau này). Còn máy crop-sensor như Canon 7D, 60D, Rebels hoặc Nikon D7000, D90 thì mình phải tính thêm vô tỷ lệ crop của nó (của Canon là 1.6, Nikon là 1.5).

    Ví dụ: Tiêu cự 50mm, tốc độ chậm nhất hand held của Canon crop sensor là 1/50x1.6 = 1/80 giây

    Cách tính tốc độ ở trên chỉ là căn bản để tham khảo. Hình chụp rõ nét còn tùy theo nhiều yếu tố khác như người cầm máy vững hay không, hoặc ống kính có bộ phận “chống rung” hay không (Canon - IS, Nikon – VR)

    Tuy nhiên không phải lúc nào mình cũng muốn chụp “nhanh”. Khi chụp hình thác nước, pháo bông... ta cũng muốn chụp “chậm” để “ghi lại” được quá trình “chảy” của nước hoặc “nở ra” của pháo bông. Những lúc chụp chậm như vậy thì ta bắt buộc phải dùng chân chống (tripod) để máy không bị rung.

    ISO: Độ Nhạy Của Phim/Sensor

    Hồi xưa mình chụp phim thường là ISO 100, lâu lâu tiểu đệ xài phim Kodak Ektachrome 200 (ISO 200) là thấy ngon. Giờ thì máy DSLR của tiểu đệ thông thường set được tới ISO 25600 (chưa kể nó cho expand lên tới ISO 102400 – chưa chụp thử vì chắc là bị nhiễu lắm). ISO cao cỡ đó hồi xưa có tưởng tượng cũng không được. Phim 35mm thì ISO 1600 là cao lắm rồi, mắc tiền và phải bảo quản trong tủ lạnh đầy phiền phức.

    ISO càng cao thì phim/sensor càng nhạy, nhưng hình cũng bị nhiễu hơn (tùy sensor gì nữa). ISO cao thì thời phơi sáng của sensor càng ít hơn, thời gian chụp nhanh hơn. ISO thấp (100, 200) thì thời gian chụp phải lâu hơn, nhưng hình cũng sắc nét hơn so với ISO cao.


    Cân Bằng Giữa Khẩu Độ, Tốc Độ và ISO:

    Làm sao mình cân bằng được giữa ba yếu tố này để cho ra tấm hình không bị sáng quá hoặc tối quá? Đơn giản thôi – tất cả các máy DSLR trước khi ta bấm chụp đều báo cho ta biết hình có đủ sáng hay không. Khi bạn lấy nét (focus) và nhìn vô ống ngắm (viewfinder) hoặc màn hình LCD của máy sẽ thấy hình ảnh sau:
    Hidden Content Hidden Content Hidden Content

    Trong cái khoanh đỏ đó gọi là “thước đo ánh sáng” (light meter). Cái gạch ở bên dưới chỉ ở giữa, số 0 báo hiệu hình của mình đủ ánh sáng, nếu nó đi về bên phải (+) là hình sáng quá, và đi về bên trái (-) thì hình của mình, theo máy là không đủ ánh sáng. Máy không phải lúc nào cũng đúng, nhưng 90% là nó tính đúng hoặc gần đúng. Nếu mình nhìn vô mà thấy không đủ sáng thì cho khẩu độ mở lớn hơn một chút, hoặc cho thời gian chụp chậm lại, hoặc tăng ISO lên cao hơn. Nếu máy báo dư ánh sáng thì mình làm ngược lại.

    Hình chụp quá sáng sẽ làm tấm hình thấy sáng sủa, nhưng sẽ mất đi chi tiết ở những nơi “quá sáng”. Hình chụp tối hơn thường có được nhiều chi tiết hơn, nhưng nhìn một số cái thấy không rõ, cho mình cảm giác tối tăm. Đôi khi mình cũng muốn chỉnh cho hình tối hơn hay sáng hơn so với cái "thước ánh sáng" của máy để phù hợp với hòan cảnh. Nếu mà mình tham lam, muốn có được hết tất cả mọi chi tiết trong tấm hình thật rõ - cả tối lẫn sáng thì phải chụp nhiều tấm với setting từ tối đến sáng, và dùng HDR software để chồng các hình lên nhau. Phương pháp này mình cũng sẽ thảo luận sau nhe.


    Những thứ tiểu đệ trình bày ở trên là của kỹ thuật nhiếp ảnh để chụp cho ra một tấm hình. Nếu ACE set máy “tự động” thì mình không cần nghĩ tới những thứ này. Tuy nhiên không phải “lúc nào máy cũng đúng”. Mình hiểu được ba yếu tố khẩu độ, tốc độ và ISO để mình set máy theo ý của mình, sẽ cho mình những tấm hình “sáng tạo” hơn là hình được ghi lại do chỉ đưa máy tự động lên bấm bấm chụp theo đúng nghĩa “như cái máy” .

    Kỳ sau tiểu đệ sẽ thảo luận về bố cục (composition) của tấm hình. Sắp xếp bố cục đúng sẽ làm cho tấm hình của mình thành một “tác phẩm nghệ thuật” (mới gọi là nghệ thuật nhiếp ảnh). Bảo đảm bài viết sau ACE đọc sẽ không chán như bài viết (đầy kỹ thuật) hôm nay.
    thay đổi nội dung bởi: vxlogic, 07-14-2012 lúc 17:10
    Toàn dân nghe chăng?
    Sơn hà nguy biến...

  2. Thanks El Chapo, mithung, tampleime thanked for this post

Similar Threads

  1. Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh - Bố Cục Tạo Hình (Composition)
    By vxlogic in forum Kiến Thức Nhiếp Ảnh
    Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 10-01-2012, 08:55

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •