PDA

View Full Version : Năng lượng Mới với An ninh Quốc gia



saigonman
06-18-2015, 17:55
Bức thư của bác sĩ Steven Greer trình Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ

Câu hỏi lớn nhất liên quan đến an ninh quốc gia hiện nay được kết nối mật thiết với vấn đề biến động về môi trường: Liệu loài người có thể tiếp tục phát triển như một nền văn minh có công nghệ tiên tiến hay không.
Nhiên liệu hóa thạch và động cơ đốt trong đều không đem lại lợi ích bền vững về mặt môi trường lẫn kinh tế - và giải pháp thay thế cho cả 2 đã xuất hiện. Câu hỏi không phải là liệu chúng ta có chuyển sang sử dụng nguyên liệu mới này hay không, mà phải hỏi là khi nào và bằng cách nào. Môi trường, kinh tế, địa chính trị, an ninh quốc gia và các vấn đề quân sự liên quan đến điều này đều có mối liên hệ sâu sắc và không thế tách rời lẫn nhau.
Việc công bố những công nghệ mới này sẽ đem lại nhiều ý nghĩa thực tiễn cho mọi khía cạnh cuộc sống của loài người và đây là thời điểm thích hợp cho việc đó. Bởi vì nếu các công nghệ đó được công bố ngay lúc này, thì cũng sẽ cần ít nhất 10-20 năm nữa để có thể được ứng dụng khắp toàn cầu. Đó là thời gian tương đối chúng ta có trước khi thảm họa kinh tế toàn cầu bắt đầu vì nhu cầu dầu khí vượt xa khả năng cung cấp và môi trường bị phá hoại tăng theo cấp số nhân.
Chúng tôi đã tìm ra những công nghệ có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch, và những công nghệ này cần phải được đầu tiên nghiên cứu, khai thác và ứng dụng ngay lập tức để ngăn chặn những thảm họa toàn cầu về kinh tế, địa chính trị, môi trường trong tương lai không xa.

Những công nghệ trên được tóm tắt trong các nhóm sau:
· Chân không lượng tử/Năng lượng điểm 0 và những tiến bộ trong lý thuyết điện từ trường.
· Công nghệ tạo lực đẩy (cho tàu bay) bằng sự kết hợp giữa điện lực và trọng lực (Electrogravitics) hoặc từ trường và trọng lực (Magnetogravitics).
· Các hiệu ứng hạt nhân ở nhiệt độ thường (“hợp hạch lạnh”).
· Các công nghệ tiên tiến trong ngành Điện hóa học giúp giảm tối đa khí thải và tối ưu hóa hiệu suất của động cơ đốt trong (“nhiên liệu nước”).
Rất nhiều các ứng dụng thực tiễn được tạo nên dựa vào các công nghệ trên đã được phát triển trong suốt vài thập kỷ qua, nhưng những công nghệ đột phá này đã bị bỏ qua vì tính trái thông thường của chúng – hoặc là bị đàn áp, che giấu vì lý do an ninh quốc gia, các vấn đề quân sự hoặc sự phản đối của một số tập đoàn “đặc biệt” nào đó.
Tôi xin nói rõ: câu hỏi đặt ra ở đây không phải là những công nghệ này có thật không và có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch được hay không. Mà câu hỏi phải là chúng ta có đủ dũng cảm để cho phép 1 cuộc biến đổi xã hội toàn cầu xảy ra hay không.
Những công nghệ này giúp bỏ qua nhu cầu sử dụng các nguồn nhiên liệu bên ngoài như là dầu hoặc than đá sẽ đem lại những lợi ích rõ ràng cho loài người. Bởi vì các công nghệ này không sử dụng các nguồn nhiên liệu bên ngoài mà sử dụng năng lượng chân không lượng tử có sẵn ở khắp nơi, điều này sẽ dẫn đến 1 cuộc cách mạng về kinh tế thế giới cũng như trật tự xã hội. Những thay đổi này bao gồm:
· Loại bỏ tất cả các nguồn gây ô nhiễm liên quan đến việc tạo ra điện cũ, bao gồm các nhà máy điện, xe hơi, xe tải, máy bay và các công xưởng.
· Giảm thiểu nước và khí thải xuống gần bằng 0 ở mọi quy trình sản xuất bởi vì bây giờ không cần phải đốt các nhiên liệu hóa thạch để vận hành thiết bị xử lý chất thải. Điều này cho phép triển khai các công nghệ có thể lấy đi tất cả chất thải từ các ống khói, chất thải rắn, ống nước bởi vì hiện nay chúng bị sử dụng 1 cách giới hạn do chi phí năng lượng và thêm nữa chúng cũng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những việc này sẽ giúp cải thiện môi trường.
· Những thành tích thực tiễn này sẽ giảm những tác động đến môi trường gần như bằng 0, vì vậy sẽ tạo ra 1 môi trường sống bền vững và lành mạnh cho nền văn minh con người phát triển. Công nghiệp hóa sẽ không còn là thù địch của môi trường thiên nhiên.
· Hàng nghìn tỷ USD đang được chi cho các nhà máy phát điện, gas, xăng dầu, than đá, hạt nhân sẽ được giải phóng để đầu tư vào những giải pháp có hiệu suất cao hơn và có lợi cho môi trường cá về cá nhân lẫn tập thể.
· Những khu vực chưa hoặc đang phát triển trên thế giới sẽ thoát được cảnh nghèo đói và bắt kịp công nghệ cao chỉ trong vòng 1 thế hệ - nhưng không cần tốn kém quá nhiều và bị ô nhiễm môi trường như các phương thức cũ. Bởi vì những hệ thống mới này tạo ra năng lượng từ môi trường lượng tử xung quanh chúng ta, nên hàng nghìn tỷ USD đầu tư vào các nhà máy và mạng lưới điện sẽ không cần thiết nữa. Những làng mạc và thị trấn nhỏ giờ đây sẽ có khả năng tạo ra điện phục vụ cho việc sản xuất, điện khí hóa, lọc nước.... mà không cần dùng đến xăng dầu hay xây dựng mạng lưới phân phối điện khổng lồ với những sợi dây chằng chịt.
· Việc tái chế các tài nguyên và vật liệu sẽ trở nên dễ dàng bởi vì công nghệ năng lượng mới gần như không tốn chi phí nhiên liệu để vận hành.
· Khoảng cách giàu – nghèo giữa các quốc gia sẽ biến mất – và theo đó là tư duy trò-chơi-có-tổng-bằng-0 cũng sẽ biến mất vì nó là nguồn gốc của sự bất ổn xã hội, chính trị và quốc tế. Trong 1 thế giới dồi dào và năng lượng miễn phí, những vấn đề dẫn đến nghèo đói, bóc lộc, thù hận, phẫn nộ và bạo lực cũng sẽ biến mất khỏi xã hội. Mặc dù các mâu thuẫn về ý thức hệ, văn hóa và tôn giáo sẽ vẫn tồn tại, nhưng chúng ta có thể loại bỏ 1 cách nhanh chóng sự bất ổn đến từ chênh lệch giàu-nghèo.
· Đường – và có lẽ là hầu hết tất cả các dự án xây cầu đường - sẽ không còn cần thiết vì công nghệ năng lượng phản trọng lực và lực đẩy điện-trọng-lực sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống giao thông –vận tải.
· Nền kinh tế thế giới sẽ được mở rộng đáng kể và đặc biệt các vùng đã tương đối phát triển như Mỹ và EU sẽ có được lợi ích to lớn từ thương mại quốc tế. Toàn thế giới sẽ có nhu cầu rất lớn để mua các hệ thống phát điện và phương tiện giao thông tiên tiến. Với cuộc cách mạng toàn cầu này sẽ tạo ra 1 nền kinh tế mở rộng, liên kết toàn thế giới và nên kinh tế Internet với máy tính hiện nay sẽ chỉ là trò trẻ nếu đem ra so sánh. Đây sẽ là 1 đợt thủy triều nâng tất cả con tàu lên cao.
· Về lâu dài, xã hội sẽ tiến hóa và chuyển dần sang tư tưởng thịnh vượng và dư dật, coi trọng lợi ích của toàn thế loài người, 1 nền văn minh xã hội phát triển, hòa bình và tập trung vào sự sáng tạo thay vì sự hủy diệt và bạo lực.
Ban đầu những điều này nghe giống như 1 sự mơ mộng viễn vông, nhưng xin nhớ rằng tất cả các công nghệ tiên tiến đó không những khả thi mà chúng đã xuất hiện rồi. Điều duy nhất còn thiếu đó là sự mong muốn, sáng tạo và can đảm để ứng dụng nó vào cuộc sống 1 cách khôn ngoan. Và đây chính là vấn đề.
Là 1 bác sĩ cấp cứu, tôi biết rằng tất cả mọi thứ đều có thể sử dụng để chữa bệnh hoặc tạo ra bệnh. Con dao có thể dùng để phết bơ lên bánh mỳ - hoặc cắt cổ bạn. Tất cả công nghệ đều có những ứng dụng tốt lành hoặc có hại.
Điều thứ 2 chính là lời giải thích cho các vấn đề an ninh quốc gia và quân sự đối với các công nghệ này. Rất nhiều thập kỷ qua, những bước tiến dài trong công nghệ tàu bay và năng lượng đã được khám phá, nhưng bị đàn áp và loại bỏ bởi những người xem chúng là mối đe dọa cho sự an toàn của chúng ta từ góc nhìn kinh tế và quân sự. Trong tầm nhìn ngắn hạn, những lo lắng này là có cơ sở: Tại sao lại đánh chìm con tàu kinh tế toàn cầu bằng cách cho phép các công nghệ này xuất hiện trên thế giới, chúng sẽ hủy diệt ngành công nghệ trị giá nhiều nghìn tỷ USD như dầu khí, gas, than đá, động cơ đốt trong và các lĩnh vực giao thông vận tải khác liên quan đến kinh tế. Và điều này sẽ tạo ra cho thế giới sự mất ổn định và nguy hiểm khi ứng dụng các công nghệ vào việc chế tạo ra các vũ khí siêu mạnh. So sánh với những điều trên thì hiện trạng hiện nay có vẻ tương đối ổn.
Nhưng nó chỉ đúng cho cái nhìn ngắn hạn. Thực ra, chính sách an ninh quốc phòng và quân sự nói trên - được thực hiện bởi một số quốc gia và tập đoàn công nghiệp quân sự mà ai cũng biết - đã làm trầm trọng hơn vấn đề địa chính trị toàn cầu bằng cách bần cùng hóa phần lớn thế giới, làm gia tăng tư duy trò-chơi-có-tổng-bằng-0 giữa các quốc gia giàu và nghèo và đem chúng ta đến với tình trạng khủng hoảng năng lượng toàn thế giới cũng như môi trường bị đe dọa nghiêm trọng. Và bây giờ chúng ta có rất ít thời gian để khắc phục tình hình hiện nay. Những kiểu tư duy thế này cần phải để chúng lui vào quá khứ.
1 vấn đề lớn hơn mối đe dọa an ninh quốc gia đó là khả năng toàn bộ nền văn minh có thể bị sụp đổ vì thiếu hụt năng lượng và khủng hoàng toàn cầu vì các quốc gia sẽ gây chiến tranh thế giới để tranh giành những nguồn tài nguyên còn sót lại. Vì chúng ta cần quá nhiều thời gian để thay đổi cơ sở vật chất phục vụ cho nhiên liệu hóa thạch nên hiện nay phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng an ninh quốc phòng, khắp nơi mọi người đều nói về nó. Điều này thật nguy hiểm.
Nó cũng đã tạo ra 1 khủng hoảng pháp luật vì bản Hiến pháp của nước Mỹ và nhiều nước khác đã và đang bị vi phạm nghiêm trọng khi các dự án tuyệt mật (“dự án đen”) và tập đoàn đa quốc gia cướp quyền pháp lý để tạo ra các chính sách mà nhà nước bị ép phải theo. Trong tình hình hiện nay, người dân đang bị cấm biết đến và thảo luận về công nghệ tiên tiến và thậm chí các đại biểu Quốc hội và Tổng thống chính phủ đang bị che giấu sự thật về các công nghệ đột phá.
Những biến động này đang phá hoại nền dân chủ của nước Mỹ và các nước khác. Trong tư cách là giám đốc của Disclosure Project (“Dự án tiết lộ” – một tổ chức phi chính phủ hoạt động để xóa bỏ chế độ bí mật xung quanh các công nghệ Năng lượng Mới), tôi đã từng tư vấn cho nhiều công chức cấp cao của chính phủ, sĩ quan quân đội, và cán bộ tình báo của Mỹ và EU. Rất nhiều người trong số này bị cấm tìm hiểu về các chương trình tối mật trong bộ máy nhà nước đang triển khai các công nghệ tiên tiến. Nhiều khi, các chương trình này được xếp loại là “không được công nhận” (hay có thể gọi là dự án đen). Và dĩ nhiên người người bị cấm hiểu biết (và bị cấm quản lý…) bao gồm luôn các thành viên của thượng nghị viện, các đại biểu của hạ viện, sĩ quan cấp cao của quân đội và hải quân, và thậm chí là giám đốc của CIA và DIA (Cục tình báo Bộ quốc phòng – Defense Intelligence Agency). Những người này chỉ có rất ít thông tin hoặc thậm chí là không biết gì về các dự án và công nghệ này – không ai kể cho họ nghe về chúng hoặc là họ chỉ biết “vừa đủ” để làm việc của mình.
Điều này cho thấy 1 vấn đề khác: những công nghệ này sẽ không thể bị đàn áp, che giấu vĩnh viễn. Ví dụ, tổ chức chúng tôi đang lên kế hoạch công bố thông tin về nhiều công nghệ này và chúng tôi không thể bị bịt miệng. Và khi chúng tôi chia sẻ thông tin này, chính phủ Mỹ đã có sự chuẩn bị chưa? Trước khả năng người dân thường sẽ tự tìm hiểu và tự giáo dục cho nhau về các công nghệ tiên tiến này, trách nhiệm của chính phủ Mỹ là công nhận và lên kế hoạch để chuyển đổi xã hội chúng ta từ việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch sang những nguồn năng lượng mới và các hệ thống lực đẩy mới này.
Thật vậy, mối nguy hiểm lớn nhất chính là sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo với các công nghệ đột phá này – và sự thất bại của họ trong việc lập kế hoạch công bố những thông tin về chúng. Những đất nước phát triển trên thế giới phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý để đảm bảo rằng công nghệ năng lượng mới chỉ được sử dụng vì mục đích hòa bình. Những ngành công nghiệp liên quan đến Năng lượng Cũ (hàng hóa, xăng, dầu, than đá, các tiện ích công cộng, máy móc sản xuất...) phải chuẩn bị kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro họ bị ảnh hưởng xấu bởi các diễn biến khoa học – công nghệ. Một cách tích cực cho họ chuẩn bị là bắt đầu đầu tư và hỗ trợ cho các công nghệ năng lượng mới.
1 cái nhìn sáng tạo về tương lai là điều cần thiết (không phải sợ hãi và đàn áp công nghệ). Và chúng ta cần thực hiện điều này ngay lập tức. Nếu chúng ta đợi 10-20 năm nữa, đó sẽ là quá trễ để thực hiện thay đổi trước khi nguồn dự trữ tài nguyên hóa thạch bị cạn kiệt, các xung đột chính trị sẽ đánh sập nền kinh tế thế giới và có thể gây nên chiến tranh.
Tất cả các hệ thống có xu hướng tiến đến sự cân bằng. Hiện trạng có vẻ thoải mái và an toàn. Thay đổi thì đáng sợ. Nhưng trong trường hợp này, việc nguy hiểm nhất cho vấn đề an ninh quốc gia đó là việc không chịu hành động. Chúng ta phải chuẩn bị cho những biến động về thiếu hụt năng lượng, chi phí tăng cao và nền kinh tế bị sụp đổ. Cách chuẩn bị tốt nhất đó là sự thay thế nguyê liệu hóa thạch. Và chúng ta đã có nó. Nhưng việc công bố rộng rãi những hệ thống năng lượng mới này có những lợi ích, nguy cơ và thách thức riêng của nó. Chính phủ Mỹ và Quốc hội phải chuẩn bị 1 cách khôn ngoan để vượt qua thách thức lớn này.

Các đề xuất cho Quốc hội:
· Điều tra toàn diện về những công nghệ này từ xã hội cũng như từ các dự án tuyệt mật trong quân đội, các cục tình báo và các tập đoàn.
· Dẹp bỏ chính sách bí mật và công bố toàn bộ tài liệu, thông tin về các dự án này.
· Đặc biệt cấm việc đàn áp, tịch thu và phá hoại những công nghệ mới.
· Tài trợ thích hợp cho việc nghiên cứu và phát triển.
· Lên kế hoạch để chuẩn bị cho những biến động có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nguyên liệu hóa thạch. Những kế hoạch này bao gồm: quân đội và quốc phòng, chiến lược kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và kế hoạch địa chính trị, đặc biệt đối với các quốc gia OPEC hoặc các vùng mà nền kinh tế của họ lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu mỏ và kiểm soát giá dầu, các tập đoàn quốc gia.
Cá nhân tôi sẵn sàng hỗ trợ Quốc hội bằng nhiều cách để tạo điều kiện cho mọi người được sử dụng nguồn năng lượng mới này. Tôi đã làm việc với vấn đề này và các vấn đề nhạy cảm tương tự hơn 10 năm nay, tôi có thể đề xuất những cá nhân có thể làm chứng về các công nghệ này cũng như những người có thông tin về các dự án tuyệt mật của chính phủ, họ cũng đang đồng hành với tôi.
Nếu chúng ta cùng nhau đối đầu với thách thức bằng sự khôn ngoan và quả cảm, chúng ta có thể đem lại cho thế hệ tiếp theo 1 thế giới mới và bền vững, không còn sự đói nghèo và thiên nhiên được bảo vệ. Chúng ta đã sẽ sẵn sàng cho thách thức này bởi vì chúng ta bắt buộc phải đối đầu với nó.
Bác sĩ Steven M. Greer
Giám dốc, Disclosure Project (www.disclosureproject.org)
Tháng 4, 2001

Chuyển dịch bởi: Huỳnh Thanh Long
Link bài viết tiếng Anh: http://www.siriusdisclosure.com/new-energy-solutions-and-implications-for-the-national-security-and-the-environment/