PDA

View Full Version : Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ



PN99
04-28-2009, 10:26
Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ


2009-01-21

Số lượng du sinh cũng như nhu cầu du học của học sinh-sinh viên Việt Nam ngày một tăng cao và đặc biệt nhắm đến Mỹ, quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới.

anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE)


Thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế cho thấy số du sinh Việt theo học tại các trường đại học Hoa Kỳ tính từ năm 2000 đến năm ngoái đã tăng hơn 4 lần.


Những điều căn bản phải chuẩn bị

Nhằm mang đến các bạn trẻ những lời khuyên hữu ích của giới chuyên môn từ khâu chuẩn bị hồ sơ, chọn trường, đến tìm kiếm các nguồn học bổng, Trà Mi thực hiện loạt bài nhiều kỳ với sự cộng tác của anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp thông tin về du học Hoa Kỳ, giúp phát huy trao đổi văn hoá, giáo dục Việt-Mỹ.

Thứ nhất là các bài thi quốc tế bắt buộc bao gồm điểm SAT cho chương trình cử nhân và kỹ sư; điểm GRE cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ; điểm GMAT cho chương trình quản trị kinh doanh MBA.

Trong phần một sau đây, anh Thắng sẽ trình bày về các điểm chính cần phải chuẩn bị cho bộ hồ sơ đi du học Mỹ:

Trần Thắng: Thứ nhất là các bài thi quốc tế bắt buộc bao gồm điểm SAT cho chương trình cử nhân và kỹ sư; điểm GRE cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ; điểm GMAT cho chương trình quản trị kinh doanh MBA.

Thứ hai là điểm học tại các trường đại học ở Việt Nam phải dịch ra tiếng Anh. Thứ ba là thư cá nhân. Thứ tư là thư giới thiệu. Thứ năm là kinh nghiệm việc làm và nghiên cứu. Thứ sáu phần phụ là về sinh hoạt xã hội. Thứ bảy là điểm TOEFL.

Trà Mi: Anh vừa nói về SAT, GRE, GMAT, những bài thi này từng loại có nội dung như thế nào, thưa anh?

Trần Thắng: SAT gồm toán và anh văn, thi ba phần. Mỗi phần 800 điểm.

GRE bài thi gồm 3 phần: toán, tiếng Anh, và viết. Mỗi phần 800 điểm. Ngoài ra còn có GRE subject tức là chuyên ngành chỉ 1 môn như lý, hoá...Mỗi phần tối đa là 990 điểm.

GMAT cũng gồm 3 phần: toán, anh văn, viết phân tích. Toán và viết phân tích tổng số điểm là 800. Riêng phần viết khoảng 6 điểm.


Ðiểm yêu cầu tối thiểu đối với từng bài thi

Trà Mi: Ðiểm yêu cầu tối thiểu đối với từng bài thi, ít nhất thí sinh phải đạt bao nhiêu mới được xem là đạt yêu cầu?

Thang điểm của mình không theo hệ thống GPA của Mỹ là 4.0, vì thế mình cần phải viết thêm một lá thư giải thích bảng điểm của mình thuộc loại trung bình, khá, hay giỏi. Nhiều khi 8 điểm đối với Việt Nam là điểm giỏi nhưng tính tương đương với Mỹ 80% chỉ là điểm khá thôi



Trần Thắng: SAT tối thiểu phải đạt 1700 điểm. Ai muốn tìm học bổng thì phải đạt trên 1900.

GRE toán phải tối thiểu 700, anh văn tối thiểu 450, viết tối thiểu phải đạt từ 3 hoặc 4 điểm trên 6.

GMAT tối thiểu cho hai phần toán và verbal khoảng 550, phần viết khoảng 3,5 hay 4 điểm trên 6.

Ðiểm càng cao thì cơ hội tìm học bổng càng nhiều hơn.

Trà Mi: Thế còn danh mục thứ hai mà anh vừa liệt kê, những thành tích học tập của ứng viên khi còn ở Việt Nam, thì như thế nào?

Trần Thắng: Thang điểm của mình không theo hệ thống GPA của Mỹ là 4.0, vì thế mình cần phải viết thêm một lá thư giải thích bảng điểm của mình thuộc loại trung bình, khá, hay giỏi. Nhiều khi 8 điểm đối với Việt Nam là điểm giỏi nhưng tính tương đương với Mỹ 80% chỉ là điểm khá thôi. Cho nên mình cần thư bổ sung để giải thích rõ điểm học tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu học sinh giỏi có thành tích thi chuyên của trường, của thành phố, quốc gia, hay quốc tế nên bổ sung vào để hồ sơ của mình được phong phú hơn.


Các loại thơ giới thiệu

Trà Mi: Còn phần thư từ bao gồm thư cá nhân, thư giới thiệu, anh có điều gì muốn chia sẻ, lưu ý với các bạn thêm không?

Trần Thắng: Thư cá nhân rất quan trọng. Ða phần sinh viên Việt Nam mình không để ý đến phần này. Thư này rất ngắn, trình bày đầy đủ tư tửơng của người sinh viên về việc học, chọn ngành, đam mê, cống hiến...Chỉ khoảng 500 chữ thôi, mình phải tập trung viết thế nào để gây ấn tượng. Tại vì người xét hồ sơ họ xét hàng ngàn lá thư. Cái nào không ấn tựơng thì họ sẽ bỏ qua một bên. Như vậy khả năng họ chọn mình sẽ thấp hơn.

Muốn viết thư cá nhân hay thì các bạn sinh viên Việt Nam nên tham khảo các thư mẫu trên các websites hay website của IVCE để xem cách viết.

Còn thư giới thiệu cũng là trở ngại thứ hai đối với sinh viên Việt Nam. Thư này do những người thầy hay sếp viết. Ða phần ở Việt Nam không có thủ tục viết thư này, nên những người được yêu cầu không biết viết như thế nào cho đáp ứng yêu cầu của các trường đại học Hoa Kỳ. IVCE chúng tôi có một dàn bài mẫu. Khi học sinh Việt Nam muốn nhờ thầy hay sếp viết thư giới thiệu nên đưa dàn bài mẫu này cho họ biết để họ viết đúng ý tưởng các trường bên Mỹ cần.

Thư cá nhân rất quan trọng. Ða phần sinh viên Việt Nam mình không để ý đến phần này. Thư này rất ngắn, trình bày đầy đủ tư tửơng của người sinh viên về việc học, chọn ngành, đam mê, cống hiến...



Vấn đề thứ hai là về Anh ngữ. Ða phần các giáo sư hay sếp ở Việt Nam tiếng Anh không tốt, viết thư tiếng Anh không được. Vì thế họ có thể viết bằng tiếng Việt rồi nhờ những trung tâm dịch thuật dịch ra dùm.

Trà Mi: Làm sao vẫn đảm bảo được tính bảo mật của bức thư?

Trần Thắng: Lá thư này hoàn toàn do người thầy giáo thực hiện, học sinh không được đụng tới. Học sinh nhờ người thầy viết thư giới thiệu bằng tiếng Việt rồi người thầy mang đến địa điểm dịch thuật dịch ra tiếng Anh. Cuối cùng, người thầy bỏ vào bì thư dán lại và ký tên rồi mới đưa cho học sinh.

Trà Mi: Ðiểm kế tiếp về kinh nghiệm xã hội, nghiên cứu. Sinh viên học sinh Việt Nam hơi lơ là đối với vấn đề này...

Trần Thắng: Sinh viên Việt Nam hơi thụ động, thiếu thực tế, chỉ lo học chứ không lo đi tìm việc làm, nghiên cứu. Khoảng năm 1-2 đại học nên bắt đầu tiếp xúc với thầy giáo để xin vào làm trong phòng thí nghiệm, hay tham gia các công trình nghiên cứu, làm thiện nguyện cho các tổ chức NGO để lấy kinh nghiệm chẳng hạn.


Bài thi trình độ tiếng Anh TOEFL?

Trà Mi: Anh liệt kê điểm cuối cùng là điểm bài thi trình độ tiếng Anh TOEFL trong khi nhiều người rất coi trọng bài thi này. Theo anh nói, vậy điểm TOEFL có thật sự cần thiết hay chăng?

Trần Thắng: Ðối với tôi, TOEFL là yếu tố cuối cùng vì nó chỉ là chứng chỉ xác nhận bạn đủ khả năng tiếng Anh để đựơc phép học ở Mỹ mà thôi.

Trà Mi: Nhưng khả năng Anh ngữ mới là điểm cần thiết để đi du học?

Trần Thắng: Vâng, cần thiết thôi nhưng ví dụ như điểm SAT của bạn càng cao thì cơ hội tìm học bổng càng nhiều hơn. Ngược lại đối với TOEFL, điểm càng cao cũng như vậy thôi chứ không ảnh hưởng gì đối với hồ sơ nhập học.

Trà Mi: Nhưng nếu không có khả năng Anh ngữ giỏi vẫn có thể đi du học được chăng? Có cách nào khác?

Còn bây giờ có rất nhiều trường hợp sinh viên Việt Nam chưa có điểm TOEFL nộp đơn vào trường đại học Mỹ xin học ESL trước.



Trần Thắng: Có nhiều cách. Mình có thể vào trường đại học Hoa Kỳ xin học tiếng Anh ESL trước. Sau đó, mới vào học chương trình chính khoá. Ngày xưa có điểm TOEFL mới được trường nhận và xin được visa đi du học. Còn bây giờ có rất nhiều trường hợp sinh viên Việt Nam chưa có điểm TOEFL nộp đơn vào trường đại học Mỹ xin học ESL trước.

Trà Mi: Xin hỏi thời gian nộp đơn vào các trường đại học Mỹ thông thường bắt đầu khi nào?

Trần Thắng: Thường thời gian nộp đơn là từ tháng 1-2. Một số trường sớm hơn là khoảng tháng 12. Một số trường muộn hơn kéo dài đến tháng 3. Muốn có một bộ hồ sơ hoàn hảo thì học sinh-sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị trong khoảng thời gian một năm.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi nói chuyện hôm nay.

Vừa rồi là Trà Mi và anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), trao đổi về những điều kiện bắt buộc khi chuẩn bị lập hồ sơ du học Mỹ.

Giữa vô số các sự lựa chọn đa dạng của hệ thống giáo dục Mỹ, làm thế nào để lựa chọn cho mình một trường thích hợp, vừa sức?

Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của các bạn

PN99
04-28-2009, 10:34
Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ (phần 2)

Trà Mi, phóng viên đài RFA


2009-01-22

Trong chương trình trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị những bước chuẩn bị tối cần thiết khi lập hồ sơ đi du học Mỹ.



Khi đã sẵn sàng nộp đơn xin nhập học, bước quan tâm kế tiếp của các du sinh là làm sao chọn được ngôi trường hợp lý, vừa sức học và khả năng tài chính của mình. Giữa rất nhiều những sự chọn lựa đa dạng trong hệ thống giáo dục Mỹ, từ trường công, trường tư, trường cộng đồng..v..v., uy tín, chất lượng, và học phí của mỗi loại ra sao?

Ðó là nội dung chính của cuộc trao đổi tiếp theo giữa Trà Mi với anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp thông tin về du học Hoa Kỳ, giúp phát huy trao đổi văn hoá, giáo dục Việt-Mỹ.


Phân loại các trường đại học bên Mỹ


Anh Thắng cho biết:

Trần Thắng: Ở Mỹ có trên 3 ngàn trường đại học, gồm trường công, trường tư, trường cộng đồng.

Trường tư thì mô hình nhỏ hơn, được chăm sóc cẩn thận hơn, nhiều đầu tư tốt hơn. Thông thường học phí khoảng 30-40 ngàn đô/ năm.

Khi điểm thi SAT, GRE, GMAT của các bạn ở tầm trung bình thì các bạn chọn các trường trung bình, ở tầm khá thì chọn trường khá. Như vậy, yếu tố được nhận học bổng cao hơn.



Trường công mô hình to lớn hơn, họ phục vụ tính chất cộng đồng đa dạng hơn. Học phí thấp hơn, khoảng từ 20-30 ngàn đô/năm cho sinh viên quốc tế.

Trường cao đẳng cộng đồng chương trình 2 năm học phí rất thấp, từ 5-7 ngàn đô/ năm đối với sinh viên quốc tế.

IVCE chúng tôi có phân chia các trường đại học Mỹ ra thành 4 loại A,B,C,D. Loại A bao gồm những trường đại học xuất sắc. Những sinh viên Việt Nam xuất sắc hàng đầu của trường, của tuyển quốc gia chẳng hạn thì có thể nộp đơn vào các trường loại A.

Loại B là các trường loại khá. Loại C là các trường trung bình. Loại D là những trường dưới trung bình. Tuy là D dưới trung bình nhưng đây là theo tiêu chuẩn của Mỹ, tức vẫn tốt hơn rất nhiều so với các trường ở Châu Á. Bảng xếp loại này có trên website của IVCE để các bạn vào xem danh sách.

Qua đó, khi điểm thi SAT, GRE, GMAT của các bạn ở tầm trung bình thì các bạn chọn các trường trung bình, ở tầm khá thì chọn trường khá. Như vậy, yếu tố được nhận học bổng cao hơn. Ðiều rất quan trọng ở đây là khi nộp đơn nên nộp từ 10-15 trường để tăng khả năng được trường nhận và khả năng nhận học bổng. Ví dụ như điểm SAT của mình thuộc loại khá thì mình nộp đơn vào 10 trường loại khá và 5 trường loại trung bình.

Xếp hạng uy tín nhất là của US News Report. Hàng năm người ta đều có bảng xếp hạng. Ða phần những trường tư được xếp trong khoảng từ 1-20, tức thuộc top 20.



Trà Mi: Ở Việt Nam khi nói về chất lựơng của trường thì trường công là số 1. Những sinh viên nào không đủ khả năng vào trường công thì mới vào trường tư. Còn ở Mỹ trường công, trường tư, trường cộng đồng có phân biệt chất lựơng theo kiểu đó không ạ?

Trần Thắng: Xếp hạng uy tín nhất là của US News Report. Hàng năm người ta đều có bảng xếp hạng. Ða phần những trường tư được xếp trong khoảng từ 1-20, tức thuộc top 20. Trường công thì xếp hạng thấp hơn cũng dễ hiểu là vì trường công mô hình rất lớn, nhiều sinh viên nên mảng về chất lựơng bị giảm đi. Tuy nhiên, những trường công lớn như hệ thống trường công UC ở California như UC Berkely chẳng hạn là những trường rất tốt, không thua gì các trường Yale, hay Harvard.

Trà Mi: Như vậy yếu tố công hay tư đối với các trường đại học ở Mỹ không phải là yếu tố để phân biệt chất lượng.

Trần Thắng: Ðúng rồi, công hay tư chỉ nói lên hệ thống điều hành, nhưng trường tư ở Mỹ khác các trường tư ở Việt Nam ở chỗ là một tổ chức phi lợi nhuận.

Học phí đại học & Ðiểm thi tối thiểu

Trà Mi: Ngoài vấn đề học phí là yếu tố mà các bạn coi trọng, sinh viên nên dựa vào những yếu tố nào khác trong bước đường chọn trường phù hợp với mình, thưa anh?

Trần Thắng: Ðối với các bạn sau khi nộp đơn vào nhiều trường mà không trường nào cho học bổng thì mình có thể xin vào trường cộng đồng để giảm chi phí học. Sau 2 năm đầu ở đây, mình có thể chuyển lên học tiếp thêm 2 hay 2,5 năm nữa ở trường đại học. Như vậy 2 năm đầu tiên mình tiết kiệm được rất nhiều tiền. Thứ nhất học phí thấp. Thứ hai là các cao đẳng cộng đồng mức cạnh tranh và mức học thấp hơn nhiều. Ðó là một bước chuyển tiếp trong quá trình hoà nhập vào xã hội Mỹ khi sinh viên đi du học tự túc.

Ðối với các bạn sau khi nộp đơn vào nhiều trường mà không trường nào cho học bổng thì mình có thể xin vào trường cộng đồng để giảm chi phí học. Sau 2 năm đầu ở đây, mình có thể chuyển lên học tiếp thêm 2 hay 2,5 năm nữa ở trường đại học



Trà Mi: Sau khi vào học rồi, giả sử sinh viên không đạt điểm thi tối thiểu sau mỗi học kỳ thì trường hợp đó sẽ như thế nào?

Trần Thắng: Hầu hết các trường đại học ở đây có luật là nếu điểm học dưới 2.0 thì sinh viên bị cảnh cáo. Sau 2 lần bị cảnh cáo sẽ bị đuổi học.

Trà Mi: Khi bị dưới 2.0 thì có phải thi lại không ạ?

Trần Thắng: Những điểm học nào dưới F, D, hay D- (tùy trường) thì phải thi lại, vì không đủ điều kiện, dưới tiêu chuẩn, bắt buộc phải học lại lớp đó. Có hai vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất là điểm dưới F hay D bắt buộc phải học lại. Thứ hai là điểm trung bình dưới 2.0 là bị cảnh cáo. Hai lần cảnh cáo liên tục là đuổi học.

Trà Mi: Trở lại với việc nhập học ban đầu, nếu như các bạn có nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng trong 15-20 trường đó, các bạn thích 1,2 trường mà lại không được nhận vào. Có cách nào khác để được nhận vào trường ngoài việc phải đi qua các trường cộng đồng không?

Trần Thắng: Có. Giả sử thích trường A mà không đựơc nhận thì mình cứ học trường B hoặc C trước. Mình học 1,2 năm điểm cho thật tốt thì chuyển về trường A lại. Lúc đó người ta có thể nhận mình.

Nhưng có điều các bạn phải lưu ý là khi mình chuyển trường có thể mình không đựơc học bổng nữa. Ví dụ đang học trường B có học bổng, chuyển về trường A có thể họ nhận mình nhưng không được học bổng, hoặc có chăng thì xác suất rất thấp. Học bổng họ thường cho khi nộp đơn vào trường đại học ở dạng là sinh viên năm thứ nhất thôi.

Nhưng có điều các bạn phải lưu ý là khi mình chuyển trường có thể mình không đựơc học bổng nữa. Ví dụ đang học trường B có học bổng, chuyển về trường A có thể họ nhận mình nhưng không được học bổng, hoặc có chăng thì xác suất rất thấp.



Trà Mi: Ðể tiết kiệm chi phí du học thì các bạn du sinh cần phải lưu ý những gì, thưa anh?

Trần Thắng: Khi mình nhập học thì nên liên lạc với trường nhờ họ hướng dẫn tìm chỗ ở, hoặc vào website của trường tìm kiếm những thông tin mướn phòng này nọ. Nếu ở trong ký túc xá thì rất đắt đỏ. Ở bên ngoài có thể tiết kiệm được nhiều hơn.

Trà Mi: Vậy là ngược lại với Việt Nam?

Trần Thắng: Vâng, đúng rồi.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

Trong buổi gặp gỡ lần tới, chúng ta sẽ bàn về những kinh nghiệm hữu ích để có đựơc học bổng du học Hoa Kỳ. Mong quý thính giả đón nghe

PN99
04-28-2009, 10:51
Ý kiến hữu ích cho các sinh viên muốn du học Hoa Kỳ (phần 3)


Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-01-23

Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Michalak, từ khi lên nhậm chức đã cam kết sẽ tăng số học bổng cho học sinh-sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ du học.



Thế những tiêu chuẩn và kinh nghiệm cần thiết để dành được học bổng của các trường đại học Mỹ là gì? Những phương pháp nào giúp tìm kiếm học bổng hiệu quả? Ngay thời điểm này có những học bổng nào đang đựơc thông báo cho sinh viên Việt Nam? Thời hạn nộp đơn và liên hệ hỏi thăm chi tiết nơi nào?

Qua cuộc trao đổi với Trà Mi trong phần 3 loạt bài về du học Hoa Kỳ, anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam (IVCE) sẽ mang đến cho các bạn trẻ các thông tin liên quan cùng những lời khuyên hữu ích:

Ở đây có hai loại, học bổng toàn phần và bán phần. Có trường cho học phí.Có trường cho học phí và chi phí sinh hoạt ăn, ở khác. Tuỳ mỗi trường có mỗi trường hợp khác nhau.


Các loại học bổng


Trần Thắng:Về học bổng du học Hoa Kỳ, có hai loại: học bổng do trường cấp và học bổng do các tổ chức NGO cấp.

Học bổng của trường thường cấp cho các chương trình đại học và sau đại học. Ở đây có hai loại, học bổng toàn phần và bán phần. Có trường cho học phí.Có trường cho học phí và chi phí sinh hoạt ăn, ở khác. Tuỳ mỗi trường có mỗi trường hợp khác nhau.

Mình phải đảm bảo đựơc yêu cầu của trường để giữ đựơc học bổng. Muốn đựơc cấp học bổng tuỳ thuộc vào hồ sơ xin nhập học của mình. Hồ sơ càng tốt thì cơ hội có học bổng càng cao. Ví dụ như các điểm thi SAT, GRE, GMAT rất quan trọng; hay những kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm nghiên cứu, những thư cá nhân, thư giới thiệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hồ sơ xin nhập học và xin học bổng của mình. Mình phải nộp đơn đến 10-15 trường để tăng khả năng tìm học bổng.

Ðối với các học bổng do những tổ chức NGO cấp thì hiện nay họ chỉ cấp học bổng cho các chương trình thạc sĩ-tiến sĩ. Chứ họ không có cho học bổng dành cho chương trình cử nhân. Nếu có chỉ một hai tổ chức thôi, mà một năm chỉ 1-2 cái nên không đáng kể.

Ðối với các học bổng do những tổ chức NGO cấp thì hiện nay họ chỉ cấp học bổng cho các chương trình thạc sĩ-tiến sĩ. Chứ họ không có cho học bổng dành cho chương trình cử nhân.
Anh Trần Thắng



Trà Mi: Vâng, rất là hạn chế. Học bổng của trường thì các bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các website của trường. Thế còn học bổng của các tổ chức thì các bạn có thể tìm kiếm thông tin ở đâu, thưa anh?

Trần Thắng: Những học bổng của các tổ chức trên website của IVCE chúng tôi đều có đăng. Các bạn có thể vào đó xem tại địa chỉ http://www.ivce.org/.


Yếu tố quyết định cho các học bổng


Trà Mi : Tiêu chuẩn và yêu cầu giữa học bổng của trường và của các tổ chức có khác nhau lắm không ạ ?

Trần Thắng: Mỗi học bổng có quy chế xét duyệt khác nhau. Chung quy thì yếu tố quyết định cho tất cả các loại học bổng là điểm học và điểm thi của mình.

Trà Mi : Tức là thành tích học tập ở Việt Nam phải tốt và điểm các bài thi quốc tế SAT, GRE, GMAT phải cao. Ðó là những yếu tố quan trọng quýêt định.

Trần Thắng: Thêm vào đó là những kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm nghiên cứu nữa.

Trà Mi : Anh có thể chia sẻ thêm những phương pháp tìm kiếm học bổng cho hiệu quả ?

Trần Thắng: Các học bổng của những tổ chức thường họ có đơn rất rõ. Còn học bổng của trường thi khi mình nộp đơn xin nhập học nhớ đánh dấu vào phần học bổng. Khi họ xét hồ sơ nhập học đồng thời họ xét học bổng luôn.

Trà Mi : Còn đối với các học bổng của những tổ chức NGO thì các bạn nên để ý trên các trang website.

Trần Thắng: Trang web của IVCE cũng có, hoặc các bạn có thể đăng ký địa chỉ email với chúng tôi. Khi chúng tôi có thông tin về các nguồn học bổng thì chúng tôi sẽ gửi email thông báo đến các bạn.

Dù các bạn có đựơc học bổng hay không, cứ thử đến các Financial Office của trường để kiếm cơ hội xin thêm các nguồn trợ cấp khác. Nếu trường họ có, hoặc ngân sách họ có thì họ cũng có thể cấp cho.
Anh Trần Thắng



Trà Mi : Ngoài học bổng về học phí thì sinh viên đi du học ở Mỹ làm thế nào có thể xin được trợ cấp sinh hoạt phí trong thời gian học tập, thưa anh ?

Trần Thắng: Dù các bạn có đựơc học bổng hay không, cứ thử đến các Financial Office của trường để kiếm cơ hội xin thêm các nguồn trợ cấp khác. Nếu trường họ có, hoặc ngân sách họ có thì họ cũng có thể cấp cho. Việc này tuỳ theo hên xui chứ không theo quy luật.

Trà Mi : Anh có thể giới thiệu chi tiết một vài loại học bổng thường thấy dành cho sinh viên Việt Nam ?

Trần Thắng: Những học bổng dành cho sinh viên Việt Nam phổ biến như học bổng của Vietnam Education Foundation VEF. Mỗi năm họ cấp chừng 50-70 xuất học bổng cho cấp thạc sĩ hoặc tiến sĩ các ngành kỹ sư, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y tế cộng đồng..v...v..

Thứ hai là học bổng International Fellowship Program IFP của Quỹ Ford. Mỗi năm họ cấp từ 20-25 xuất học bổng cho các ngành về xã hội học, kinh tế...

Học bổng thứ ba là Fulbright của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Mỗi năm cấp 20-25 xuất cho các ngành xã hội học, kinh tế....

Ðó là 3 học bổng sau đại học khá phổ biến cho sinh viên Việt Nam.

Trà Mi: Bậc đại học như anh nói cũng có tổ chức cho học bổng nhưng hiếm...

Trần Thắng: Hiện tại học bổng cho bậc đại học do các tổ chức cấp tôi chỉ biết có học bổng Freeman. Một năm họ chỉ cho 2 xuất. Nếu ai vào website http://www.freeman.com/ thì có thể biết thêm chi tiết. Sinh viên đạt học bổng này nhập học ở trường đại học Wesleyan.

Trà Mi: Sinh viên Việt Nam rất mong có cơ hội tiếp cận gần gũi hơn, đầy đủ thông tin hơn với các nguồn học bổng. Theo anh có phương cách nào tốt nhất?

Trần Thắng: Tốt nhất là mình liên lạc thẳng với các tổ chức cấp học bổng Freeman để xem đơn và yêu cầu của họ. Sau khi nhận hồ sơ đạt yêu cầu, người ta sẽ về Việt Nam phỏng vấn và chọn 2 người.

Hiện tại học bổng cho bậc đại học do các tổ chức cấp tôi chỉ biết có học bổng Freeman. Một năm họ chỉ cho 2 xuất. Nếu ai vào website http://www.freeman.com/ thì có thể biết thêm chi tiết.
Anh Trần Thắng



Trà Mi: Ngoài ra, những hội thảo hay triển lãm giáo dục cũng là cơ hội sinh viên có thể tìm tới để săn học bổng phải không ạ?

Trần Thắng: Cái đó cũng là một cơ hội nhưng học bổng dành cho chương trình đại học rất ít. Những tổ chức cấp học bổng quan niệm học bổng chỉ dành cho những người có định hướng về việc học và nghề nghiệp. Sau giai đoạn đại học 4 năm tại Hoa Kỳ rồi ai có nguyện vọng xa hơn thì có cơ hội kiếm học bổng hơn.

Trà Mi: Ngay lúc này là tháng giêng 2009, theo anh thấy có những học bổng nào từ các đại học Hoa Kỳ đang thông báo dành cho sinh viên Việt Nam hay không?

Trần Thắng: Hiện tại có học bổng dành cho chương trình thạc sĩ, tiến sĩ thôi.

Thứ nhất là học bổng SUSI của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Thời hạn nộp đơn là ngày 19/1/2009

Thứ nhì là học bổng Fullbright chương trình thạc sĩ, hạn chót ngày 1/2/2009.

Thứ ba là học bổng VEF cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, nộp đơn từ ngày 10/2/2009 đến đầu tháng 4/2009.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn anh vì những thông tin rất bổ ích.

Bên cạnh việc du học tự túc và du học có học bổng, có một chương trình cũng hay nghe nhắc tới. Ðó là chương trình "Trao đổi văn hoá", cũng là một dạng du học. Chương trình này dành cho những đối tựơng nào? Thời gian kéo dài bao lâu? Muốn tham gia đăng ký như thế nào? Ðiều kiện ra sao?


Theo TTVHN