PDA

View Full Version : Hình ảnh một lỗ đen giằng xé một ngôi sao



saigonman
11-05-2015, 22:39
watch?v=U6ZjQcT7ByY
Các nhà thiên văn học đã phát hiện được sự kiện một lỗ đen đang xé nát một ngôi sao tại trung tâm của một thiên hà cách Trái Đất 290 triệu năm ánh sáng.

Nhóm quan sát này đã sử dụng bộ ba đài thiên văn đang bay trong quỹ đạo Trái Đất, trong đó đài thiên văn chuyên thăm dò các vụ nổ tia Gamma là Swift Gamma-ray-Burst Explorer để tập hợp dữ liệu. Họ nói rằng những kết quả thu được mang lại cơ hội đặc biệt để tìm hiểu về môi trường khắc nghiệt và những sự kiện xảy ra xung quanh một lỗ đen.

“Đài thiên văn Swift có những thiết bị có một không hai để thực hiện các quan sát phản hồi nhanh đối với các sự kiện diễn ra chớp nhoáng trong toàn thể vũ trụ”, theo John Nousek, giám đốc điều hành các hoạt động của Swift và là giáo sư thiên văn và vật lý thiên thể ở trường Penn State. “Sự kiện này xuất hiện gần một lỗ đen khổng lồ ước tính nặng hơn Mặt Trời cỡ vài triệu lần”.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/10/29/Swift_tidal_1500.jpg
Hình minh họa sự kiện phá hủy tinh cầu do trường trọng lực (Nguồn: Trung tâm bay không gian Goddard của NASA/CI Lab)

“Lỗ đen này nằm ở trung tâm của thiên hà PGC 043234, một thiên hà nằm cách Trái Đất 290 triệu năm ánh sáng. Đây là sự kiện phá hủy một ngôi sao mới nhất trong cả thập kỷ nay.

Khi một ngôi sao tiến tới quá gần một lỗ đen, thì trọng lực mạnh mẽ của lỗ đen tạo thành những dòng sức hút có thể xé nát ngôi sao đó. Trong những sự kiện được gọi là “tidal disruption – phá hủy tinh cầu do trường trọng lực” này, một số mảnh vụn bắn vung ra phía ngoài với tốc độ lớn, trong khi phần còn lại bị hút vào lỗ đen, làm phát ra các tia X rõ rệt kéo dài sau đó một vài năm.
Một ẩn đố thiên văn

Để thực hiện các quan sát này, các nhà khoa học đã sử dụng đài thiên văn Swift của NASA, đài thiên văn Chandra X-ray và đài thiên văn XMM-Newton của ESA (Cơ quan Không gian Châu Âu) và NASA. Đài Swift mang hai kính thiên văn do các nhà thiên văn học của trường Penn State phụ trách và kính thiên văn thứ ba được chỉ huy bởi một nhà khoa học của NASA.

Năm 2014, NASA xếp đài thiên văn Swift vào vị trí hàng đầu trong số tất cả các vệ tinh thiên văn của họ, cùng với hai đài thiên văn khổng lồ của họ là kính thiên văn không gian Hubble và đài thiên văn Chandra X-ray.

Các đài thiên văn Chandra X-ray, Swift Gamma-ray Burst Explorer của NASA, và XMM-Newton của ESA và NASA đã tập hợp các dữ liệu khác nhau về ẩn đố thiên văn này và gọi sự kiện phá hủy tinh cầu do trường trọng lực này là ASASSN-14li, một sự kiện vốn ban đầu được khám phá trong một cuộc tìm kiếm sao băng dựa trên quang học vào tháng 11 năm 2014, cuộc tìm kiếm thuộc dự án All-Sky Automated Survey (ASAS-SN).

Sau khi ngôi sao bị phá hủy, lực trọng trường lớn mạnh của lỗ đen sẽ hút phần lớn những mảnh vụn còn lại của ngôi sao vào trong nó. Các mảnh vỡ trong quá trình rơi vào lỗ đen được làm nóng tới hàng triệu độ và tạo ra một lượng khổng lồ các tia sáng X.

Ngay sau sự bùng phát các tia X này, lượng ánh sáng giảm khi vật chất rơi vào bề mặt của lỗ đen, nơi mà ánh sáng khi đã vào trong là không thể thoát ra.

Khí nổ (tạo ra từ ngôi sao bị phá hủy) thường rơi vào phía lỗ đen theo dạng xoáy ốc quanh tâm một cái đĩa. Tuy vậy, quá trình này bắt đầu như thế nào thì vẫn còn là một bí ẩn. Trong sự kiện ASASSN-14li, các nhà thiên văn có thể chứng kiến sự hình thành của một cái đĩa như vậy qua việc quan sát tia sáng X ở các bước sóng khác nhau (được gọi là “phổ tia X”) và theo dõi xem nó thay đổi như nào theo thời gian.

Các nhà thiên văn đang hi vọng tìm thấy nhiều sự kiện như ASASSN-14li, những sự kiện mà họ có thể tận dụng để tiếp tục kiểm tra các mô hình lý thuyết về ảnh hưởng của lỗ đen lên môi trường của chúng và bất cứ thứ gì di chuyển quá gần đó.

Các kết quả này được công bố trên tạp chí Nature.

Nguồn: Penn State. Đăng tải lại từ Futurity.org theo giấy phép Creative Commons License 4.0.