PDA

View Full Version : Giải đáp luật di trú



saigonman
07-13-2015, 12:42
Câu hỏi: Những người con dưới 21 tuổi hoặc chắn chắn sẽ được thụ hưởng quyền lợi CSPA, hiện các cháu đang du học ở Hoa Kỳ, vậy có thể xin được phỏng vấn tại Mỹ hay phải về lại Việt Nam?

Trả lời: Nếu các cháu đang du học ở Hoa Kỳ và vẫn còn ở trong tình trạng hợp lệ ở Hoa Kỳ, thì các cháu có thể xin được phỏng vấn tại Hoa Kỳ và không phải trở về Việt Nam hoặc có thể quay về Việt Nam để được phỏng vấn cùng gia đình.

Câu hỏi: Criminal record của người bảo lãnh có ảnh hưởng đến hồ sơ bảo lãnh hay không?

Trả lời: Luật di trú không cho phép công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân đã bị kết án về bất kỳ hành vi phạm tội quy định đối với người dưới tuổi vị thành niên được quyền nộp bất kỳ đơn bảo lãnh thân nhân. Nếu người bảo lãnh bị kết án về domestic violence (tức là bạo hành trong gia đình) thì lãnh sự sẽ thông báo cho người được bảo lãnh và người bảo lãnh phải yêu cầu tiếp tục hồ sơ bảo lãnh đó.

Câu hỏi: Còn những trường hợp nào sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ?

Trả lời: Một trong những vấn đề Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chú tâm đến khi xét duyệt hồ sơ chiếu khán di dân là đương sự có lọt vào một trong những điều luật cấm nhập cảnh hay không. Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu của chúng tôi nhận xét thấy hồ sơ xin chiếu khán di dân bị từ chối vì phạm phải điều luật cấm nhập cảnh càng ngày càng nhiều.

212(a)(2) - bị cấm nhập cảnh vì có tiền án. Theo luật di trú, khi thường trú nhân phạm pháp và bị buộc tội được xem là “Crimes of Moral Turpitude” (tạm dịch là tội có tính cách suy đồi đạo đức) sẽ bị cấm nhập cảnh. Những án được xem là có tính cách suy đồi đạo đức là: 1) Mang một vũ khí được giấu với chủ ý để sử dụng; 2) Child hoặc spousal abuse (tạm dịch là bạo hành trẻ em hoặc người phối ngẫu; 3) Disorderly conduct (tạm dịch là hành vi gây rối); 4) Kidnapping (tạm dịch là bắt cóc); 5) Murder và volutary manslaughter (tạm dịch là tội giết người và tội ngộ sát); 6) Robbery (tạm dịch là ăn cướp); 7) Theft (ăn cắp); 8) Embezzlement (tạm dịch là biển thủ); 9) Prostitution (tạm dịch là tội mãi dâm); 9) Forgery (tạm dịch là giả mạo giấy tờ hoặc chữ ký như những tội cổ phiếu giả); 10) Fraud (tạm dịch là gian lận); 11) Những tội về ma túy; 12) Những tội rữa tiền. Những tội vừa trình bày không phải là toàn bộ tội được coi là tội ác có tích cách suy đồi đạo đức. Ngoài ra còn nhiều tội khác. Quí vị nên tham khảo với một luật sư thực thụ về luật di trú để biết rõ thêm.

212(a)(6) - bị cấm nhập cảnh vì khai gian. Những trường hợp đó thường xảy ra khi đương đơn đã làm đơn trước đây xin chiếu khán di dân hoặc xin chiếu khán có giới hạn nhưng đã bị từ chối. Điển hình là đương đơn đã được người vị hôn phu vị hôn thê hoặc người phối ngẫu bảo lãnh nhưng hồ sơ bị Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ từ chối không cấp chiếu khán vì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ không tin hoặc đương sự không chứng minh được sự liên hệ gia đình với người bảo lãnh. Vì hồ sơ kéo dài nhiều năm, một trong hai người nản chí không tiếp tục với hồ sơ thứ nhứt đó nữa và hủy bỏ hồ sơ. Vài năm sau hồ sơ bảo lãnh anh chị em hoặc cha mẹ của đương đơn được đáo hạn hoặc đương đơn có người phối ngẫu mới bảo lãnh. Khi hồ sơ bảo lãnh thứ nhì được chuyển về Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ để phỏng vấn, hồ sơ thứ nhì đó sẽ bị từ chối vì hồ sơ thứ nhứt đã bị từ chối vì không chứng minh được sự liên hệ gia đình. Khi đương đơn không chứng minh được sự liên hệ gia đình với người bảo lãnh, Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sẽ cho là sự liên hệ gia đình đó là giả. Theo Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, khi đương đơn có cơ hội để khiếu nại hồ sơ bị từ chối mà đương đơn không khiếu nại thì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ cho rằng sự quyến định của họ là đúng và kết luận rằng đương đơn đã khai gian với Lãnh Sự.

212(a)(9) - đã bị trục xuất và xin nhập cảnh trong vòng 10 năm, hoặc ở Hoa Kỳ bất hợp pháp trên 6 tháng hoặc trên 1 năm.